Cụm từ “sinh khó do kẹt vai” gây ra nỗi sợ cho mỗi bác sĩ sản khoa và những phụ nữ sắp bước vào giai đoạn sinh nở. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa thực sự biết về tình trạng này.
Bạn đang đọc: Tình trạng khó sinh do kẹt vai có gây nguy hiểm cho mẹ và bé không?
Vậy khó sinh do kẹt vai là tình trạng như thế nào? Mời bạn tìm hiểu cùng Kenshin trong bài viết này nhé!
Nội Dung
- 1 Khó sinh do kẹt vai là tình trạng như thế nào?
- 2 Những triệu chứng của khó sinh do kẹt vai là gì?
- 3 Yếu tố nguy cơ có thể gây nên khó sinh do kẹt vai là gì?
- 4 Làm cách nào để chẩn đoán sớm tình trạng khó sinh do kẹt vai?
- 5 Các biến chứng của khó sinh do kẹt vai?
- 6 Sau khi chẩn đoán mẹ bầu mắc phải tình trạng khó sinh do kẹt vai, các bác sĩ sẽ làm gì?
- 7 Liệu mẹ bầu có thể ngăn ngừa tình trạng khó sinh do kẹt vai hay không?
Khó sinh do kẹt vai là tình trạng như thế nào?
Khó sinh do kẹt vai là thuật ngữ để chỉ tình trạng xảy ra trong quá trình chuyển dạ khi đầu của thai nhi đã vượt qua khung xương chậu của người mẹ nhưng vai bị kẹt lại phía sau. Tình trạng này thường gây ra khó khăn cho quá trình sinh nở và làm kéo dài thời gian chuyển dạ của mẹ bầu. Nếu gặp phải tình trạng này, các bác sĩ phải sử dụng những biện pháp can thiệp hỗ trợ để đưa vai bé qua khỏi khung xương chậu của mẹ và giúp quá trình sinh nở diễn ra thành công.
Thai nhi bị kẹt vai khi sinh được xem là một trường hợp khẩn cấp, cần xử lý nhanh để tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Những triệu chứng của khó sinh do kẹt vai là gì?
Bác sĩ sản khoa có thể xác định được tình trạng khó sinh do kẹt vai khi nhìn thấy phần đầu của bé đã ra khỏi khung xương chậu của người mẹ nhưng phần còn lại của cơ thể không thể thoát ra được. Bác sĩ thường gọi những triệu chứng của khó sinh do kẹt vai là “những dấu hiệu của rùa”. Sở dĩ gọi như vậy là vì đầu của thai nhi đã thoát ra ngoài, nhưng sau đó rụt lại vào bên trong cơ thể của mẹ, cũng giống như loài rùa, có lúc đưa đầu ra khỏi mai, lúc lại rụt đầu lại.
Yếu tố nguy cơ có thể gây nên khó sinh do kẹt vai là gì?
Một số mẹ bầu có nguy cơ mắc phải tình trạng khó sinh do kẹt vai nhiều hơn người khác, bao gồm:
- Bị đái tháo đường hoặc đái tháo đường thai kỳ
- Từng sinh con với cân nặng lớn hoặc từng gặp tình trạng thai nhi bị phì đại các cơ quan (macrosomia)
- Có tiền sử khó sinh do kẹt vai
- Chuyển dạ nhờ kích thích
- Béo phì
- Chuyển dạ muộn hơn so với ngày dự sinh
- Sinh nhờ các phương pháp hỗ trợ, nghĩa là bác sĩ cần dùng kẹp hoặc dụng cụ để đưa bé ra ngoài
- Mang đa thai.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ bầu vẫn có thể gặp phải tình trạng khó sinh do kẹt vai dù không hề có bất cứ yếu tố nguy cơ nào.
Làm cách nào để chẩn đoán sớm tình trạng khó sinh do kẹt vai?
Trái với suy nghĩ của nhiều người, không có một phương pháp chính xác nào để dự đoán nguy cơ xảy ra của tình trạng khó sinh do kẹt vai. Các bác sĩ sản khoa chỉ thật sự chẩn đoán được tình trạng này trong quá trình mẹ bầu chuyển dạ, khi phần cơ thể của bé không thể ra khỏi khung xương chậu của mẹ dù các bác sĩ đã thực hiện một số động tác hỗ trợ thông thường. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán đó là khó sinh do kẹt vai nếu nhận thấy tình trạng cơ thể bé không thể di chuyển dễ dàng và cần phải thực hiện các biện pháp chuyên sâu hơn để đưa bé ra ngoài.
Khi chuyển dạ, tình trạng khó sinh do kẹt vai diễn biến rất nhanh. Nếu chẩn đoán rằng mẹ bầu đang gặp phải tình trạng này, các bác sĩ sẽ nhanh chóng tìm cách khắc phục và giúp việc sinh nở được thuận lợi.
Các biến chứng của khó sinh do kẹt vai?
Khó sinh do kẹt vai có thể làm tăng rủi ro cho cả người mẹ lẫn em bé. Hầu hết những trường hợp khó sinh do kẹt vai đều không để lại biến chứng đáng kể hoặc lâu dài nào cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp hiếm gặp, khó sinh do kẹt vai có thể gây ra một số biến chứng sau:
Thông thường, trong trường hợp sinh khó do kẹt vai, các bác sĩ có thể điều trị và giảm thiểu hầu hết các biến chứng, đảm bảo sức khỏe lâu dài cho cả mẹ và bé. Chỉ dưới 10% các bé từ các ca khó sinh do kẹt vai gặp phải các biến chứng vĩnh viễn.
Nếu từng gặp phải tình trạng khó sinh do kẹt vai một lần, bạn có nguy cơ gặp tình trạng này trong những lần sinh sau. Vì vậy, hãy nói với bác sĩ về tình trạng của bạn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con trong quá trình sinh nở.
Sau khi chẩn đoán mẹ bầu mắc phải tình trạng khó sinh do kẹt vai, các bác sĩ sẽ làm gì?
Tìm hiểu thêm: Sưng tay, phù tay là bị bệnh gì? Dấu hiệu nào được xem là nghiêm trọng?
>>>>>Xem thêm: Rau xà lách xoong: Những lợi ích và Tác dụng phụ đối với trẻ em
Hiện có một phương pháp được gọi là “HELPERR”, đây được xem như các bước hướng dẫn để xử lý khi gặp phải tình trạng khó sinh do kẹt vai:
- “H” có nghĩa là “giúp đỡ (Help)”: Trong trường hợp này, bác sĩ sản khoa thường yêu cầu thêm sự trợ giúp, có thể là từ y tá hoặc các bác sĩ khác.
- “E” là viết tắt của “Đánh giá về thủ thuật rạch tầng sinh môn (Evaluate for episiotomy)”: Rạch tầng sinh môn là thủ thuật rạch một đoạn nhỏ ở đáy chậu, giúp mở rộng âm đạo của bạn. Thủ thuật này thường chỉ hỗ trợ chứ không thể giải quyết triệt để tình trạng khó sinh do kẹt vai vì bé của bạn thường vẫn quá lớn để có thể ra khỏi khung xương chậu.
- “L” là viết tắt của “Chân (Legs)’: Các bác sĩ có thể yêu cầu bạn co chân về phía bụng. Động tác này được biết đến với tên gọi “McRoberts”. Phương pháp này giúp mở rộng vùng chậu, làm phẳng bớt mỏm nhô của bạn, từ đó giúp bé di chuyển ra ngoài dễ dàng hơn.
- “P” là viết tắt của “Tạo áp lực lên xương mu (Suprapubic pressure)”: Các bác sĩ sẽ ấn vào những vị trí nhất định trên vùng chậu để giúp xoay vai của bé theo hướng sao cho con dễ di chuyển ra ngoài hơn.
- “E” là viết tắt của “Tìm lối ra (Enter maneuvers)”: Các bác sĩ sẽ xoay bé theo nhiều hướng nhằm tìm ra được vị trí giúp bé có thể di chuyển ra ngoài một cách dễ dàng hơn.
- “R” là viết tắt của “Đưa tay bé ra ngoài trước (Remove the posterior arm from the birth canal)”: Nếu bác sĩ có thể đưa 1 tay của bé ra khỏi âm đạo của mẹ, việc đưa vai của bé ra ngoài sẽ dễ dàng hơn.
- “R” là viết tắt của “Hướng dẫn bệnh nhân (Roll the patient)”: Các bác sĩ sẽ hướng dẫn người mẹ cách di chuyển tay và chân. Những động tác này có thể giúp đưa bé ra ngoài dễ dàng hơn.
Các bác sĩ có thể thực hiện những hướng dẫn này theo những trình tự khác nhau, sao cho phù hợp và đem lại được hiệu quả tốt nhất. Thêm vào đó, vẫn còn nhiều thủ thuật khác có thể được áp dụng nhằm giúp đưa bé ra ngoài dễ dàng hơn. Tùy theo cơ thể của mẹ, vị trí của bé cũng như kinh nghiệm của bản thân các bác sĩ mà họ sẽ lựa chọn áp dụng các thủ thuật khác nhau.
Liệu mẹ bầu có thể ngăn ngừa tình trạng khó sinh do kẹt vai hay không?
Thực tế, các bác sĩ có thể xác định những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng khó sinh do kẹt vai. Khi đó, họ có thể quyết định thực hiện các biện pháp can thiệp nếu cần thiết, ví dụ như sinh mổ hoặc áp dụng hình thức giục sinh trước khi thai nhi phát triển quá lớn.
Các bác sĩ sản khoa có thể dự đoán về nguy cơ xảy ra khó sinh do kẹt vai của mẹ bầu. Vì vậy, bạn hãy trò chuyện với các bác sĩ để tìm ra những biến chứng tiềm ẩn và giúp họ dự phòng được tình trạng này trong quá trình mang thai.
Khó sinh do kẹt vai là một tình trạng có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ và nếu không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng vĩnh viễn cho mẹ và bé. Tuy sinh khó do kẹt vai chỉ được nhận định chính xác khi chúng xảy ra trong quá trình sinh nở nhưng nguy cơ mắc phải tình trạng này có thể được dự đoán nhờ các yếu tố nguy cơ. Vì vậy, khi có những yếu tố nguy cơ, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để có hướng xử lý khi cần thiết.
Phương Quỳnh/Kenshin.vn