Chôm chôm là một loại quả phổ biến ở khu vực nhiệt đới Đông Nam Á. Mặc dù khá quen thuộc với mọi người, nhưng ít ai biết được loại quả này có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Việc nấu nước chôm chôm cho trẻ nhỏ và cả gia đình để giải khát trong những ngày hè oi bức vừa có thể giúp thanh nhiệt, vừa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bạn đang đọc: 4 công thức nấu nước chôm chôm ngọt dịu, thanh mát, bé thích cả nhà mê
Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin để biết được 4 cách nấu nước chôm chôm cho bé và cả nhà giải khát nhé!
Nội Dung
Lợi ích sức khỏe của chôm chôm
Chôm chôm chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của cả trẻ em và người lớn. Với mỗi 100g phần thịt chôm chôm tươi sẽ cung cấp khoảng 40mg vitamin C, tương ứng với 66% giá trị vitamin C cần thiết hàng ngày. Nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào mà việc cho trẻ ăn chôm chôm tươi hoặc nấu nước chôm chôm cho bé có thể giúp chữa bệnh cảm cúm và cảm lạnh thông thường, tăng khả năng tự đào thải kim loại nặng và các chất độc khác của cơ thể, thúc đẩy làn da khỏe mạnh, trẻ trung bằng cách loại bỏ các gốc tự do và tăng cường khả năng sản xuất collagen mới, cũng như giảm căng thẳng.
Không những thế, chôm chôm cũng chứa hàm lượng đồng cao. Khoáng chất vi lượng này rất quan trọng đối với hoạt động bình thường của cơ thể. Việc thiếu đồng có thể dẫn đến thiếu máu, vỡ mạch máu, các vấn đề về xương và khớp, tăng mức cholesterol, nhiễm trùng thường xuyên và mệt mỏi mãn tính. Đồng cũng rất quan trọng cho sự phát triển khỏe mạnh của tóc và các loại thực phẩm giàu đồng, chẳng hạn như quả chôm chôm, có thể giúp ngăn ngừa rụng tóc, làm đậm màu tóc và ngăn tóc bạc sớm.
Ngoài ra, việc cho bé dùng nước chôm chôm cũng giúp cung cấp một lượng lớn các khoáng chất như canxi, sắt, phốt pho, kẽm, kali, magiê… và các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, protein và carbohydrate. Những chất dinh dưỡng này giúp ngăn ngừa các bệnh như ung thư, bệnh tim, tiểu đường, viêm khớp, loãng xương và các bệnh mãn tính khác.
Từ những lợi ích trên, có thể thấy, việc cho trẻ ăn chôm chôm là điều nên làm để bảo vệ sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nhiều trẻ thường không có hứng thú với các loại trái cây, do đó, các bé có thể từ chối ăn chôm chôm. Một giải pháp để khắc phục vấn đề này là bạn nên học cách nấu nước chôm chôm cho bé, vừa giúp trẻ giải khát, giải nhiệt, vừa bổ sung dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của trẻ.
>>> Bạn có thể xem thêm: Đồ uống nào phù hợp nhất với bé?
Bật mí 4 cách nấu nước chôm chôm thơm ngon, ngọt thanh cho bé
Cách nấu nước chôm chôm thực ra không khó, không tốn quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, cần phải chọn lựa những quả chôm chôm còn tươi, vỏ còn cứng, đầu gai còn xanh để có thể bảo quản thật lâu cũng như mang lại hương vị nước chôm chôm ngon nhất. Sau đây là 4 công thức nấu nước uống từ chôm chôm đảm bảo sẽ khiến bé thích mê:
1. Cách làm chôm chôm nước đường thanh mát, giữ trọn dưỡng chất
Nguyên liệu:
Cách làm chôm chôm nước đường cho bé như sau:
- Bước 1: Lột vỏ chôm chôm, rửa sơ, để ráo
- Bước 2: Dùng nĩa hoặc dao nhọn mũi nhỏ tách lấy phần thịt chôm chôm, bỏ phần hạt. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng dao sắc, lưỡi mỏng cắt lấy những miếng chôm chôm.
- Bước 3: Cho nước lọc, đường, muối vào nồi, nấu và đảo đều tay
- Bước 4: Khi các nguyên liệu gần tan, cho tinh dầu hoa nhài vào khuấy đều đến khi đường tan hết thì tắt bếp
- Bước 5: Cho đá xay ra chén, xếp chôm chôm lên trên, rồi rưới nước đường đã nấu là hoàn thành nước chôm chôm thanh mát.
Cách làm chôm chôm nước đường này khá dễ mà vẫn giữ được trọn vẹn chất dinh dưỡng vốn có của loại quả này. Mẹ còn chần chờ gì nữa, hãy bắt tay vào làm ngay thôi!
>>> Bạn có thể xem thêm: Cách làm sữa chua trái cây cho bé giải khát ngày hè
2. Công thức làm chôm chôm hạt lựu đơn giản, nhanh chóng
Nguyên liệu:
- 10 trái chôm chôm
- 3 muỗng đường cát
- 100ml nước lọc
- Đá viên
Cách nấu nước chôm chôm hạt lựu:
- Bước 1: Lột vỏ chôm chôm, rửa sơ, để ráo
- Bước 2: Dùng nĩa hoặcdao nhọn, mũi nhỏ tách lấy phần thịt chôm chôm, bỏ phần hạt hoặc bạn cũng có thể dùng dao sắc, lưỡi mỏng cắt lấy những miếng chôm chôm
- Bước 3: Xắt hạt lựu phần thịt chôm chôm, cho vào chén
- Bước 4: Cho 1 muỗng đường cát vào chén chôm chôm, đảo đều cho đến khi đường tan và thấm vào thịt chôm chôm
- Bước 5: Cho nước lọc cùng 2 muỗng đường vào ly, khuấy tan, sau đó cho chôm chôm hạt lựu vào, rồi thêm đá viên. Như vậy là bạn đã có được một ly nước chôm chôm hạt lựu vô cùng hấp dẫn và nhanh chóng.
Cách làm nước chôm chôm hạt lựu này vẫn giữ được những chất dinh dưỡng của chôm chôm, đồng thời còn đơn giản, rất phù hợp cho những ngày bận rộn.
>>> Bạn có thể xem thêm: Mách bạn cách làm siro dưa hấu mát lạnh cho bé yêu
3. Cách nấu nước chôm chôm lá dứa hạt chia bổ dưỡng, ngọt thơm
Tìm hiểu thêm: Chấn thương dây chằng đầu gối
>>>>>Xem thêm: [Hỏi đáp cùng bác sĩ] Tại sao bị run tay?
Nguyên liệu:
Cách nấu nước chôm chôm lá dứa hạt chia:
- Bước 1: Lột vỏ chôm chôm, rửa sơ, để ráo
- Bước 2: Dùng nĩa hoặc dao nhọ, mũi nhỏ tách lấy phần thịt chôm chôm, bỏ phần hạt, sao cho thu được 150g thịt chôm chôm
- Bước 3: Rửa sạch lá dứa, để ráo, rồi cột gọn lại
- Bước 4: Cho nước lọc, lá dứa, đường, muối, vào nồi, đun với lửa vừa trong 10 phút
- Bước 5: Khi đường tan, vớt lá dứa ra rồi cho chôm chôm, hạt chia vào nấu khoảng 5-7 phút
- Bước 6: Nêm nếm lại theo khẩu vị rồi tắt bếp, để nguội
- Bước 7: Cho đá bào hoặc đá viên vào ly, rồi múc nước chôm chôm lá dứa hạt chia và thịt chôm chôm vào ly là hoàn thành.
Nước chôm chôm lá dứa hạt chia sẽ làm cho bé vô cùng yêu thích không chỉ vì vị ngọt nhẹ của nước đường và độ mềm của thịt chôm chôm, mà còn bởi hương thơm thoang thoảng của lá dứa. Đây chắc chắn là một món giải khát bổ dưỡng mà cả nhà đều mê.
>>> Bạn có thể xem thêm: Cách làm kem cho bé: 5 món kem giải nhiệt trong ngày hè oi bức!
4. Mẹo nấu nước uống từ chôm chôm có thể bảo quản lâu, tiện lợi
Công thức nấu nước chôm chôm này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian cho những lần uống sau, vì bạn có thể làm sẵn theo cách sau và trữ trong ngăn mát tủ lạnh được vài tuần.
Nguyên liệu nấu uống từ chôm chôm:
- 1kg chôm chôm chín
- 500g đường cát
Cách nấu nước uống từ chôm chôm giúp bảo quản lâu trong tủ lạnh:
- Bước 1: Lột vỏ chôm chôm, rửa sơ, để ráo
- Bước 2: Dùng nĩa hoặc dao nhọn, mũi nhỏ tách lấy phần thịt chôm chôm, bỏ phần hạt
- Bước 3: Cho chôm chôm vào tô, thêm đường rồi đảo đều. Để chôm chôm được ướp thấm đường trong 2 giờ để đường tan hết
- Bước 4: Sau 2 giờ, cho chôm chôm đã ướp vào chảo, đảo đều với lửa nhỏ trong 15-20 phút để thu được hỗn hợp sền sệt thì tắt bếp
- Bước 5: Để nguội hỗn hợp chôm chôm rồi cho vào hũ thủy tinh, sau đó bỏ vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
Với cách làm này, bạn không chỉ có thể bảo quản chôm chôm thật lâu, mà còn giúp tiết kiệm thời gian làm nước chôm chôm cho những lần uống sau. Khi muốn uống, bạn chỉ cần lấy một lượng vừa đủ chôm chôm đã làm ra ly, sau đó thêm nước lọc và đá viên là đã có được một ly nước uống từ chôm chôm thơm ngon, bổ dưỡng.
>>> Bạn có thể xem thêm: Các loại nước ép tốt nhất cho bé
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được 4 cách nấu nước chôm chôm để giải nhiệt và bổ sung dưỡng chất.