[Giải đáp thắc mắc] Sau mổ thai ngoài tử cung bao lâu có thai lại?

[Giải đáp thắc mắc] Sau mổ thai ngoài tử cung bao lâu có thai lại?

[Giải đáp thắc mắc] Sau mổ thai ngoài tử cung bao lâu có thai lại?

Sau cuộc phẫu thuật để điều trị thai ngoài tử cung, nhiều phụ nữ thường lo lắng về sức khỏe sinh sản của mình. Chắc hẳn bạn sẽ có rất nhiều thắc mắc quan trọng cần được giải đáp. Một trong những vấn đề đó chính là mổ thai ngoài tử bao lâu có thai lại?

Bạn đang đọc: [Giải đáp thắc mắc] Sau mổ thai ngoài tử cung bao lâu có thai lại?

Khoảng thời gian điều trị và chăm sóc sau khi phẫu thuật mổ thai ngoài tử cung có thể khiến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn đi xuống rất nhiều. Do đó, bạn sẽ cần thời gian để phục hồi trước khi cố gắng mang thai lần nữa. Trong bài viết dưới đây, Kenshin sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản để tăng cơ hội thụ thai sau khi mổ thai ngoài tử cung.

Giải đáp thắc mắc: Sau mổ thai ngoài tử cung bao lâu có thai lại?

Mổ thai ngoài tử cung bao lâu có thai lại hoặc mổ thai ngoài tử cung bao lâu thì lành để thụ thai lần nữa… là những thắc mắc rất thường gặp của các chị em vừa trải qua thủ thuật mổ can thiệp thai ngoài tử cung. Câu trả lời cho thắc mắc này là không có bằng chứng nghiên cứu rõ ràng về việc các cặp vợ chồng nên đợi bao lâu để cố gắng thụ thai lần nữa sau khi mổ thai ngoài tử cung. Thế nhưng, các chuyên gia y tế vẫn đưa ra lời khuyên rằng bạn nên đợi ít nhất 3 tháng hoặc sau khi trải qua đầy đủ 2 chu kỳ kinh nguyệt trước khi bắt đầu cố gằng có em bé một lần nữa. Để lý giải cho khoảng thời gian chờ đợi này, các chuyên gia đã đưa ra một số lý do như sau:

Xét ở khía cạnh nội tiết tố

[Giải đáp thắc mắc] Sau mổ thai ngoài tử cung bao lâu có thai lại?

Về mặt nội tiết tố, khoảng thời gian chờ đợi sẽ giúp cho chu kỳ kinh nguyệt của bạn trở lại nhịp điệu bình thường. Hai lần hành kinh tiếp theo sau khi mổ thai ngoài tử cung sẽ cho biết độ dài chu kỳ kinh nguyệt để tính ngày rụng trứng cho chu kỳ mới. Kinh nguyệt bình thường sẽ cho thấy cơ thể bạn đã sẵn sàng về mặt nội tiết để có thể cố gắng thụ thai ở lần tiếp theo.

Không những vậy, việc căn cứ vào ngày đầu tiên của kỳ kinh trước liền kề có thể giúp bạn xác định được thời điểm nên đi siêu âm khi nghi ngờ mang thai. Đây chính là một trong những thông tin quan trọng để góp phần làm giảm nguy cơ mang thai ngoài tử cung lần nữa.

Sức khỏe thể chất và tinh thần

Về mặt thể chất thì sau khi mổ thai ngoài tử cung, bạn sẽ cần thời gian chờ đợi tử cung phục hồi như trước để chuẩn bị cho việc mang thai. Mổ thai ngoài nếu không biến chứng, thường mổ nội soi, nhẹ nhàng, nhanh hồi phục, quá trình mổ cắt một bên vòi trứng, không gây tổn hại tử cung, do đó cũng nhanh hồi phục hơn.

Đồng thời, sức khỏe tinh thần trong giai đoạn này cũng quan trọng không kém. Bạn sẽ cần thời gian để ổn định lại cảm xúc và chuẩn bị tâm lý vững vàng, sẵn sàng cho việc mang thai lần nữa được thuận lợi hơn.

Mang thai lại sau mổ thai ngoài tử cung có dễ thành công? Yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng thụ thai?

Theo thống kê, việc mang thai lần nữa sau mổ thai ngoài tử cung là rất khả quan. Đối với phụ nữ có thai trở lại trong vòng 18 tháng kể từ khi phẫu thuật điều trị thai ngoài tử cung thì tỷ lệ thành công là 65%. Đồng thời, đối với nhóm phụ nữ có thai lần nữa trong vòng 2 năm kể từ khi mổ thai ngoài tử cung thì tỷ lệ thành công còn cao hơn với kết quả là 85%.

Tuy nhiên, việc cố gắng thụ thai sau khi mổ thai ngoài tử cung đôi khi có thể không như mong muốn và thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:

  • Tiền sử mang thai ngoài tử cung: Nếu bạn đã mang thai ngoài tử cung một lần thì tình trạng này vẫn có khả năng xảy ra lần nữa với tỷ lệ nguy cơ khoảng 10%.
  • Các vấn đề của ống dẫn trứng: Việc mang thai ngoài thường là do ống dẫn trứng của bạn có hình dạng bất thường, có sẹo do từng phẫu thuật hoặc bị nhiễm trùng do bệnh lây truyền qua đường tình dục thì khi mổ một bên, bên còn lại cũng có thể bị tương tự, bạn sẽ gặp khó khăn hơn trong việc thụ thai và nguy cơ thai ngoài.
  • Tiền sử bệnh lý: Một số bệnh lý sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Chẳng hạn như bệnh viêm vùng chậu (PID) hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) sẽ khiến bạn khó thụ thai, thai ngoài tử cung hoặc thậm chí là vô sinh.
  • Hút thuốc, kể cả hút thuốc lá thụ động: Thuốc lá không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn tác động xấu đối với sức khỏe sinh sản. Bên cạnh đó, tuổi tác cũng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Nếu phụ nữ ở độ tuổi từ 35 đến 40 hoặc hơn thì rất khó mang thai hoặc dễ gặp phải tình trạng mang thai ngoài tử cung.

Mang thai ngoài tử cung có ngăn ngừa được không?

Tìm hiểu thêm: Tại sao bị nghẹt mũi 1 bên và cách hết nghẹt mũi

[Giải đáp thắc mắc] Sau mổ thai ngoài tử cung bao lâu có thai lại?

>>>>>Xem thêm: Sảy thai tái phát cần được điều trị như thế nào để tăng cơ hội thụ thai?

Trên thực tế, chúng ta không có biện pháp để ngăn ngừa mang thai ngoài tử cung tuyệt đối. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể hạn chế nguy cơ hoặc hỗ trợ làm giảm các biến chứng liên quan đến mang thai ngoài tử cung bằng một số giải pháp.

Chẳng hạn như bạn nên chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản bằng cách đi khám phụ khoa và theo dõi sức khỏe thường xuyên. Đồng thời, bạn luôn phải duy trì việc sinh hoạt tình dục an toàn để tránh mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Từ đó thì nguy cơ mang thai ngoài tử cung cũng sẽ giảm theo.

Ngoài ra, việc duy trì lối sống lành mạnh trước và trong khi mang thai cũng rất quan trọng. Song song đó là nghiêm túc tuân thủ lịch khám thai định kỳ để ngăn ngừa biến chứng thai kỳ.

Hơn nữa, việc cần theo dõi chu kỳ kinh, để có thể  chẩn đoán sớm sẽ giúp ích cho việc điều trị sớm bằng thuốc, bảo toàn được ống dẫn trứng của bạn không phải mổ cắt vòi trứng.

Sau khi tiền căn bị thai ngoài, bạn nên khám để được tư vấn, đánh giá tình trạng vòi trứng, điều trị những bệnh kèm theo như STDs,  thông vòi trứng nếu bị tắc để hạn chế nguy cơ bị thai ngoài tiếp tục.

Đối với vấn đề mổ thai ngoài tử cung bao lâu có thai lại thì bạn cần hết sức kiên nhẫn để có thể thụ thai thành công. Bạn cũng đừng quá lo lắng vì sự căng thẳng sẽ càng khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn. Lời khuyên là bạn nên ăn uống đủ chất, duy trì lối sống lành mạnh và đi khám định kỳ để gia tăng cơ hội có em bé. Trong trường hợp không thể mang thai tự nhiên, bạn vẫn có thể tìm kiếm cơ hội mang thai qua phương pháp thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh trong ống nghiệm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *