Trẻ em trong độ tuổi dậy thì và trẻ vị thành niên thường tham gia vào các sự kiện đoàn thể, những lễ hội của trường hoặc các chương trình ca nhạc của các nghệ sĩ nổi tiếng. Điểm chung của những sự kiện này là tụ tập rất đông người. Để tránh trẻ bị thương hay gặp phải những thảm họa không mong muốn khi mắc kẹt giữa “rừng người”, cha mẹ cần dạy trẻ những kỹ năng thoát khỏi đám đông hỗn loạn.
Bạn đang đọc: 8 kỹ năng thoát khỏi đám đông hỗn loạn cần dạy cho trẻ càng sớm càng tốt
Với một chút sự chuẩn bị và những kỹ năng thoát khỏi đám đông chèn ép được hướng dẫn trong bài viết dưới đây của Kenshin, trẻ có thể tránh được những tai nạn đáng tiếc khi tham gia những sự kiện đông người.
Nếu bạn vẫn chưa cảm nhận được tầm quan trọng của việc dạy trẻ những kỹ năng thoát khỏi đám đông hỗn loạn, chen lấn, chèn ép, hãy nhìn vào những con số biết nói sau:
- Những ngày vừa qua, sự kiện tụ tập đông đúc ở khu phố Itaewon (Seoul, Hàn Quốc) đã khiến cả thế giới chấn động khi một lễ hội Halloween vui vẻ lại trở thành một thảm họa đáng sợ và nguy hiểm chỉ diễn ra trong vài phút. Tình trạng quá đông người tập trung vào một con hẻm nhỏ và dốc đã khiến hơn 150 người thiệt mạng vì bị chèn ép, giẫm đạp.
- Trước đó, vào ngày 01/10/2022, tại một sân vận động bóng đá ở Indonesia cũng đã xảy ra một thảm kịch tương tự khiến hơn 100 người tử vong.
- Thống kê từ một nghiên cứu cho thấy, từ năm 1980-2007, có khoảng 215 sự cố đám đông, dẫn đến hơn 7.000 người chết và 14.000 người bị thương.
Nếu trẻ sắp tham gia một buổi hòa nhạc, sự kiện thể thao, hay một chương trình lễ hội lớn, tốt hơn hết, cha mẹ hãy trang bị cho con những kỹ năng thoát khỏi đám đông hỗn loạn, chèn ép sau:
Nội Dung
- 1 1. Bình tĩnh tìm cách thoát khỏi đám đông hỗn loạn, không hoảng loạn, la hét
- 2 2. Đứng vững khi mắc kẹt trong đám đông hỗn loạn và không đặt ba lô xuống đất
- 3 3. Đứng theo tư thế của võ sĩ quyền Anh để giữ cho lồng ngực không bị chèn ép quá mức
- 4 4. Kỹ năng thoát khỏi đám đông hỗn loạn, chèn ép: Đừng thúc ép – Hãy di chuyển cùng đám đông
- 5 5. Thoát khỏi đám đông chèn ép bằng cách vận dụng phương pháp đàn accordion
- 6 6. Tránh xa các bức tường và các vật rắn
- 7 7. Giúp đỡ người khác nếu có thể
- 8 8. Nếu bị ngã trong đám đông hỗn loạn chèn ép phải làm sao?
1. Bình tĩnh tìm cách thoát khỏi đám đông hỗn loạn, không hoảng loạn, la hét
Nếu trong trường hợp không thể kịp thời tránh khỏi đám đông hỗn loạn và bị mắc kẹt trong một đám đông đang cố sức chèn ép lẫn nhau, điều đầu tiên trẻ cần ghi nhớ là phải bình tĩnh và ngẩng cao đầu để có thể hít thở không khí tối đa. Trong tình huống này, trẻ cần đảm bảo cố gắng hít thở đều, điều chỉnh nhịp thở. Bên cạnh đó, trẻ cần kiểm soát cảm xúc tốt để không hoảng loạn, không la hét là những điều cần thiết, vì la hét là một hành động lãng phí năng lượng và oxy khiến trẻ nhanh đuối sức. Dạy trẻ sử dụng một vài ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với những người xung quanh như chỉ tay, vẫy tay, thậm chí trò chuyện và trao đổi bằng mắt.
Việc giữ bình tĩnh không chỉ có lợi cho bản thân trẻ mà còn có thể giúp ích cho lực lượng cứu hộ đến cấp cứu và đưa nạn nhân (nếu có) ra ngoài dễ dàng hơn. Trong trường hợp xảy ra tình trạng đám đông hỗn loạn, xô đẩy, chèn ép… trẻ càng cần phải giữ bình tĩnh hơn nữa.
2. Đứng vững khi mắc kẹt trong đám đông hỗn loạn và không đặt ba lô xuống đất
Cha mẹ đừng quên trang bị cho trẻ những điều sau nếu trẻ chẳng may mắc kẹt trong một đám đông hỗn loạn, xô đẩy, chèn ép lẫn nhau. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ thương vong cho trẻ và những người xung quanh.
- Cố gắng đứng thật vững, vì nếu ngã xuống, trẻ sẽ rất khó có thể đứng dậy vì đang có quá nhiều người chèn ép xung quanh nhưng lại không có chỗ trống. Việc đứng vững cũng giúp ích cho những người khác vì nếu trẻ ngã thì sẽ trở thành chướng ngại vật, kéo theo rất nhiều người lần lượt ngã theo, thậm chí là ngã đè lên cơ thể trẻ.
- Để đứng vững, trẻ cần gồng mình nhưng cũng phải di chuyển nương theo đám đông.
- Đứng trên mặt đất bằng phẳng, vì những khu vực ẩm ướt hoặc lầy lội dễ gây trượt chân.
- Để ý chai, lon và các rác thải khác để tránh giẫm phải và bị ngã.
- Không đặt ba lô xuống đất, vì ba lô có thể trở thành một chướng ngại vật làm tăng nguy cơ ai đó sẽ vấp ngã. Không những thế, việc mang ba lô trên người cũng giúp trẻ có được khoảng trống nhất định với những người xung quanh.
Bạn có thể xem thêm:
Cách xử lý vết thương cho trẻ tại nhà bằng biện pháp tự nhiên
3. Đứng theo tư thế của võ sĩ quyền Anh để giữ cho lồng ngực không bị chèn ép quá mức
Tình trạng thiếu oxy là nguyên nhân hàng đầu gây ra những cái chết cho trẻ em và cả người lớn bị mắc kẹt trong một đám đông hỗn loạn, xô đẩy và chèn ép lẫn nhau. Do đó, điều quan trọng là cha mẹ cần dạy trẻ cách đứng theo tư thế của một võ sĩ quyền Anh:
Mặc dù đứng ở tư thế này thường không được thoải mái, nhưng có thể giúp trẻ sống sót trong một đám đông hỗn loạn, mọi người đang cố xô đẩy, chèn ép lẫn nhau để thoát ra.
4. Kỹ năng thoát khỏi đám đông hỗn loạn, chèn ép: Đừng thúc ép – Hãy di chuyển cùng đám đông
Trong một đám đông hỗn loạn, mọi điều diễn ra đều mang tính chất là phản ứng dây chuyền. Nếu trẻ đẩy người khác, sự thúc đẩy được khuếch đại và sẽ quay trở lại với bé. Do đó, nếu trẻ cảm thấy bị thúc đẩy, hãy dặn trẻ đừng thúc ép ngược lại, đừng khuếch đại làn sóng này. Nếu không, sự thúc đẩy từ nhiều phía có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Điều trẻ nên làm là di chuyển cùng tốc độ của đám đông và nương theo dòng người, tuyệt đối không đứng yên hay ngồi xuống hoặc đi ngược chiều đoàn người. Việc chống lại đám đông sẽ chỉ khiến trẻ mệt mỏi, trong khi tiết kiệm năng lượng, sức lực là điều quan trọng để sống sót trong một vụ hỗn loạn. Hãy cảnh báo trẻ tuyệt đối không nên đi ngược lại đám đông để tìm đồ hay tìm người thất lạc.
5. Thoát khỏi đám đông chèn ép bằng cách vận dụng phương pháp đàn accordion
Tìm hiểu thêm: Chi tiết cách nhanh lành vết khâu tầng sinh môn đơn giản, hiệu quả
Mặc dù nương theo đám đông để di chuyển là một bí quyết sống còn khi bị mắc kẹt trong dòng người hỗn loạn, tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc trẻ nên đi theo hướng chính xác mà đám đông đang hướng tới. Nếu có thể, trẻ nên tận dụng mọi khoảng trống có được để di chuyển sang một bên (về phía ít đông người hơn) theo đường chéo, trong khi vẫn nương theo tốc độ và chiều di chuyển của đám đông.
Điều này dựa trên nguyên lý hoạt động của đàn accordion. Hãy để ý, có phải sau khi một người hay nhóm người trong đám đông bị đẩy về phía trước, sẽ có một khoảng lặng (khoảng dừng) xảy ra tương tự như một làn sóng. Khoảng tạm lắng đó chính là cơ hội để trẻ di chuyển theo đường chéo và tìm cách thoát khỏi đám đông hỗn loạn.
Hãy dặn trẻ quan sát và ghi nhớ tất cả các lối thoát hiểm, bao gồm cả lối thoát gần trẻ nhất và những lối thoát khả thi nhất (như cửa sổ chẳng hạn) trước khi tham gia một sự kiện nào đó. Sau đó, bước từng bước chậm mà chắc theo đường chéo về một trong hai phía trái hoặc phải (không nên đi sâu vào giữa đám đông hỗn loạn), rồi dừng lại, đợi giai đoạn tạm lắng tiếp theo rồi lại bước một vài bước nữa ngay khi có thể. Cứ như vậy, một cách chậm rãi, trẻ có thể thoát ra khỏi đám đông hỗn loạn.
Bạn có thể xem thêm:
Dạy con kỹ năng thoát hiểm để tự cứu bản thân
6. Tránh xa các bức tường và các vật rắn
Hãy nhớ lại xem, khi xem lại hình ảnh của những sự cố đám đông chèn ép, có phải bạn đã nhìn thấy những hình ảnh thương vong xảy ra dọc theo các bức tường hay các chướng ngại vật?
Điều này là do nếu một người bị mắc kẹt khi đang đứng cạnh một bức tường thì rất khó để đi tiếp, bởi vì bức tường đang ngăn cản họ và đoàn người thì cứ liên tục đè ép nạn nhân vào bức tường hoặc các chướng ngại vật.
Do đó, hãy dặn trẻ tránh xa các bức tường, vật rắn hay chướng ngại vật – nơi mà áp lực đám đông có xu hướng diễn ra liện tục và gia tăng không ngừng.
Tránh những điểm có nguy cơ gây nghẹt thở cũng là một điều cần lưu tâm. Hãy tưởng tượng nếu một người thoát ra khỏi đám đông nhưng lại thoát vào một hành lang hẹp, cửa ra vào hẹp hay một con hẻm cụt vừa nhỏ vừa hẹp thì mọi chuyện sẽ như thế nào? Chắc chắn những người xung quanh cũng sẽ đồng loạt dồn lại và chen vào đó, và điều này lại tạo ra một đám đông chèn ép khác, thậm chí với áp lực còn cao hơn so với đám đông bên ngoài.
Ngoài ra, đừng quên nhắc nhở trẻ không được leo trèo lên thiết bị hoặc các vật dụng tổ chức sự kiện (sân khấu, cột đèn, thùng loa…) vì nếu không may té ngã thì không chỉ khiến đám đông hoảng loạn hơn mà còn khiến trẻ dễ gặp nguy hiểm hơn.
7. Giúp đỡ người khác nếu có thể
>>>>>Xem thêm: Viêm giáp (Viêm tuyến giáp): Bạn biết gì về tình trạng này?
Bạn sẽ thắc mắc rằng nếu trẻ chìa tay ra giúp đỡ người khác trong một đám đông hỗn loạn, mọi người đang cố xô đẩy và chèn ép lẫn nhau để có thể thoát ra… thì liệu có an toàn hay không? Thực tế, điều này có thể cải thiện cơ hội sống sót của bé. Nguyên nhân là vì nếu một người bị ngã thì có thể khiến những người khác ngã theo nếu vấp phải họ (tương tự như một hiệu ứng domino). Do đó, nếu một người xung quanh trẻ bị trượt chân hoặc bị ngã, hãy dặn dò trẻ, nếu có thể thì nên cố gắng hết sức để giúp họ đứng dậy nhanh nhất có thể.
Nếu sự giúp đỡ tạo thành một phản ứng dây chuyền, mỗi người đều giúp đỡ những người xung quanh thì sẽ tạo ra một bầu không khí tích cực làm cho mọi việc bớt tồi tệ hơn. Việc giúp đỡ những người bị ngã không chỉ cứu sống họ mà còn có thể ngăn chặn đám đông bị té ngã theo gây ra hỗn loạn nhiều hơn.
Bạn có thể xem thêm:
6 kỹ năng xã hội quan trọng nhất thiết phải dạy cho con
8. Nếu bị ngã trong đám đông hỗn loạn chèn ép phải làm sao?
Trường hợp trẻ bị ngã, con cần phải nhanh chóng đứng dậy. Nếu không thể đứng lên vì bị thương, hãy cố gắng ra hiệu và nhờ người xung quanh kéo bé đứng dậy. Trong trường hợp xấu là không ai có thể giúp đỡ bé, hãy cố gắng bò theo cùng hướng di chuyển của đám đông.
Khi không thể bò được, cũng đồng nghĩa với tình huống xấu nhất, trẻ cần nằm nghiêng về bên trái, co người lại giống với tư thế của thai nhi, tuyệt đối không nằm sấp hoặc ngửa để tránh làm lộ lồng ngực, giảm nguy cơ chấn thương phổi. Đồng thời, trẻ phải biết lấy tay che đầu để bảo vệ vùng đầu và cổ. Tư thế này cũng có thể tạo ra phần nào không gian giúp bé dễ thở hơn.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được những kỹ năng thoát khỏi đám đông hỗn loạn, xô đẩy, chèn ép lần nhau để trang bị cho bé.