Đi tìm nguyên nhân vì sao kinh nguyệt đều nhưng không có thai?

Đi tìm nguyên nhân vì sao kinh nguyệt đều nhưng không có thai?

Đi tìm nguyên nhân vì sao kinh nguyệt đều nhưng không có thai?

Kinh nguyệt đều nhưng không có thai có thể xảy ra với một số phụ nữ đang cố gắng thụ thai. Trên thực tế, nhiều chị em đang hiểu lầm về các nguyên nhân gây vô sinh và cho rằng vấn đề này thường xuất phát từ phía nữ giới. Thế nhưng, sự thật thì chu kỳ kinh nguyệt không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến khả năng thụ thai mà sẽ có nhiều nguyên nhân khác. Trong đó, một số lý do có thể tiềm ẩn hoặc liên quan đến nam giới nên chị em thường không nhận ra.

Bạn đang đọc: Đi tìm nguyên nhân vì sao kinh nguyệt đều nhưng không có thai?

Nếu bạn đang lo lắng và thắc mắc kinh nguyệt đều sao không có thai thì hãy cùng Kenshin tìm hiểu chi tiết qua những thông tin tổng hợp được trong bài viết sau. Việc tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân hiếm muộn, vô sinh có thể giúp ích cho quá trình thụ thai của bạn.

Kinh nguyệt đều nhưng không có thai – Nguyên nhân do đâu?

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Tuy nhiên, một số chị em lại nhận thấy rằng kinh nguyệt đều nhưng không có thai. Nếu chu kỳ của bạn đang diễn ra bình thường, nguyên nhân chậm con có thể là do một trong những tác nhân sau đây:

1. Lối sống không lành mạnh

Đôi khi, chất lượng giấc ngủ kém, ăn uống không lành mạnh, thói quen thường xuyên uống rượu bia, sử dụng chất kích thích… có thể là những yếu tố cản trở cơ hội thụ thai của các cặp đôi. Do đó, nếu kinh nguyệt đều nhưng không có thai như mong muốn thì trước tiên bạn và cả đối tác cần quan tâm nhiều hơn đến lối sống, sinh hoạt hàng ngày để điều chỉnh những thói quen đang gây bất lợi cho sức khỏe và quá trình thụ thai.

2. Kinh nguyệt đều nhưng không có thai – Nguyên nhân có thể liên quan đến cân nặng hoặc tuổi tác

Tình trạng thừa cân hoặc thiếu cân có thể là yếu tố gây trở ngại khi bạn đang cố gắng thụ thai. Do đó, việc duy trì cân nặng cũng như chỉ số BMI trong phạm vi phù hợp là rất quan trọng. Để thực hiện được điều này, giải pháp cần ưu tiên là bạn hãy cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút/lần và duy trì tập luyện từ 3 – 4 lần mỗi tuần.

Ngoài vấn đề cân nặng, chị em cũng cần lưu ý rằng tuổi tác có thể là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu đã qua độ tuổi lý tưởng để sinh nở (thường là trên 35), cơ hội mang thai của bạn sẽ ngày càng giảm.

3. Sự căng thẳng, áp lực và lo lắng

Đi tìm nguyên nhân vì sao kinh nguyệt đều nhưng không có thai?

Việc lâu có thai khiến bạn căng thẳng và áp lực. Thế nhưng, càng căng thẳng thì bạn càng khó thụ thai. Điều này cũng tương tự với nam giới, sự căng thẳng có thể là yếu tố góp phần khiến số lượng tinh trùng giảm đi hoặc khả năng di chuyển của tinh trùng kém hơn. Không những vậy, căng thẳng còn có thể tác động tiêu cực đến ham muốn tình dục của bạn.

Vì vậy, lời khuyên là bạn nên tìm cách kiểm soát sự căng thẳng càng sớm càng tốt nếu muốn gia tăng cơ hội thụ thai. Các cặp đôi có thể thử một số giải pháp thư giãn như đi spa, massage, tập thở sâu, yoga, thiền…

4. Bỏ lỡ thời điểm dễ thụ thai

Thời kỳ rụng trứng là giai đoạn dễ thụ thai nhất. Lúc này, trứng trưởng thành được phóng thích vào ống dẫn trứng để có thể thụ tinh. Vì vậy, nhiều chị em có kinh nguyệt đều nhưng không có thai có thể là do chưa biết cách canh trứng rụng để “yêu” đúng thời điểm dễ thụ thai nhất.

Đối với trường hợp này, bạn có thể tăng cơ hội mang thai bằng cách dùng dụng cụ (que thử rụng trứng) hoặc ứng dụng tính ngày rụng trứng. Để chắc chắn hơn, bạn cũng có thể nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ để tính thời gian rụng trứng dựa trên chu kỳ kinh nguyệt trung bình.

Có thể bạn quan tâm: Thời điểm dễ mang thai là khi nào? Hiểu rõ để tăng cơ hội thụ thai

5. Chất bôi trơn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Kinh nguyệt đều nhưng không có thai đôi khi là vì bạn và nửa kia đang chịu ảnh hưởng của tác nhân bên ngoài, chẳng hạn như dùng chất bôi trơn khi quan hệ.

Một số chất bôi trơn có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và chất lượng của tinh trùng. Từ đó gây trở ngại cho quá trình thụ tinh. Vì vậy, cách tốt nhất là các cặp đôi nên hạn chế dùng chất bôi trơn hoặc chỉ dùng những loại “thân thiện” với sức khỏe sinh sản.

Vì sao bạn cố gắng thụ thai trong thời gian dài nhưng không thành công?

Kinh nguyệt đều nhưng không có thai có thể là tình trạng tạm thời và bạn có thể cải thiện khả năng thụ thai dựa trên nguyên nhân được phát hiện. Tuy nhiên, nếu bạn đã cố gắng thụ thai trong thời gian dài nhưng không thành công thì nên chú ý đến một số nguyên nhân sau:

1. Vấn đề rụng trứng

Tìm hiểu thêm: Nhau thai bám thấp: Dấu hiệu, nguy cơ và cách điều trị

Đi tìm nguyên nhân vì sao kinh nguyệt đều nhưng không có thai?

>>>>>Xem thêm: Bị trĩ khi mang thai phải làm sao? 8 cách trị trĩ cho bà bầu hiệu quả nhất

Các vấn đề liên quan đến rụng trứng không phải lúc nào cũng gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều. Thế nhưng, phụ nữ bị suy giảm rụng trứng do môi trường nội tiết tố bị xáo trộn hoặc dự trữ buồng trứng thấp thường khó mang thai. Nếu muốn tăng cơ hội thụ thai, bạn nên đến bệnh viện chuyên về sản phụ khoa  hiếm muộn để được khám và đánh giá, bác sĩ có thể siêu âm canh trứng vào những ngày khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt.

2. Số lượng, chất lượng tinh trùng của nam giới

Bạn cần biết rằng nguyên nhân khó thụ thai không chỉ xuất phát từ phụ nữ. Nếu kinh nguyệt đều nhưng không có thai hoặc bạn đã cố gắng trong thời gian dài nhưng vô vọng thì nguyên nhân hiếm muộn vô sinh cũng có thể xuất phát từ nam giới.

Chỉ cần một vài bất thường nhỏ trong tinh dịch như số lượng tinh trùng ít, khả năng di chuyển của tinh trùng kém… đều có thể khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn. Nếu nghi ngờ nguy cơ này, “đối tác” hoặc bạn đời của chị em nên đi làm xét nghiệm tinh dịch đồ để được chẩn đoán chính xác và điều trị vô sinh đúng phương pháp.

3. Khó thụ thai do các vấn đề liên quan đến ống dẫn trứng

Nếu bạn đã từng phẫu thuật ở vùng chậu, rủi ro bị tắc ống dẫn trứng có thể xảy ra một cách thầm lặng. Bên cạnh đó, tiền sử nhiễm trùng vùng chậu, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc lạc nội mạc tử cung đều là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn ống dẫn trứng.

Tắc nghẽn hoặc sẹo ở ống dẫn trứng có thể ngăn cản tinh trùng gặp trứng để thụ tinh. Do đó, nếu nghi ngờ nguy cơ này thì bạn nên đến bệnh viện để được khám và đánh giá, bác sĩ có thể cho bạn chụp X-quang tử cung buồng trứng có cản quang để đánh giá sự thông thương của ống dẫn trứng và tử cung. Qua đó đưa ra giải pháp xử lý thích hợp để tăng khả năng thụ thai. Tuy nhiên khoa học hiện tại cho thấy sự lưu thông của 2 vòi trứng trên phim X-quang chưa chắc đảm bảo sự toàn vẹn về mặt chức năng.

4. Những bất thường về cấu trúc tử cung

Một số bất thường bên trong tử cung như mô sẹo, xuất hiện các khối polyp hoặc tử cung dị dạng đều có thể cản trở phôi thai làm tổ và phát triển. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm bơm nước buồng tử cung, siêu âm 4D hoặc có thể chụp MRI để chẩn đoán chính xác các vấn đề của tử cung. Sau đó, mổ nội soi buồng tử cung thường là phương pháp được áp dụng để vừa chẩn đoán vừa điều trị một số vấn đề như polyp, u xơ tử cung dưới niêm, tửu cung có vách ngăn, dãi dính buồng tử cung…

5. Các vấn sức khỏe hoặc bệnh lý khác

Một số bệnh lý phổ biến như lạc nội mạc tử cung hoặc hội chứng buồng trứng đa nang có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Bên cạnh đó, tiền sử sảy thai nhiều lần hoặc các bất thường về di truyền cũng khiến chị em gặp khó khăn trong việc mang thai và sinh con. Đối với các vấn đề sức khỏe hoặc bệnh lý gây khó thụ thai, cách tốt nhất là bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để ngăn ngừa vô sinh.

Mặt khác, một số trường hợp vô sinh có thể không rõ nguyên nhân. Điều này nghĩa là bác sĩ không tìm thấy vấn đề gì từ các xét nghiệm của bạn nên không thể giải thích tại sao bạn không mang thai. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì hiện nay các cặp đôi hoàn toàn có thể lựa chọn phương pháp thụ tinh nhân tạo để có thể sinh con dễ dàng hơn.

Trên thực tế, mỗi cặp đôi hiếm muộn có thể đang gặp những vấn đề khác nhau. Nếu kinh nguyệt đều nhưng không có thai hoặc đã cố gắng thụ thai trong thời gian dài nhưng không thành công thì các cặp đôi nên đến bệnh viện kiểm tra. Tùy vào nguyên nhân, bạn có thể được tư vấn, hỗ trợ sinh sản bằng các giải pháp khác nhau. Dù hành trình mang thai sinh con của bạn có thể chậm hơn nhưng đừng vội từ bỏ hy vọng nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *