Hướng dẫn cha mẹ cách sử dụng men tiêu hóa cho bé hợp lý, khoa học

Hướng dẫn cha mẹ cách sử dụng men tiêu hóa cho bé hợp lý, khoa học

Hướng dẫn cha mẹ cách sử dụng men tiêu hóa cho bé hợp lý, khoa học

Trẻ em thường gặp các vấn đề về tiêu hóa gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều này khiến các bậc phu huynh lo lắng không biết có nên dùng men tiêu hóa cho bé hay không, trong trường hợp nào thì không nên bổ sung? 

Bạn đang đọc: Hướng dẫn cha mẹ cách sử dụng men tiêu hóa cho bé hợp lý, khoa học

Việc lạm dụng men tiêu hóa trẻ em có thể gây ra nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe của trẻ. Để biết trường hợp nào nên và không nên dùng men tiêu hóa cho bé, mời bạn tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin.

Men tiêu hóa là gì?

Men tiêu hóa (enzyme tiêu hóa) bản chất là protein giúp phân hủy thức ăn và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Trong cơ thể người, men tiêu hóa được sản xuất chủ yếu trong ruột non và tuyến tụy, cũng như có trong nước bọt và dạ dày. 

Nhờ có men tiêu hóa mà các liên kết trong thức ăn được “cắt nhỏ” thành dạng nhũ tương giúp niêm mạc ruột hấp thu dễ dàng hơn. Trong trường hợp thiếu hụt men tiêu hóa cho bé, cơ thể trẻ sẽ trở nên nhạy cảm hoặc không dung nạp thức ăn. Điển hình là chứng không dung nạp lactose do cơ thể không sản xuất đủ enzyme lactase phá vỡ protein sữa lactose.

Có rất nhiều loại men tiêu hóa khác nhau, trong đó, mỗi loại men tiêu hóa chịu trách nhiệm phá vỡ các phần cụ thể của thực phẩm. Các loại men tiêu hóa chính trong cơ thể bao gồm:

  • Men alpha Amylase giúp phân giải tinh bột đã nấu chín thành đường.
  • Lipase giúp phân giải chất béo.
  • Protease có tác dụng phân giải protein từ thịt, cá, trứng, sữa…
  • Sucrase giúp phân giải sucrose.
  • Cellulase, hemixenluloza, phytase, beta-glucanase… là các loại men giúp tiêu hóa các chất cellulose (chất xơ).

Đọc thêm

Men tiêu hóa có tác dụng gì? Lưu ý cần nhớ khi sử dụng men tiêu hóa

Trường hợp nào nên sử dụng men tiêu hóa cho bé?

1. Dùng men tiêu hóa khi bé có những dấu hiệu thiếu hụt enzyme tiêu hóa

Hướng dẫn cha mẹ cách sử dụng men tiêu hóa cho bé hợp lý, khoa học

Men tiêu hóa cho trẻ em nên được sử dụng khi cơ thể bé có những dấu hiệu thiếu hụt enzyme tiêu hóa. Một số triệu chứng có thể là dấu hiệu của thiếu hụt men tiêu hóa như:

  • Bé thường xuyên cảm thấy đầy bụng, khó tiêu (đau hoặc cảm giác khó chịu ở phần giữa trên của vùng dạ dày)
  • Trào ngược axit
  • Bị chuột rút sau khi ăn
  • Tiêu chảy, đặc biệt là khoảng 1 giờ sau khi ăn
  • Trẻ đi phân màu vàng, nổi bọt, có chất nhầy 
  • Phân của bé có mùi hôi
  • Trẻ đi phân sống
  • Trẻ ợ hơi, ợ nóng nhiều
  • Bé bị sụt cân ngay cả khi vẫn đang ăn uống tốt
  • Suy dinh dưỡng
  • Có cảm giác thèm ăn một số loại thực phẩm

Bạn có thể xem thêm:

Hỏi đáp Bác sĩ: Cách sử dụng men tiêu hóa thế nào để tốt cho sức khỏe?

2. Dùng men tiêu hóa khi trẻ gặp một số vấn đề sức khỏe

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu 12 tác dụng phụ của cấy que tránh thai để cân nhắc sử dụng

Hướng dẫn cha mẹ cách sử dụng men tiêu hóa cho bé hợp lý, khoa học

Không những thế, việc sử dụng men tiêu hóa cho bé cũng có thể có lợi đối với một số vấn đề sức khỏe như:

  • Bệnh tiêu hóa: Nếu trẻ mắc các bệnh về hệ tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, viêm túi thừa, kém hấp thu, tiêu chảy hoặc táo bón, hoặc có các triệu chứng bất thường về hệ tiêu hóa (trào ngược axit, đầy hơi, chướng bụng…), thì bạn nên dùng men tiêu hóa cho bé.
  • Bé bị thiếu hụt axit clohydric trong dạ dày (Hypochlorhydria): Tình trạng có quá ít axit trong dạ dày khiến khoáng chất, vitamin và chất dinh dưỡng khó bị “phân tách” hoặc giải phóng khỏi thức ăn khi ở trong đường tiêu hóa, lâu dần sẽ gây thiếu dinh dưỡng cho trẻ. Trong trường hợp này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung men tiêu hóa cho bé để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa thức ăn trong dạ dày.
  • Bệnh gan và các bệnh liên quan đến men tiêu hóa khác: Bệnh gan và tình trạng thiếu men tiêu hóa trong cơ thể thường liên quan với nhau. Một trong những tình trạng phổ biến hơn được gọi là thiếu alpha-1 antitrypsin, một chứng rối loạn di truyền ảnh hưởng đến khoảng 1/1.500 người trên toàn thế giới. Không chỉ bệnh gan mà một số bệnh cũng có liên quan đến việc cơ thể sản xuất ít men tiêu hóa (mặc dù chẩn đoán ban đầu không cho thấy mối liên hệ nào) bao gồm: bệnh Crohn, thiếu sắt hoặc thiếu vitamin B12, thiếu vitamin D…
  • Suy tụy: Đây là tình trạng tuyến tụy không có khả năng tiết ra các enzym cần thiết cho quá trình tiêu hóa và là một vấn đề phổ biến ở những người bị ung thư tuyến tụy, viêm tụy mãn tính, xơ nang…
  • Không dung nạp Lactose: Tình trạng không dung nạp Lactose do cơ thể bị thiếu hụt men lactase có thể gây khó chịu ở bụng, đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy sau khi ăn những món có sữa hoặc sản phẩm làm từ ​​sữa. Lúc này, bạn nên cân nhắc đến việc bổ sung men tiêu hóa cho bé.
  • Không dung nạp galactose: Đây là tình trạng không dung nạp đậu, bông cải xanh hoặc rau họ cải và thậm chí một số loại ngũ cốc. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cung cấp thêm men vi sinh alpha-galactosidase cho bé.

Lưu ý

Đối với những trường hợp thiếu hụt men tiêu hóa do bệnh hay triệu chứng nguy hiểm, cần đưa trẻ đi khám trước khi tự ý dùng men tiêu hóa cho bé. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống men tiêu hóa trẻ em.

Khi nào không nên sử dụng men tiêu hóa cho bé?

Hướng dẫn cha mẹ cách sử dụng men tiêu hóa cho bé hợp lý, khoa học

>>>>>Xem thêm: Cách dạy con xì mũi đơn giản khi trẻ bị sổ mũi

Mặc dù việc bổ sung men tiêu hóa cho bé có thể có lợi trong một số trường hợp, nhưng vẫn có những lúc bạn không nên cho trẻ dùng men tiêu hóa, chẳng hạn như:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Việc bổ sung men tiêu hóa cho bé lúc này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tiêu hóa của trẻ. 
  • Không nên dùng men tiêu hóa trẻ em trong những lúc bé đói bụng: Vì tác dụng của men tiêu hóa là phân giải thức ăn, nên nếu bạn cho trẻ uống men tiêu hóa khi bụng đói thì đồng nghĩa với việc các enzyme này không có việc gì để làm. Thời điểm tốt nhất để cung cấp men tiêu hóa cho bé là ngay trước khi ăn hoặc ngay khi mới bắt đầu ăn.
  • Không sử dụng men tiêu hóa trong một thời gian dài vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn do lạm dụng men tiêu hóa, bao gồm buồn nôn, bệnh tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, chóng mặt, thay đổi lượng đường trong máu, phản ứng dị ứng, đi tiêu phân bất thường…

Đọc thêm

Sử dụng men vi sinh và men tiêu hóa cho trẻ như thế nào cho đúng?

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về men tiêu hóa trẻ em cũng như biết được trường hợp nào nên và không nên dùng men tiêu hóa cho bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *