Sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Những lưu ý mẹ cần nhớ

Sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Những lưu ý mẹ cần nhớ

Sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Những lưu ý mẹ cần nhớ

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu phải kiêng nhiều món ăn để tránh tăng cân quá mức, tăng huyết áp và nhiều bệnh nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Điều này khiến sau khi sinh, phụ nữ bị cuốn hút bởi các món ăn vặt nhiều hơn, trong đó có thể có cả món bánh tráng trộn. Do đó, có không ít chị em thắc mắc mẹ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không?

Bạn đang đọc: Sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Những lưu ý mẹ cần nhớ

Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc “sau sinh được ăn bánh tráng trộn không?”.

Bánh tráng trộn – Món ngon khó cưỡng của giới trẻ

Trước khi thảo luận vấn đề phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không, cùng tìm hiểu về món ăn vặt nổi tiếng này. 

Món bánh tráng trộn có nguồn gốc từ Tây Ninh, với nguyên liệu ban đầu được tận dụng từ những mẩu vụn bánh tráng tại các lò bánh tráng, trộn chung với dầu chín, hành phi, muối ớt và bột tôm. Sau, bánh tráng trộn được biến tấu với nhiều thành phần hơn để hợp khẩu vị với nhiều người hơn. Nhờ đó, dần dần, bánh tráng trộn trở thành món ăn vặt phổ biến đối với giới trẻ ở nhiều nơi. 

Ngày nay, bánh tráng trộn thường được chế biến từ những nguyên liệu quen thuộc như bánh tráng mỏng cắt nhỏ, rau răm, xoài xanh, các loại khô (khô bò, khô mực, khô nai…), trứng cút, đậu phộng, hành phi, nước tắc, sốt ớt, nước sốt bao gồm nhiều loại gia vị theo tỷ lệ khác nhau tùy theo công thức riêng của mỗi người.

Nhờ vào đặc điểm dễ làm, dễ ăn và đậm vị, nên có cả những mẹ sau sinh rất yêu thích món ăn vặt này. Vậy, phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Câu trả lời sẽ được giải đáp dưới đây.

Giải đáp thắc mắc: Mẹ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không?

Sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Những lưu ý mẹ cần nhớ

Để biết được phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không, cần xem xét các thành phần của bánh tráng trộn:

  • Bánh tráng: Bánh tráng được làm từ bột gạo, nên nếu mua bánh có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ an toàn đối với mẹ sau sinh.
  • Trứng cút: Nếu mua được trứng sạch và luộc chín trứng thì mẹ sau sinh có thể ăn được. Trứng cút chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo, vitamin A và vitamin E, khoáng chất… rất có lợi cho sức khỏe phụ nữ sau sinh.
  • Các loại khô: Thông thường, thành phần của bánh tráng trộn được bán ngoài đường có khô bò đen, khô mực… Tuy nhiên, những loại khô này đa phần đều không có nguồn gốc rõ ràng, không hợp vệ sinh.
  • Rau răm, đậu phộng, hành phi, ớt và gia vị: Đây là những nguyên liệu có tính nóng, nếu ăn cùng một lúc với số lượng nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

Bà đẻ ăn bánh tráng trộn được không?

Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc “Mẹ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không?” là nên hạn chế ăn, trường hợp quá thèm, bạn có thể tự chế biến tại nhà.

Để hiểu rõ hơn, mẹ nên tham khảo những nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh không nên ăn bánh tráng trộn sau đây.

1. Bánh tráng trộn có tính nóng thì mẹ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? 

Như đã đề cập ở trên, rau răm, đậu phộng, hành phi, ớt và gia vị… có tính nóng khá cao. Khi kết hợp lại trong cùng một món bánh tráng trộn sẽ gây nóng trong người, làm gia tăng tình trạng táo bón sau sinh của mẹ. 

Ngoài ra, chất lượng và mùi vị sữa mẹ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những thực phẩm mà mẹ ăn. Vì vậy, khi mẹ ăn bánh tráng trộn, đặc tính nóng của món ăn vặt này có thể khiến sữa mẹ không còn thanh mát và gián tiếp gây ra tình trạng nóng trong ở trẻ sơ sinh. 

2. Phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không khi món ăn này có nhiều gia vị cay nồng?

Bởi vì trẻ có thể cảm nhận được sự thay đổi mùi vị của sữa mẹ khi mẹ ăn những thực phẩm khác nhau. Do đó, khi mẹ ăn bánh tráng trộn, trẻ sơ sinh bú mẹ có thể cảm nhận được vị cay và mùi nồng của món ăn vặt này. Những thức ăn có vị cay này được cho là có thể gây đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và phát ban ở trẻ đang bú mẹ. Hơn nữa, vì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu, nên thức ăn cay có thể làm đường ruột trẻ bị kích ứng.

Mặc dù vẫn có trẻ em sẽ bú mẹ lâu hơn khi mẹ ăn tỏi, nhưng một số trẻ có cơ địa nhạy cảm và không thích vị cay nồng có thể sẽ quấy khóc hoặc bú ít hơn nếu mẹ ăn bánh tráng trộn có vị cay, mùi nồng.

3. Bánh tráng trộn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn ổi khi mang thai: Mát ruột, ngừa nhiễm trùng

Sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Những lưu ý mẹ cần nhớ

Thông thường, những bịch bánh tráng trộn được bán ngoài đường hoặc các tiệm bánh tráng, trà sữa. Nhưng quy trình chế biến món ăn này có thể không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là khi mua bánh tráng trộn ở vỉa hè. Điều này có thể khiến mẹ bị tiêu chảy, nôn ói, đặc biệt là sau khi sinh, đường ruột của mẹ còn chưa hoạt động bình thường trở lại. 

Không những thế, vi khuẩn từ bánh tráng trộn không sạch sẽ có thể truyền cho trẻ sơ sinh qua đường sữa mẹ, khiến trẻ có nguy cơ cao bị nhiều bệnh nguy hiểm. Đồng thời, vì hệ vi sinh đường ruột của bé chưa hoàn thiện, bánh tráng trộn có thể gây tác động tiêu cực cho sức khỏe tiêu hóa của trẻ nhỏ.

Kenshin tin rằng những lý giải trên đã trả lời cho băn khoăn mẹ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không.

Những lưu ý cho mẹ sau sinh khi ăn bánh tráng trộn

Đến đây, chắc hẳn là bạn không còn thắc mắc phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không nữa rồi. Tuy nhiên, mẹ bỉm vẫn cần ghi nhớ một số điều sau để đảm bảo an toàn khi ăn bánh tráng trộn:

  • Không ăn bánh tráng trộn để lâu, để qua đêm.
  • Không ăn bánh tráng trộn khi quá đói vì xoài chua và ớt cay có thể gây cồn cào ruột.
  • Không ăn bánh tráng trộn thay thế bữa chính mà chỉ nên ăn như một món ăn vặt.
  • Hạn chế mua bánh tráng trộn bán ngoài vỉa hè vì không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cách tốt nhất là nếu quá thèm, mẹ hãy tự tay lựa chọn nguyên liệu tươi ngon và làm bánh tráng trộn tại nhà.

Cách làm bánh tráng trộn ngon chuẩn vị và an toàn cho phụ nữ sau sinh

Mặc dù câu trả lời cho thắc mắc “sau sinh ăn bánh tráng trộn được không?” là nên hạn chế, cụ thể là không nên ăn bánh tráng trộn trong vòng ít nhất 6 tháng sau sinh, nhưng nếu mẹ rất muốn ăn bánh tráng trộn thì có thể ăn một ít. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo nguyên liệu làm bánh đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cách tốt nhất là mẹ nên tự làm bánh tráng trộn tại nhà, vừa đảm bảo vệ sinh và nguồn gốc thực phẩm, vừa có thể gia giảm nguyên liệu phù hợp với chế độ ăn uống sau sinh. Hãy để Kenshin hướng dẫn bạn một cách làm bánh tráng trộn ngon, bổ, an toàn cho cả mẹ và bé.

1. Nguyên liệu làm bánh tráng trộn cho phụ nữ sau sinh

Những nguyên liệu để làm nên món bánh tráng trộn rất dễ tìm, dễ mua. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý mua sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được chế biến sạch sẽ, bạn nhé! Những nguyên liệu cần thiết cho món bánh tráng trộn là:

  • Bánh tráng
  • Trứng cút
  • Hành lá
  • Hành tím
  • Tắc
  • Đậu phộng
  • Xoài sống
  • Rau răm
  • Ruốc khô
  • Khô bò, khô gà làm sẵn hoặc tự làm
  • Dầu ăn
  • Gia vị: đường, muối, muối tôm, nước tương

2. Cách làm bánh tráng trộn cho phụ nữ sau sinh

Sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Những lưu ý mẹ cần nhớ

>>>>>Xem thêm: Quần jeans bó – mối nguy hiểm không phải ai cũng biết!

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Bánh tráng cắt thành sợi nhỏ vừa ăn.
  • Rửa sạch rau răm, ngâm nước muối loãng trong 5 – 10 phút, vớt ra, vẩy ráo, cắt vừa ăn.
  • Xoài sống gọt vỏ, rửa sạch rồi bào sợi mỏng.
  • Luộc chín trứng cút, sau đó lột vỏ.
  • Hành lá cắt gốc, bỏ lá vàng, rửa sạch, thái nhỏ.
  • Lột vỏ hành tím, bào mỏng và đem phi cho thơm vàng với dầu ăn. Sau khi hành tím đã vàng thì vớt ra khỏi chảo, dùng phần dầu nóng trong chảo chế ra chén hành lá đã được cắt nhỏ để làm mỡ hành.
  • Rang đậu phộng, bỏ vỏ và đập giập. 
  • Xào ruốc khô với dầu ăn, nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Làm nước sốt: cho vào chén 1 muỗng muối tôm Tây Ninh, 1 muỗng nước tương, nước cốt tắc, đường, sau đó trộn đều. Nêm nếm lại tùy theo khẩu vị.

Lưu ý về vấn đề sau sinh ăn bánh tráng trộn được không:

Vì mẹ sau sinh cần hạn chế ăn cay, nên công thức này đã thay muối ớt Tây Ninh thành muối tôm.

Bước 2: Trộn bánh tráng

  • Cho bánh tráng, xoài sống, rau răm, các loại khô, ruốc, mỡ hành, lượng nước sốt vừa đủ vào tô lớn hoặc thố sạch rồi trộn đều.
  • Đến khi bánh tráng mềm và gia vị thấm đều các nguyên liệu thì cho trứng cút vào, trộn sơ một lần, tránh trộn quá mạnh làm bể nát trứng.
  • Cuối cùng, rắc đậu phộng, hành phi lên trên bánh tráng, khi ăn mới trộn lên để tránh tình trạng đậu phộng bị ỉu, hành phi bị mềm.

Lưu ý

Bạn nhớ đeo bao tay trong suốt quá trình chuẩn bị nguyên liệu, sơ chế và trộn bánh tráng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Như vậy là bạn đã có được một dĩa bánh tráng trộn thơm ngon, bổ dưỡng, phù hợp với mẹ sau khi sinh.

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc liên quan đến vấn đề mẹ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *