Mẹ nên bổ sung sắt sau sinh như thế nào để tránh thiếu máu, mệt mỏi?

Mẹ nên bổ sung sắt sau sinh như thế nào để tránh thiếu máu, mệt mỏi?

Mẹ nên bổ sung sắt sau sinh như thế nào để tránh thiếu máu, mệt mỏi?

Cơ thể thiếu một chút khoáng chất sắt sau sinh là điều bình thường do quá trình sinh nở luôn kèm theo mất máu, may mắn là trong quá trình mang thai cơ thể đã được chuẩn bị bằng cách tăng hấp thu sắt, tăng thể tích máu, nhưng mà nhiều mẹ vẫn thiếu máu sau sinh. Trên thực tế, tuy không phải mẹ nào cũng thiếu sắt nghiêm trọng nhưng chị em vẫn nên quan tâm đến việc duy trì đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Nếu có dấu hiệu thiếu sắt thì mẹ nên bổ sung sắt sau sinh càng sớm càng tốt để tránh các vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Bạn đang đọc: Mẹ nên bổ sung sắt sau sinh như thế nào để tránh thiếu máu, mệt mỏi?

Tình trạng thiếu sắt sau sinh tuy khá phổ biến, có thể gây mệt mỏi nhưng không phải là vấn đề đáng ngại. Chỉ cần mẹ ăn uống đủ chất với nhiều thực phẩm giàu sắt thì có thể sớm phục hồi sức khỏe. Bài viết sau đây của Kenshin sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh nguy cơ thiếu sắt của mẹ sau sinh và cách bổ sung sắt để bạn tham khảo.

Vì sao mẹ sau sinh có nguy cơ thiếu sắt?

Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu. Đây là tình trạng cơ thể có ít huyết sắc tố trong tế bào hồng cầu để tham gia vận chuyển oxy một cách hiệu quả. Từ đó làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu để đáp ứng các nhu cầu sinh lý.

Trên toàn thế giới có rất ít dữ liệu về tỷ lệ thiếu máu sau sinh. Chỉ có một số nghiên cứu ở các nước thu nhập cao đã báo cáo rằng có khoảng 10 – 30% phụ nữ sau sinh bị thiếu máu. Tuy nhiên, các bộ dữ liệu lớn hơn cho biết thiếu máu ở phụ nữ là một vấn đề rất phổ biến, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thì tỷ lệ phụ nữ thiếu máu sau sinh càng cao hơn so với các nước thu nhập cao. Vậy nguyên nhân nào khiến mẹ có nguy cơ thiếu sắt, thiếu máu sau sinh?

Mẹ nên bổ sung sắt sau sinh như thế nào để tránh thiếu máu, mệt mỏi?

Trong thời kỳ hậu sản (kéo dài khoảng 6 tuần sau khi sinh), nhu cầu bổ sung chất sắt của mẹ thường giảm so với khi mang thai. Đồng thời, dự trữ sắt trong cơ thể mẹ truyền qua sữa để cho con bú là rất ít. Mặc dù vậy, mẹ vẫn có nguy cơ bị thiếu sắt, thiếu máu vì một số nguyên nhân sau đây:

  • Mẹ từng bị thiếu sắt trước và trong khi mang thai
  • Lượng sắt bổ sung không được cơ thể mẹ hấp thụ đầy đủ
  • Mất máu nhiều trong khi sinh con.

Chính vì những nguy cơ kể trên mà thời kỳ hậu sản được xem là thời gian để phục hồi lượng sắt bị mất trong quá trình mang thai và sinh nở. Vì vậy, nếu có dấu hiệu thiếu sắt thì mẹ nên chú ý bổ sung sắt sau sinh theo đúng khuyến cáo để tránh các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày và khả năng chăm sóc em bé.

Không bổ sung sắt sau sinh đầy đủ có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nào?

Không bổ sung sắt sau sinh đầy đủ thường dẫn đến thiếu sắt và thiếu máu, tình trạng này có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của mẹ và trẻ sơ sinh, bao gồm những vấn đề sau:

  • Thiếu sắt có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, từ đó không đảm bảo được việc chăm sóc em bé mới sinh một cách tốt nhất.
  • Có thể bạn chưa biết, thiếu sắt, thiếu máu sau sinh còn có thể gây ra những thay đổi về cảm xúc và nhận thức. Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến tương tác của mẹ và trẻ sơ sinh, làm giảm gắn kết giữa mẹ và bé. Qua đó cũng sẽ tác động tiêu cực đến hành vi và sự phát triển của trẻ.
  • Thiếu sắt có thể khiến phụ nữ trở nên nóng nảy, cáu kỉnh và làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. Về lâu dài, tình trạng này nếu không được cải thiện thì sẽ tiếp tục kéo dài hậu quả qua những lần sinh con tiếp theo, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Một nghiên cứu tổng quan đã chứng minh được mối liên quan có ý nghĩa giữa việc thiếu máu thiếu sắt và sự gia tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Dấu hiệu mẹ bị thiếu sắt và cách bổ sung sắt sau sinh để tránh thiếu máu, mệt mỏi

Tìm hiểu thêm: Nhận biết các dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt

Mẹ nên bổ sung sắt sau sinh như thế nào để tránh thiếu máu, mệt mỏi?

>>>>>Xem thêm: Thắt ống dẫn trứng bao lâu thì quan hệ được?

Khi lượng sắt trong cơ thể thấp, dấu hiệu đầu tiên là bạn thường cảm thấy mệt mỏi. Trường hợp bạn bị thiếu máu nghiêm trọng sau sinh thì có thể trải qua một số triệu chứng khác sau đây:

  • Thân nhiệt thấp, tay chân lạnh
  • Chóng mặt
  • Cảm thấy yếu ớt
  • Móng tay giòn, da nhợt nhạt
  • Rối loạn nhịp tim, khó thở, tức ngực
  • Nhức đầu, ù tai
  • Thay đổi khẩu vị.
  • Như đã đề cập, việc hấp thụ ít chất sắt thường xuyên chính là nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt. Vậy lượng sắt khuyến nghị cho mẹ sau sinh là bao nhiêu? Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ nữ đang cho con bú cần bổ sung sắt trong khoảng từ 10 đến 30 mg mỗi ngày tùy thuộc vào sinh khả dụng của sắt trong khẩu phần ăn, nghĩa là loại sắt trong chế độ ăn có dễ hấp thu hay không.

    Ngoài ra, khả năng hấp thụ sắt cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như mức dự trữ sắt có sẵn trong cơ thể mẹ, các hợp chất liên kết với sắt trong chế độ ăn, mức độ tạo hồng cầu… Thông thường mẹ nên ưu tiên bổ sung sắt sau sinh bằng cách ăn những thực phẩm giàu sắt như:

    • Thịt đỏ, thịt gia cầm,  các loại gan động vật, nghêu, sò, cá đều chứa chất sắt heme dễ được cơ thể hấp thu.
    • Các loại đậu, trái cây khô, rau màu xanh đậm như cải xoăn, cải bẹ, cải xoong, bông cải xanh…

    Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý là nguồn sắt trong các loại thực phẩm có từ thực vật thường là loại sắt sẽ chịu nhiều sự ảnh hưởng bất lợi như tình trạng sắt của cơ thể, canxi trong thức ăn, khả năng gắn với phenolic… các điều kiện này làm giảm hấp thu. Trong khi đó nguồn sắt từ động vật thì không, lưu ý là vitamin C giúp tăng hấp thu sắt, canxi cạnh tranh nên làm giảm hấp thu. Do đó, mẹ nên ưu tiên bổ sung sắt sau sinh thông qua chế độ ăn đầy đủ thịt, cá, nhất là thịt đỏ để giúp bổ máu.

    Trong hầu hết trường hợp, mẹ có thể nên bổ sung sắt sau sinh qua chế độ ăn, hoặc sử dụng viên sắt bổ sung theo hướng dẫn có trên vỏ sản phẩm, tuy nhiên viên sắt thường có thể gây một số tác dụng phụ như tăng các triệu chúng dạ dày thực quản, táo bón, co mùi tanh khó uống. Nếu bị thiếu máu nghiêm trọng nhưng ngoài mức độ phải truyền máu, bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn chế độ ăn uống hoặc kê đơn viên uống bổ sung sắt một cách an toàn với liều lượng phù hợp.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *