Thảo mộc hương

Thảo mộc hương

Tên thông thường: thảo mộc hương

Bạn đang đọc: Thảo mộc hương

Tên khoa học: iinula helenium

Tác dụng

Tác dụng của thảo dược thảo mộc hương là gì?

Thảo mộc hương chứa các thành phần hóa chất giúp tiêu diệt một số loại giun sống ký sinh trong ruột. Thành phần rễ thảo mộc hương được dùng làm thuốc có tác dụng:

  • Điều trị các bệnh về phổi như hen, viêm phế quản và ho gà;
  • Ngăn ngừa ho, đặc biệt là ho lao;
  • Cải thiện chức năng dạ dày, điều trị buồn nôn và tiêu chảy, diệt giun (giun móc, giun đũa, giun kim và giun sán);
  • Tăng tiết mồ hôi.

Ngoài ra, thảo mộc hương có thể được sử dụng cho một số chỉ định khác không được đề cập trong hướng dẫn này, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thông thường của thảo dược thảo mộc hương là gì?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh:

Mỗi dạng bào chế có thể có liều dùng khác nhau, bao gồm:

  • Đối với dạng rễ khô: bạn dùng 1,5 – 3g nước sắc, ba lần mỗi ngày;
  • Đối với dạng dịch chiết xuất (1:1 trong cồn 25%): bạn dùng 1−2 ml thuốc, 3 lần mỗi ngày;
  • Đối với dạng cồn thuốc (1:5 trong cồn 25%): bạn dùng 3−5 ml thuốc, 3 lần mỗi ngày;
  • Đối với dạng siro trị ho, bạn dùng 10−20 ml thuốc mỗi ngày.

Liều dùng của loại thảo dược này có thể khác nhau tùy theo mỗi bệnh nhân. Liều dùng thảo dược phụ thuộc vào: tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số yếu tố khác. Việc sử dụng các loại thảo dược không phải lúc nào cũng an toàn. Vì vậy, bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ về liều lượng thảo dược thích hợp dành cho mình.

Liều dùng thảo dược thảo mộc hương cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thảo dược này cho trẻ.

Cách dùng

Bạn nên dùng thảo dược thảo mộc hương như thế nào?

Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thảo dược thảo mộc hương?

Khi dùng thảo mộc hương, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ sau:

  • Nôn mửa;
  • Tiêu chảy;
  • Co thắt;
  • Tê liệt.
  • Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

    Thận trọng/Cảnh báo

    Trước khi dùng thảo mộc hương, bạn nên biết những gì?

    Trước khi dùng thảo mộc hương, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

    • Bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú;
    • Bạn đang dùng bất cứ thuốc nào khác, kể cả thuốc kê toa hoặc thuốc không kê toa;
    • Bạn bị dị ứng với thảo mộc hương, tá dược trong thuốc thảo mộc hương hoặc các loại thảo dược khác, chẳng hạn như các loại thực vật họ asteraceae/compositae;
    • Bạn mắc những tình trạng bệnh khác có thể ảnh hưởng đến việc dùng thuốc, đặc biệt là tiểu đường; tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp;
    • Bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc, thức ăn, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật nào khác.

    Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thảo dược cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

    Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thảo dược này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thảo dược, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Bạn nên ngừng sử dụng thảo mộc hương ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

    Tương tác thuốc

    Thảo dược thảo mộc hương có thể tương tác với thuốc nào?

    Loại thảo dược này có thể tương tác với các thuốc hoặc tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thảo dược.

    Nếu sử dụng chung với thuốc an thần như clonazepam (Klonopin®), lorazepam (Ativan®), phenobarbital (Donnatal®), zolpidem (Ambien®), thảo mộc hương có thể gây buồn ngủ và uể oải.

    Dạng bào chế

    Thảo dược thảo mộc hương có những dạng và hàm lượng nào?

    Thảo mộc hương có những dạng và hàm lượng sau:

    • Rễ khô;
    • Dịch chiết xuất;
    • Cồn thuốc;
    • Siro trị ho.

    >>>>>Xem thêm: Dạy trẻ sống có trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *