Những sự thật về long não nhất định bạn phải biết

Những sự thật về long não nhất định bạn phải biết

Những sự thật về long não nhất định bạn phải biết

Long não là gì? Khi nhắc đến long não hay băng phiến, hẳn ai cũng nghĩ ngay đến đó là những viên nén nhỏ, thường hay để trong tủ quần áo hay chỗ kín đáo dùng để xua đuổi chuột và côn trùng. Tuy nhiên, trên thực tế có 2 loại hợp chất bay hơi cùng được gọi là long não đó là tinh thể long não tự nhiên chiết xuất từ cây long não và tinh thể long não tổng hợp từ hợp chất hoá học naphtalen. Nếu như loại tổng hợp chỉ có tác dụng xua đuổi côn trùng và gây độc tính nguy hiểm thì loại tinh thể tự nhiên lại có các tác dụng có lợi đối với sức khỏe con người.

Bạn đang đọc: Những sự thật về long não nhất định bạn phải biết

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những công dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng dược liệu long não.

Đôi nét về cây long não

Tên thường gọi: Long não

Tên gọi khác: Rã hương, chương não

Tên khoa học: Cinnamomum camphora L.

Họ: Long não (Lauraceae)

Đặc điểm thực vật

Đây là loài cây sống lâu năm, cây có thể cao đến 22m, thân cây lớn và có nhiều thân con được bao bọc bởi vỏ cây dày, thô. Các nhánh cây tạo thành tán rộng, rợp bóng. Những nơi có không gian mở, tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển. Nó có thể chống chọi được với bão tố nhờ thân cây to, chắc khỏe, nhưng chúng lại không sống được ở những nơi ngập nước.

Hiện nay, cây long não thường được trồng làm dược liệu ở các tỉnh phía Bắc nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu.

Bộ phận dùng

Sau nhiều thế kỷ, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra phương thức chế biến tinh dầu loài cây này. Tất cả các bộ phận của cây đều chứa tinh dầu, tuy nhiên người ta thường chiết xuất từ lá của nó. Một phần vì ở lá sản sinh nhanh (có thể được thu hoạch 4 lần trong năm) và một phần vì lúc này ý thức bảo vệ cây xanh và bảo vệ môi trường đã được nâng cao.

Người ta sử dụng biện pháp chưng cất hơi nước để chiết xuất tinh dầu long não từ lá cây. Đài Loan từng là quốc gia chuyên chiết xuất và chế biến tinh dầu long não cũng như các sản phẩm có nguồn gốc từ loài cây này.

Thành phần hóa học

Thành phần chính của tinh dầu long não là D-camphor (nhiều nhất), cineol, α-terpineol, linalool, borneol… Một số hợp chất đặc trưng trong thành phần tinh dầu như γ-terpinen, isoterpinolene, 1,3,8-p-menthatriene, terpinen-4-ol, α-terpineol, eugenol, β-cadinene và α-cubebene.

Camphor là thành phần mang lại tác dụng chính của tinh dầu long não.

Tác dụng của long não là gì?

Những sự thật về long não nhất định bạn phải biết

Tác dụng theo Y học cổ truyền

Tính vị, quy kinh: Long não là vị thuốc có vị cay, tính nóng, có độc. Có tác dụng sát trùng, thông khiếu, tiêu viêm, thanh nhiệt, giảm đau. Do có độc tính trên hệ thần kinh và hô hấp nên long não thường được sử dụng làm thuốc dùng ngoài hơn là uống. Các sản phẩm chế biến từ cây có thể sử dụng bôi trực tiếp trên da hoặc dùng như một chất tỏa mùi. Để đảm bảo an toàn, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng vì các sản phẩm khác nhau sẽ có cách dùng và công dụng khác nhau.

Camphor thu được từ cây long não từ lâu đã được sử dụng để điều trị các triệu chứng khác nhau như viêm, nhiễm trùng, tắc nghẽn, đau cơ và kích ứng ở nhiều cơ quan. Công dụng chính của tinh dầu long não là hít để giảm ho, bảo vệ đường hô hấp trên. Tuy nhiên phải được sử dụng với liều lượng phù hợp.

Bên cạnh đó, nó có thể được dùng xoa bóp ngoài để giảm đau và sát trùng, chống ngứa, trị nấm mốc chân, mụn cơm, loét lạnh, bệnh trĩ và viêm xương khớp. Ngoài ra, nó còn có tác dụng tăng lưu lượng máu cục bộ, giảm sưng tấy và các cơn đau do kích ứng da gây ra.

Tác dụng theo Y học hiện đại

Tinh dầu long não có tính sát trùng, gây tê và kích thích tim mạch, thần kinh. Có tác dụng làm hưng phấn trung khu thần kinh, tăng cường hô hấp và tuần hoàn. Sử dụng bôi ngoài da cho cảm giác mát lạnh, liều phù hợp có tác dụng gây tê, giảm đau. Bên cạnh đó, bôi tinh dầu này còn được chứng minh hiệu quả trong các bệnh nấm ngoài da. 

Hẳn nhiều người chưa biết tinh dầu của thảo dược này là một trong những thành phần của các loại thuốc nhỏ tai, chất kháng khuẩn cho ống tủy răng bị nhiễm trùng trong nha khoa và dược phẩm trị bỏng.

Liều dùng và độc tính của long não

Liều uống trong: 0,03-0,1g/ ngày thuốc tán hoặc rượu.

Liều 0,5-1g có thể gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, gây kích thích mạnh. Uống trên 2g có thể gây nói sảng, co giật, dẫn đến tử vong. 

Chế phẩm bôi ngoài da nếu dùng nhiều có thể gây kích ứng, chàm tiếp xúc hoặc tích tụ trong lớp mỡ của cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như gây ra thiếu máu, gây say.

Do đặc tính rất dễ hấp thụ qua da và niêm mạc, cho nên các sản phẩm long não sẽ rất độc và đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ, nuốt trực tiếp dễ gây co giật, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, khó chịu và kích động; thậm chí dẫn tới tử vong. Những triệu chứng này xảy đến rất nhanh, từ 5 – 20 phút.

Do đó, bạn hãy đặt nó ở nơi hợp lý và tránh xa tầm tay của trẻ em.

Long não có độc không?

Băng phiến (có người gọi là long não) là sản phẩm tổng hợp có thành phần naphtalen hay được chế tạo thành sáp dùng để đuổi côn trùng. Sản phẩm này gây độc tính cấp nguy hiểm tính mạng nếu hít quá nhiều hoặc ăn nhầm. Nó không phải long não dùng trong y học (thành phần chính là camphor, chiết xuất từ long não tự nhiên). Camphor cũng có tính độc nhưng chỉ trong trường hợp sử dụng quá liều, sai cách. Vì vậy, cần phải thật cẩn thận khi sử dụng để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Tìm hiểu thêm: Đang uống thuốc tránh thai hàng ngày thì có kinh phải làm sao?

Những sự thật về long não nhất định bạn phải biết

>>>>>Xem thêm: Phù mạch (mề đay phù mạch)

Lưu ý khi sử dụng

Trong quá trình sử dụng, bạn cần đặc biệt lưu ý những trường hợp sau đây: 

  • Tuyệt đối không uống trực tiếp tinh dầu để điều trị ho ra đờm, điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, chướng bụng, đầy hơi
  • Không sử dụng dược liệu cho trường hợp sốt nóng.
  • Không nên bôi lên các vùng da trầy xước, vì nó có thể xâm nhập vào cơ thể nhanh chóng và nếu nồng độ đủ cao sẽ gây ngộ độc
  • Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo và thực hiện theo các hướng dẫn pha loãng trước khi sử dụng
  • Người mắc bệnh suyễn, người bị động kinh, trẻ em và phụ nữ mang thai, mẹ cho con bú nên tránh tiếp xúc với tinh dầu long não dưới mọi hình thức
  • Nên lưu ý nếu gia đình có nuôi thú cưng thì nên bảo quản ở những nơi an toàn, tránh xa tầm với của vật nuôi, tránh để chúng gặm nhấm hoặc nhai lá, thân cây
  • Long não dễ cháy, tiếp xúc với nhiệt có nguy cơ bắn tung tóe và gây bỏng. Hãy để xa chúng khỏi nguồn nhiệt, bao gồm cả nước nóng và lò vi sóng. Tuyệt đối không thêm nó vào trong máy làm ẩm không khí.
  • Trên đây là những thông tin về nguồn gốc, tác dụng cũng như những điều cần lưu ý khi sử dụng long não. Long não tự nhiên khác biệt hoàn toàn với loại tổng hợp dùng để xua đuổi côn trùng. Hãy lưu ý điều này để không sử dụng sai cách. 

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *