Mách mẹ 5 mẹo chữa áp xe vú tại nhà giúp mẹ khỏe bé bú ngoan

Mách mẹ 5 mẹo chữa áp xe vú tại nhà giúp mẹ khỏe bé bú ngoan

Mách mẹ 5 mẹo chữa áp xe vú tại nhà giúp mẹ khỏe bé bú ngoan

Tình trạng áp xe vú sau sinh có thể gây đau và viêm nhiễm, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tin vui là việc áp dụng các mẹo chữa áp xe vú tại nhà có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu để bạn và bé thoải mái trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ.

Bạn đang đọc: Mách mẹ 5 mẹo chữa áp xe vú tại nhà giúp mẹ khỏe bé bú ngoan

Mẹ bị áp xe vú sau sinh có thể bị sưng, đau ở vùng bị áp xe và mệt mỏi khiến việc cho bé bú gặp nhiều khó khăn. Vậy, những mẹo chữa áp xe vú tại nhà nào có thể giúp bạn bớt khó chịu để việc nuôi con bằng sữa không phải là “một cuộc chiến”? Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết sau của Kenshin nhé!

Áp xe vú có nguy hiểm không?

Trước khi tìm hiểu các mẹo chữa áp xe vú tại nhà để giảm bớt cảm giác khó chịu, hãy cùng tìm hiểu xem áp xe vú có nguy hiểm không, có thể gây ra những vấn đề gì.

Áp xe vú là tình trạng bầu vú bị đau nhức, nhiễm trùng, sưng, nổi hạch, có mủ vì có vi khuẩn xâm nhập vào tuyến vú qua ống dẫn sữa. Ngoài ra, vi khuẩn còn có thể xâm nhập qua các vùng da bị tổn thương xung quanh vú.

Các dấu hiệu áp xe vú thường thấy là sốt cao, buồn nôn, nóng đỏ, đau ở tuyến vú do có hạch, có dịch vàng chảy ra cùng sữa… Nếu bạn bị áp xe vú sau sinh và đang nuôi con bằng sữa mẹ thì bé có thể gặp khó khăn khi bú và mẹ cũng có thể rất đau khi cho con bú.

Ở giai đoạn đầu, chứng áp xe vú có thể gây đau nhức trong tuyến vú rồi lan sang bả vai, cánh tay và khiến mẹ sau sinh rất đau đớn, mệt mỏi. Khi tình trạng chuyển nặng và tạo thành ổ áp xe, bạn có thể gặp một trong các biến chứng như:

  • Căng, nóng, sưng tím ở vùng da áp xe
  • Núm vú bị thụt
  • Bắt đầu nổi viêm hạch gây đau nhức, khó chịu
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Hệ thần kinh bị ảnh hưởng do thường xuyên đau đầu và hay có tâm trạng lo lắng
  • Việc cho con bú có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do núm vú chảy mủ, sữa có mùi hôi hoặc mất sữa khi áp xe vú tự vỡ.

Ngoài ra, bạn cũng có nguy cơ gặp các biến chứng nặng hơn như nhiễm trùng máu, suy thận, hoại tử các chi nếu tình trạng nhiễm trùng từ ổ áp xe vú lan sang các mạch máu dẫn đi khắp cơ thể.

Mách mẹ 5 mẹo chữa áp xe vú tại nhà có thể áp dụng ngay

Mách mẹ 5 mẹo chữa áp xe vú tại nhà giúp mẹ khỏe bé bú ngoan

Nhiều mẹ khi bị viêm tắc tia sữa dẫn đến áp xe vú thường lên các hội nhóm hỏi về các cách trị áp xe vú tại nhà hay mẹo chữa áp xe vú giúp giảm nhanh triệu chứng. Theo kinh nghiệm nhiều người chia sẻ, các dấu hiệu áp xe vú có phần nguy hiểm nhưng bạn có thể cải thiện tình trạng này tại nhà bằng một số biện pháp sau:

1. Nghỉ ngơi và hạn chế tác động vào vùng ngực bị tổn thương

Việc chăm sóc bé cưng có thể khiến bạn không có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ nhưng nghỉ ngơi lại là chìa khóa giúp cơ thể hồi phục. Vậy nên, bạn cần sắp xếp công việc hàng ngày để có thời gian được nghỉ ngơi. Nếu có thể, bạn hãy nhờ chồng hoặc người thân giúp đỡ trong việc chăm sóc bé để nghỉ ngơi trong vài ngày.

Bên cạnh đó, bạn vẫn có thể duy trì việc cho bé bú nhưng cần ưu tiên cho bé bú ở bên vú không bị tắc. Đối với bên bầu vú bị ảnh hưởng, bạn cần vắt/hút bỏ sữa thường xuyên để không làm tình trạng tắc sữa nặng thêm.

2. Chườm lạnh

Bạn có thể giảm đau và sưng cho vùng da bị cương cứng bằng cách chườm đá hoặc túi lạnh lên ngực trong khoảng 10 đến 15 phút. Gợi ý là bạn có thể chườm lạnh giữa các cữ bú.

3. Chườm ấm 

Trước khi hút/vắt sữa hay cho bé bú, bạn hãy dùng túi chườm nóng hoặc khăn mặt ấm và ướt chườm lên ngực trong khoảng 15 phút kết hợp xoa bóp nhẹ. Cách này có thể giúp thúc đẩy tuần hoàn, nhanh thông sữa hơn và bớt đau. Bạn có thể thử phương pháp chườm ấm này ít nhất 3 lần một ngày.

Có thể bạn quan tâm

Bị tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh? Bật mí cách chườm chữa tắc tia sữa

4. Massage vùng bị cương vú sau sinh

Để kỹ thuật massage hiệu quả, hãy đặt ngón cái ở phía trên vùng bị tắc sữa rồi ấn mạnh và di ngón tay dần về phía núm vú. Nếu chưa biết nên massage ở đâu, bạn hãy sờ xung quanh ngực để tìm những vùng bị cứng hoặc sần.

Bạn cũng có thể massage ngực khi tắm với nước ấm bằng cách di chuyển ngón tay theo hướng đi xuống về phía núm vú như đã nêu trên. Bạn cũng có thể thử xoa bóp trực tiếp lên các vùng có ống dẫn sữa bị tắc và sau đó dùng tay vắt sữa để giảm áp lực hoặc tắc nghẽn ở vùng bị tắc.

5. Điều trị y khoa

Tìm hiểu thêm: Giãn đồng tử là gì? Xảy ra khi nào? Có nguy hiểm không?

Mách mẹ 5 mẹo chữa áp xe vú tại nhà giúp mẹ khỏe bé bú ngoan

Song song với việc áp dụng các mẹo chữa áp xe vú tại nhà kể trên, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được chăm sóc bằng các biện pháp y khoa giúp giảm nhẹ triệu chứng và mau lành bệnh.

Dùng thuốc kháng sinh hoặc giảm đau 

Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hay dược sĩ về việc dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau nhằm giảm nhẹ triệu chứng áp xe vú.

Nếu bị đau dữ dội sâu bên trong tuyến vú, bạn có thể dùng thuốc giảm đau có kê đơn hoặc không kê đơn để cải thiện tình trạng. Tuy nhiên khi dùng thuốc, bạn cần tuân thủ theo khuyến nghị của bác sĩ để không ảnh hưởng tới sức khỏe mình và bé.

Bên cạnh đó, việc dùng thuốc kháng sinh có thể giúp chống nhiễm trùng và giảm viêm, khu trú ổ mủ ở vùng áp xe. Nếu muốn dùng loại thuốc này, hãy đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp cho mẹ nuôi con bú.

Chích rạch và dẫn lưu áp xe

Những trường hợp đã tạo ổ áp xe nặng sẽ cần can thiệp bằng phương pháp chích rạch và dẫn lưu. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn phương pháp thích hợp nhất. Ví dụ như nếu khối áp xe nông, bạn có thể chỉ cần chích và dẫn lưu mủ. Đối với áp xe thể tuyến và sau tuyến thì cần can thiệp mổ gây mê. Trong trường hợp này, bác sĩ rạch áp xe theo đường nan hoa hoặc vòng cung để dẫn lưu mủ ra ngoài.

Lưu ý khi áp dụng các mẹo chữa áp xe vú tại nhà và cách phòng bệnh 

Mách mẹ 5 mẹo chữa áp xe vú tại nhà giúp mẹ khỏe bé bú ngoan

>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Bà đẻ ăn được đậu phụ không, cần lưu ý gì?

Tình trạng áp xe vú sau sinh có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm nên bạn cần cẩn thận khi khi áp dụng các mẹo chữa áp xe vú tại nhà. Việc áp dụng các cách trị áp xe vú tại nhà chưa được kiểm chứng có thể khiến tình trạng áp xe nặng thêm. Hãy đi khám ngay nếu bạn đã áp dụng các mẹo kể trên nhưng tình trạng áp xe không giảm sau khoảng 3-5 ngày.

Ngoài ra, phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn có thể áp dụng một số cách phòng ngừa áp xe vú sau sinh để mẹ được đảm bảo sức khỏe và con bú thoải mái hơn. Một số cách phòng ngừa áp xe vú có thể kể đến là:

  • Giữ vệ sinh vú sạch sẽ: Bạn cần vệ sinh sạch sẽ núm vú cũng như cả vùng ngực trước và sau khi cho bé bú. Bạn có thể vệ sinh bằng cách dùng khăn sạch, ấm để lau nhẹ nhàng. Ngoài ra, bạn cũng cần rửa tay thật sạch để ngừa nhiễm trùng từ tay sang ngực.
  • Cho bé bú đúng tư thế: Tư thế bú của bé sẽ ảnh hưởng tới góc hút sữa và có thể giúp làm thông các ống dẫn sữa bị tắc. Bạn có thể cho bé nằm nghiêng, mặt quay về phía của bạn rồi dùng tay đỡ đầu bé đưa vào ti. Sau khi bé ngậm ti, bạn dùng một tay đỡ đầu và thân mình của bé còn một tay kéo bé lại gần cơ thể. Nếu muốn bế bé, bạn có thể cong khuỷu tay để đỡ con. Nếu muốn cho con bú bằng vú trái, bạn hãy bế bé bằng tay trái và dùng tay phải đưa ti bên trái vào miệng con.
  • Vắt/hút sữa thừa nếu bé không bú hết: Sau khi con bú xong, bạn hãy vắt hoặc hút hết lượng sữa còn lại để tránh tình trạng sữa đọng lại gây tắc nghẽn.
  • Chọn áo ngực vừa vặn và mềm mại: Bạn hãy chú ý chọn những loại áo ngực vừa vặn với mình và làm bằng chất liệu mềm mại. Điều này giúp vùng ngực vừa được nâng đỡ lại không bị áp lực quá lớn dẫn đến tắc tuyến sữa và gây viêm.

Việc áp dụng các mẹo chữa áp xe vú tại nhà kể trên có thể giúp bạn giảm nhẹ cảm giác đau, sưng hay khó chịu để tiếp tục hành trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, bạn cần quan sát tình trạng áp xe của mình để đi khám ngay khi bệnh có dấu hiệu chuyển nặng nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *