Nhau tiền đạo bao nhiêu tuần là mổ để bảo đảm sức khỏe cả mẹ lẫn con?

Nhau tiền đạo bao nhiêu tuần là mổ để bảo đảm sức khỏe cả mẹ lẫn con?

Nhau tiền đạo bao nhiêu tuần là mổ để bảo đảm sức khỏe cả mẹ lẫn con?

Việc tìm hiểu về vấn đề nhau tiền đạo bao nhiêu tuần là mổ sẽ giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị tốt nhất về tinh thần lẫn sức khỏe. Điều này nhằm đảm bảo quá trình chuyển dạ và sinh con của mẹ được an toàn, bé yêu chào đời khỏe mạnh.

Bạn đang đọc: Nhau tiền đạo bao nhiêu tuần là mổ để bảo đảm sức khỏe cả mẹ lẫn con?

Nhau tiền đạo là tình trạng nhau thai nằm ở vị trí thấp nhất của tử cung dẫn đến bánh nhau che một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung, từ đó cản trở quá trình thai nhi di chuyển qua ngả âm đạo trong chuyển dạ. Đôi khi nhau thai nằm gần lỗ cổ tử cung còn được gọi là nhau thai bám thấp. Nhau tiền đạo xảy ra ở khoảng 3-4 trường hợp trong 1000 thai kỳ. Triệu chứng phổ biến nhất của nhau tiền đạo thường là chảy máu âm đạo bất thường trong nửa sau của thai kỳ, xuất huyết trước hoặc sau khi bắt đầu quá trình chuyển dạ. Vậy nhau tiền đạo bao nhiêu tuần là mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con? Mời bạn cùng tìm hiểu câu trả lời qua những thông tin mà Kenshin tổng hợp được trong bài viết sau nhé!

Mẹ bầu mang thai bị nhau tiền đạo có thể gặp phải biến chứng gì? 

Nhau tiền đạo bao nhiêu tuần là mổ hay nhau tiền đạo nên mổ lấy thai ở tuần bao nhiêu? Trước khi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này, mời bạn cùng tìm hiểu về các biến chứng mà mẹ bầu và thai nhi có thể gặp phải nếu thai kỳ có nhau tiền đạo:

Đối với mẹ bầu

  • Xuất huyết: Bạn có thể bị chảy máu nghiêm trọng trong thời gian mang thai (nhất là 3 tháng cuối thai kỳ), trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
  • Sinh sớm: Nếu tình trạng xuất huyết âm đạo khi mang thai được đánh giá ở mức nguy hiểm, bác sĩ có thể thực hiện mổ lấy thai khẩn cấp trước khi em bé của bạn đủ tháng.
  • Mất máu: Thiếu máu, huyết áp thấp, da nhợt nhạt hoặc khó thở đều là tác dụng phụ của việc mất quá nhiều máu.
  • Nhau cài răng lược: Nhau tiền tiền có thể gây ra biến chứng nhau cài răng lược khiến nhau thai bám sâu trong thành tử cung. Điều này có thể gây chảy máu nghiêm trọng sau khi sinh.
  • Nhau bong non: Đây là tình trạng nhau thai tách ra khỏi tử cung của mẹ bầu trước khi em bé chào đời. Điều này làm mất nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Những mẹ bầu gặp phải biến chứng này cần phải nhập viện khẩn cấp và em bé thường phải được sinh sớm vì đe dọa đến tình mạng cả mẹ và thai nhi.

Đối với em bé:

  • Vị trí thai nhi bất thường 
  • Sinh non: Nếu tình trạng chảy máu nghiêm trọng và bạn cần mổ lấy thai khẩn cấp, thai nhi sẽ phải chào đời sớm.
  • Cân nặng khi sinh thấp: Khi chào đời sớm hơn dự kiến, em bé sẽ có cân nặng khi sinh thấp cùng với đó bao gồm những tình trạng như khó kiểm soát thân nhiệt và chậm tăng cân.
  • Các vấn đề về hô hấp: Việc sinh sớm có thể khiến phổi thai nhi kém phát triển có thể khiến việc hô hấp trở nên khó khăn hơn.

Chuyên gia sản khoa giải đáp: Nhau tiền đạo bao nhiêu tuần là mổ?

Tìm hiểu thêm: Bướu basedow gây bệnh cường giáp ở trẻ em – Làm thế nào để nhận biết?

Nhau tiền đạo bao nhiêu tuần là mổ để bảo đảm sức khỏe cả mẹ lẫn con?

>>>>>Xem thêm: Chóng mặt buồn nôn có phải có thai? Dự đoán kết quả trước khi siêu âm

Mang thai bị nhau tiền đạo bao nhiêu tuần là mổ hay nhau tiền đạo nên mổ lấy thai ở tuần bao nhiêu là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều mẹ bầu. Theo các chuyên gia sản khoa, câu trả lời cho vấn đề này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể như sau: 

  • Đối với đợt chảy máu âm đạo đầu tiên trước 36 tuần, nếu tình trạng chảy máu không nặng quá trình xử lý bao gồm nhập viện, điều chỉnh hoạt động (nghỉ ngơi điều độ) nhằm hạn chế tối đa nguy cơ gây chảy máu do các cơn co thắt bị kích thích hoặc gây chấn thương trực tiếp đến nhau thai. Nếu máu ngừng chảy, mẹ bầu có thể dần dần trở lại các hoạt động nhẹ nhàng. Nếu sau thời gian theo dõi tình trạng chảy máu không tái phát, mẹ bầu sẽ được xuất viện và tuyệt đối tránh quan hệ tình dục để giảm nguy cơ xuất huyết. Tuy nhiên, mẹ bầu cần nhập viện ngay nếu có dấu hiệu bất thường.
  • Thông thường đối với lần chảy máu thứ 2, mẹ bầu sẽ phải nhập viện trở lại và có thể được theo dõi cho đến khi sinh.
  • Bất kỳ một đợt chảy máu nào nếu nhiều và có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ đều có thể đi đến chấm dứt thai kỳ bất kể tuổi thai.

Một số chuyên gia khuyên dùng corticosteroid để đẩy nhanh quá trình trưởng thành phổi của thai nhi nếu như phải tiến hành sinh sớm và tuổi thai dưới 34 tuần. Corticosteroid có thể được sử dụng nếu tình trạng xuất huyết âm đạo xảy ra sau tuần thai 34 và trước tuần thai 36 (thời kỳ sinh non muộn) ở những bệnh nhân chưa được sử dụng corticosteroid trước đó.

Thời gian sinh mổ phụ thuộc vào tình trạng của mẹ hoặc thai nhi. Nếu sức khỏe của mẹ ở trạng thái ổn định (không có các cơn co thắt dạ con), tình trạng chảy máu âm đạo đã hết, bác sĩ có thể chỉ định chỉ định mổ lấy thai theo chương trình khi em bé ở tuần thứ 36 đến 37 của thai kỳ, với việc sử dụng corticoid trưởng thành phổi trước đó 48 giờ. 

Việc mổ sinh con khẩn cấp sẽ được chỉ định nếu như bạn đang gặp phải các tình trạng sau đây: 

  • Chảy máu nặng hoặc không kiểm soát được
  • Kết quả theo dõi tim thai không đảm bảo
  • Huyết áp của mẹ bầu quá thấp. 

Cách chăm sóc bà bầu sau khi sinh mổ do nhau tiền đạo

Sau khi sinh mổ do nhau tiền đạo, bạn hãy chú ý làm theo hướng dẫn của bác sĩ để quá trình phục hồi diễn ra hiệu quả hơn. Có thể đi lại nhẹ nhàng cũng như chú ý đến chế độ dinh dưỡng đa dạng với các nhóm thực phẩm như ngũ cốc, cá thịt, trứng, rau củ, trái cây… nhằm kích thích cơ thể nhanh chóng lành thương.

Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc nhau tiền đạo bao nhiêu tuần là mổ hay nhau tiền đạo nên mổ lấy thai ở tuần bao nhiêu để có sự chuẩn bị chu đáo. Đừng quên truy cập Kenshin thường xuyên nhằm cập nhật thêm nhiều bài viết thú vị về chủ đề chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu và trẻ nhỏ nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *