Khi được chẩn đoán suy tim độ 4, nhiều người bệnh và gia đình bệnh nhân không khỏi hoang mang tự hỏi liệu “Suy tim độ 4 có chữa được không?”, “Phương pháp nào giúp điều trị suy tim hiệu quả?”, “Phẫu thuật hay dùng thuốc có chữa khỏi bệnh suy tim độ 4 không?”. Đây là những câu hỏi rất khó để có thể trả lời chính xác, mọi thứ còn phụ thuộc vào phương pháp cũng như khả năng đáp ứng điều trị của mỗi người.
Bạn đang đọc: Bệnh suy tim độ 4 có chữa được không?
Suy tim là tình trạng bất thường về cấu trúc và chức năng tim, hệ quả là tim không còn duy trì được chức năng co bóp để bơm máu vào hệ tuần hoàn đến các cơ quan khác. Dựa vào mức độ suy yếu của cơ tim, bệnh lý suy tim được phân chia thành từng giai đoạn để dễ dàng tiếp cận, điều trị, theo dõi và kiểm soát các triệu chứng. Trong đó, suy tim độ 4 là mức độ suy tim nặng nhất theo phân loại của Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ. Người bệnh suy tim độ 4 có thể cảm thấy khó thở, mệt mỏi liên tục ngay cả khi nghỉ ngơi hay thực hiện các hoạt động sinh hoạt nhẹ nhàng thường ngày. Ở giai đoạn này, việc điều trị suy tim cũng như kiểm soát các đợt suy tim cấp cần phải nhập viện đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Vậy bệnh suy tim độ 4 có chữa được không? Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu lời giải đáp trong bài viết dưới đây.
Nội Dung
Suy tim độ 4 có chữa được không nếu dùng thuốc?
Suy tim độ 4 có chữa được không nếu dùng thuốc? Theo các chuyên gia y tế, bệnh suy tim đến nay chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu được điều trị tích cực, người bệnh có thể cải thiện được triệu chứng, giảm bớt mệt nhọc và kéo dài thêm thời gian sống.
Dựa vào mức độ biểu hiện triệu chứng và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một hay nhiều loại thuốc điều trị suy tim khác nhau. Sau đây là các loại thuốc thường được dùng trong điều trị suy tim độ 4:
Với các phương pháp phẫu thuật, suy tim độ 4 có chữa được không?
Nếu tình trạng suy tim trở nặng, thuốc điều trị suy tim không còn đáp ứng, phẫu thuật là cần thiết để giảm rủi ro và cải thiện tình trạng bệnh hiện tại. Các phương pháp phẫu thuật giúp điều trị suy tim giai đoạn cuối, có ý nghĩa cải thiện tiên lượng và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh, bao gồm:
- Đặt máy tái đồng bộ tim. Trường hợp tim co bóp không đồng bộ do cấu trúc tim bị thay đổi, các buồng tim giãn lớn và đường dẫn truyền tín hiệu tim không hiệu quả sẽ làm giảm khả năng bơm máu của tim, bạn cần đặt máy tái đồng bộ tim để không bị đột tử và giảm triệu chứng suy tim.
- Đặt máy khử rung tim (ICD). Một số người bệnh bị rối loạn nhịp tim, tim đập không đều và có nguy cơ ngưng tim đột ngột sẽ cần cấy máy khử rung. Máy sẽ tự động đánh sốc điện khi thấy nhịp bất thường để làm giảm nguy cơ tử vong do loạn nhịp.
- Đặt thiết bị hỗ trợ tâm thất (VADs) hay thiết bị hỗ trợ tuần hoàn cơ học. Đây là một máy bơm cơ học được cấy ghép vào tim giúp bơm máu từ các buồng dưới của tim (tâm thất) đến phần còn lại của cơ thể. Những bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối có thể cần đến thiết bị hỗ trợ tâm thất cho đến khi có cơ hội được ghép tim.
- Cấy ghép tim được thực hiện trong giai đoạn cuối của bệnh suy tim, khi tất cả các phương pháp điều trị khác đã thất bại. Trong quá trình cấy ghép, bác sĩ phẫu thuật sẽ thay thế trái tim người bệnh bằng một trái tim khỏe mạnh từ người hiến tặng.
Có thể chữa suy tim độ 4 bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh không?
Nếu thay đổi lối sống, bệnh nhân suy tim độ 4 có chữa được không? Như đã nêu trên, suy tim là một bệnh mạn tính, thường tiến triển theo thời gian và không có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp với xây dựng một thói quen sinh hoạt lành mạnh thì có thể làm giảm triệu chứng, đồng thời tác động tích cực đến thời gian người bệnh suy tim sống được bao lâu.
Ăn uống theo chế độ cho người suy tim
Để giảm nhẹ triệu chứng, bạn nên lưu ý xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với người suy tim như:
- Thực phẩm nên ăn: Rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, cá, thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, các loại quả hạch, sản phẩm từ đậu nành và dầu thực vật.
- Thực phẩm nên tránh: Thức ăn mặn chứa nhiều muối, chất béo từ động vật, thực phẩm tinh chế hay chế biến sẵn.
- Số lượng bữa ăn: Số bữa ăn trong ngày cần được cân đối hợp lý với thể trạng, tuổi tác và tình trạng bệnh. Bạn không nên ăn quá no mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Hạn chế uống quá nhiều nước vì sẽ làm tăng gánh nặng cho tim.
Thay đổi lối sống tích cực và lạc quan
Tìm hiểu thêm: Review nước tẩy trang không cồn: Top 9 nước tẩy trang phù hợp với các tình trạng của da
>>>>>Xem thêm: Thực hư uống nước dừa nhiều có tốt không? Uống mỗi ngày được không?
Một số thay đổi trong lối sống hàng ngày mà bệnh nhân suy tim độ 4 có thể tham khảo bao gồm:
- Tập thể dục: Thói quen tập thể dục sẽ giúp tăng lưu thông máu và ngăn ngừa cục máu đông. Tùy theo giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn lựa chọn các hình thức tập vừa sức như đi bộ, ngồi thiền, đạp xe… Đặc biệt, người bệnh suy tim ở giai đoạn cuối lại càng không nên ngồi một chỗ mà có thể vận động nhẹ nhàng hoặc nhờ người thân trợ giúp xoa bóp để lưu thông máu tốt hơn.
- Kiểm soát stress: Tình trạng căng thẳng về bệnh tật có thể làm gia tăng thêm gánh nặng cho trái tim vốn đã suy yếu. Bởi lo lắng và stress sẽ kích thích co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim và đẩy nhanh hơn tiến triển của suy tim. Để kiểm soát stress hiệu quả, bạn cũng nên chia sẻ cảm xúc với bạn bè và người thân để giải tỏa bớt muộn phiền. Thay vì ám ảnh bởi nỗi lo “bệnh suy tim độ 4 có chữa được không?”, bạn hãy dành thời gian cho những sở thích cá nhân và suy nghĩ tích cực hơn về cuộc hành trình điều trị bệnh phía trước.
- Không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, trà: Đây là cách hiệu quả để tránh cơn co thắt mạch vành tim và làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Không sử dụng chất kích thích kết hợp với giảm tình trạng thừa cân, béo phì là bạn đã làm giảm nhẹ được một phần gánh nặng cho tim.
Suy tim độ 4 là mức độ suy tim nguy hiểm nhất mà không ai có thể chủ quan được. Mỗi người đều có các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến việc “Suy tim độ 4 có chữa được không?” như tuổi tác, nguyên nhân gây bệnh, mức độ đáp ứng với các phương pháp điều trị và nhất là lối sống. Do đó, điều quan trọng mà người bệnh cần làm là giữ tinh thần lạc quan và điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ, cũng như áp dụng thêm các biện pháp không dùng thuốc. Thời gian người bệnh sống được bao lâu cũng như chất lượng cuộc sống như thế nào là phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực kiên trì của bản thân, gia đình và sự phối hợp đồng hành chuyên môn cùng các nhân viên y tế.