Nhiều người thường nghĩ rằng mang thai là một điều dễ dàng, xảy ra một cách tự nhiên. Thế nhưng, có không ít trường hợp thụ thai không thành công vì vô vàn những nguyên nhân khác nhau. Việc nhận biết rõ những nguyên nhân sẽ giúp các cặp đôi rút kinh nghiệm, tìm ra cách khắc phục hiệu quả, tăng cơ hội có em bé sau này.
Bạn đang đọc: Hiểu rõ 9 nguyên nhân thụ thai không thành công giúp tăng cơ hội có con
Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin để biết được 9 nguyên nhân thụ thai không thành công.
Nếu như các cặp đôi vẫn quan hệ tình dục đều đặn, lành mạnh, không dùng biện pháp tránh thai, nhưng mãi vẫn chưa có dấu hiệu thụ thai thành công, rất có thể là do những nguyên nhân sau đây:
Nội Dung
- 1 1. Tuổi tác
- 2 2. Thụ thai không thành công do có vấn đề về tinh trùng
- 3 3. Các vấn đề về rụng trứng và kinh nguyệt
- 4 4. Vì sao thụ thai không thành công? Có vấn đề về thụ tinh
- 5 5. Gặp vấn đề với việc làm tổ
- 6 6. Nguyên nhân thụ thai không thành công: Suy giảm nội tiết tố
- 7 7. Mắc bệnh phụ khoa khiến thụ thai không thành công
- 8 8. Thụ thai không thành công do có các vấn đề về sức khỏe
- 9 9. Tiền sử phẫu thuật, thủ thuật
1. Tuổi tác
Theo các chuyên gia sản khoa, độ tuổi của các cặp đôi có thể là yếu tố khiến phôi thai làm tổ không thành công.
Tuổi tác đóng vai trò khá quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Phụ nữ càng lớn tuổi, số lượng và chất lượng trứng càng giảm đi. Tình trạng này càng trở nên rõ ràng hơn khi các chị em bước vào độ tuổi 35, và suy giảm nhanh hơn sau 40 tuổi và dần hết khi đến tuổi mãn kinh. Sự suy giảm về số lượng và chất lượng trứng của phái đẹp khiến quá trình thụ thai trở nên khó khăn hơn.
Đối với đàn ông, khả năng sản xuất tinh trùng có thể kéo dài suốt đời. Thế nhưng không có nghĩa tuổi tác không ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng. Nhiều nghiên cứu cho thấy nam giới sau 40 tuổi có thể sẽ giảm thể tích tinh dịch, khả năng di động và hình thái bình thường cũng giảm đi. Ngoài ra có rất nhiều vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng cũng như sức khỏe sinh lý của phái mạnh, dù ở bất kỳ độ tuổi nào, dẫn đến tình trạng thụ thai không thành công.
Đọc thêm
Đi tìm nguyên nhân vì sao kinh nguyệt đều nhưng không có thai?
2. Thụ thai không thành công do có vấn đề về tinh trùng
Các vấn đề về sức khỏe hoặc lối sống không lành mạnh có thể làm giảm số lượng tinh trùng của nam giới trong một lần xuất tinh. Điều này làm giảm cơ hội thụ thai thành công.
Ngay cả khi số lượng tinh trùng bình thường, nhưng nếu tinh trùng của người đàn ông quá yếu, số lượng ít, di động kém, dị dạng nhiều… thì khả năng cao là quá trình thụ thai sẽ thất bại.
Nguyên nhân là vì sau khi quan hệ tình dục, tinh trùng phải bơi một quãng đường dài và trải qua môi trường âm đạo khắc nghiệt , vượt qua tử cung, vòi tử cung mới có thể tìm đến trứng và thụ tinh. Nếu tinh trùng quá yếu, khả năng di động kém thì chúng không thể đi qua đường sinh sản của người phụ nữ, dễ chết trước khi gặp được trứng, khiến quá trình thụ thai không diễn ra. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng: lối sống, môi trường (nhiệt độ cao, thói quen dùng rượu bia, thuốc lá, quan hệ tình dục bừa bãi; tiếp xúc hóa chất, tia xạ, kim loại nặng, thừa cân béo phì…), bệnh lý (Giãn tĩnh mạch thừng tinh, bất thường về di truyền, u sinh dục, nhiễm trùng, dùng thuốc …)
3. Các vấn đề về rụng trứng và kinh nguyệt
Các vấn đề xảy ra đối với chức năng phóng noãn của phụ nữ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh, dẫn đến tình trạng thụ thai không thành công.
Rối loạn rụng trứng hay còn gọi rối loạn chức năng phóng noãn có thể do sự mất cân bằng nội tiết tố, khiến trứng không thể trưởng thành hoặc không phóng noãn khỏi buồng trứng.
- Nếu trứng không rụng, đồng nghĩa với việc phụ nữ không có kinh nguyệt (vô kinh) thì không thể thụ thai.
- Nếu quá trình rụng trứng bị gián đoạn khiến kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh quá dài hoặc quá ngắn (rối loạn kinh nguyệt) sẽ ảnh hưởng đến khả năng có thai của phụ nữ. Nguyên nhân là vì khi kinh nguyệt không đều, quá dài, phụ nữ rất khó xác định được chính xác thời điểm rụng trứng để có thể quan hệ tình dục và có con.
Đọc thêm
Cách dễ thụ thai cho người kinh nguyệt không đều – Mẹo hay nên đọc!
4. Vì sao thụ thai không thành công? Có vấn đề về thụ tinh
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về các xét nghiệm ung thư thận
Một sự tắc nghẽn nào đó xảy ra trong đường sinh dục của phái mạnh hoặc phái đẹp có thể là nguyên nhân khiến quá trình thụ thai không thể diễn ra hay nói cách khác là thụ thai không thành công. Có nghĩa là nếu tinh trùng không thể vào âm đạo, bơi qua chất nhầy cổ tử cung, , qua buồng tử cung, vòi tử cung vì nguyên nhân tắc nghẽn nào đó, đồng nghĩa với việc trứng không được thụ tinh để có thể phát triển thành hợp tử.
Ngay cả khi tinh trùng đến được trứng, trong một số trường hợp, tinh trùng cũng không thể xuyên qua lớp vỏ bọc của trứng, khiến quá trình thụ tinh không thể diễn ra và phụ nữ không mang thai được.
5. Gặp vấn đề với việc làm tổ
Quá trình thụ thai không thành công còn có thể do một số vấn đề đối với khả năng làm tổ trong tử cung của phôi thai.
Nghĩa là, mặc dù tinh trùng và trứng đã gặp được nhau và trứng đã được thụ tinh thành hợp tử, phát triển thành phôi, nhưng nếu như có một vấn đề nào đó xảy ra trong quá trình phôi di chuyển từ vòi trứng vào trong lòng tử cung để làm tổ thì phôi thai có thể làm tổ không thành công.
Điều này thường xảy ra khi người phụ nữ có các vấn đề với niêm mạc tử cung hoặc gặp các vấn đề về kích thước hay hình dạng của tử cung, vòi trứng. Khi phôi không thể làm tổ thì không thể thụ thai thành công, còn nếu thụ thai không đúng vị trí thì gây ra thai ngoài tử cung (hay gặp nhất là thai ngoài tử cung tại vòi trứng).
Đọc thêm
Dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều – Làm sao để nhận biết?
6. Nguyên nhân thụ thai không thành công: Suy giảm nội tiết tố
Tình trạng căng thẳng, áp lực, mệt mỏi, dùng thuốc tránh thai, rối loạn nội tiết tố, thuốc men, béo phì, suy dinh dưỡng, bệnh lý mạn tính… có thể ảnh hưởng đến hormone sinh dục của nữ giới, làm giảm tỷ lệ đậu thai.
Mặt khác, tình trạng nội tiết tố bị suy giảm, nhất là ở phụ nữ ngoài 30 tuổi, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trưởng thành nang noãn, phóng noãn và khả năng mang thai của các chị em.
7. Mắc bệnh phụ khoa khiến thụ thai không thành công
>>>>>Xem thêm: Bị tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời? Có hại gì không?
Một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ khó có thể thụ thai hay mang thai là mắc các bệnh lý phụ khoa. Một số bệnh phụ khoa có thể ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản và tỷ lệ thụ thai thành công của nữ giới, điển hình như:
- Hội chứng buồng trứng đa nang PCOS
- U xơ tử cung
- Polyp buồng tử cung
- Lạc nội mạc tử cung
- Viêm âm đạo
- Bệnh Chlamydia, lậu cầu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Nếu nghi ngờ mắc các bệnh phụ khoa ảnh hưởng đến khả năng mang thai, phụ nữ nên nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đọc thêm
5 dấu hiệu khó có thai dễ nhận biết nhất – Khó thụ thai phải làm sao?
8. Thụ thai không thành công do có các vấn đề về sức khỏe
Ngoài các bệnh lý phụ khoa thì vẫn có một số vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, khiến việc thụ thai không thành công.
Các vấn đề sức khỏe khác nhau có thể góp phần gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản của phụ nữ bao gồm:
- Cường giáp hoặc suy giáp: Bệnh tuyến giáp có thể gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến việc phóng noãn từ buồng trứng.
- Tăng prolactin huyết ở nam và nữ: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn khả năng sinh sản.
- Bệnh đái tháo đường không được kiểm soát tốt có thể làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới và có thể khiến nữ giới không có kinh nguyệt.
- Bệnh celiac khiến cả nam và nữ đều có thể bị giảm khả năng sinh sản.
- Bệnh tự miễn dịch như lupus: Bệnh nhân lupus ban đỏ có thể mang thai nhưng bệnh Lupus và quá trình thai sản có sự tác động qua lại lẫn nhau.
Bên cạnh đó, những người hút thuốc lá thường xuyên, sử dụng ma túy, lạm dụng chất kích thích… có thể bị giảm khả năng sinh sản, khiến việc thụ thai và mang thai không thành công.
Ngoài ra, nếu một người bị mất ngủ kéo dài, thừa cân, suy dinh dưỡng hoặc tập thể dục quá sức cũng có thể làm gián đoạn hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
9. Tiền sử phẫu thuật, thủ thuật
Việc từng nạo, hút thai hoặc từng làm phẫu thuật vùng chậu, phẫu thuật liên quan đến buồng trứng, tử cung… có thể khiến khả năng phôi thai làm tổ thành công và quá trình phát triển thai nhi bị ảnh hưởng ít nhiều.
Một biến chứng sau khi phẫu thuật viêm ruột thừa, phẫu thuật vùng bụng hoặc vùng chậu… như dính vùng chậu có thể gây cản trở khiến quá trình thụ thai và mang thai không thành công.
Điều này cũng xảy ra tương tự với phái mạnh. Một cuộc phẫu thuật diễn ra ở bộ phận sinh dục có thể khiến chất lượng tinh trùng trong tinh dịch giảm cả về chất lượng và số lượng..
Bạn có thể quan tâm:
Trên đây là 9 nguyên nhân thụ thai không thành công mà bạn nên tìm hiểu rõ, từ đó có kế hoạch điều chỉnh, để có thể mang thai và sinh con trong tương lai.