Trẻ em có bị tiểu đường không? Nhận biết sớm triệu chứng và điều trị

Trẻ em có bị tiểu đường không? Nhận biết sớm triệu chứng và điều trị

Trẻ em có bị tiểu đường không? Nhận biết sớm triệu chứng và điều trị

Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng do làm cho hàm lượng đường trong máu tăng cao. Bệnh thường được nhắc đến nhiều ở những người trên 40 tuổi thế nhưng cũng có nhiều bậc cha mẹ băn khoăn rằng trẻ em có bị tiểu đường không khi một số bé cũng biểu hiện các triệu chứng của căn bệnh này?

Bạn đang đọc: Trẻ em có bị tiểu đường không? Nhận biết sớm triệu chứng và điều trị

Tiểu đường (hay đái tháo đường) là một bệnh lý mạn tính khi cơ thể gặp vấn đề trong khả năng chuyển hóa thực phẩm carbohydrate thành năng lượng do tuyến tụy không tạo ra đủ lượng insulin – hormone giúp điều hòa đường huyết (tuýp 1) hoặc đề kháng với insulin (tuýp 2). Nếu không được điều trị, tiểu đường có thể dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm bệnh tim, bệnh thận, suy giảm thị lực, tổn thương thần kinh và thậm chí là tử vong. Cả hai tuýp tiểu đường đều có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng tỉ lệ bệnh tiểu đường ở trẻ em thuộc tuýp 1 nhiều hơn.

Giải đáp thắc mắc: Trẻ em có bị tiểu đường không? 

Trẻ em có bị tiểu đường không? Nhận biết sớm triệu chứng và điều trị

Thật khó để các bậc phụ huynh nghĩ đến trường hợp đứa con năng động, khỏe mạnh của mình có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Thế nhưng, thực tế thì câu trả lời cho thắc mắc “trẻ em có bị tiểu đường không?” là có thể và việc nhận biết kịp thời các dấu hiệu cảnh báo để hỗ trợ và điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Trẻ em và trẻ vị thành niên thường mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 1 (hay còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin). Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được biết rõ nhưng được cho là có tính di truyền. Ở người bị tiểu đường tuýp 1, tuyến tụy trong cơ thể không tạo ra đủ lượng insulin cần thiết để giúp đường (glucose) đi vào trong tế bào và tạo thành năng lượng. Do đó, hàm lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Tiểu đường tuýp 1 không thể phòng ngừa được.

Tiểu đường tuýp 2 thường khởi phát ở người trưởng thành, phần lớn là trên 40 tuổi. Thế nhưng, ngày nay tiểu đường tuýp 2 đang có xu hướng phổ biến hơn trên cả trẻ em và thanh thiếu niên do tỷ lệ béo phì ở người trẻ ngày càng tăng. Ở dạng tiểu đường này, cơ thể không thể sử dụng insulin đúng cách (đề kháng với insulin). Tiểu đường tuýp 2 có tính di truyền và liên quan đến một số yếu tố nguy cơ như thừa cân, chế độ ăn không lành mạnh, lười vận động. Những đứa trẻ được sinh ra từ các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ, có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng cao hơn trong tương lai.

Trẻ em thường được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 trong độ tuổi khoảng từ 13-14. Tuy nhiên, trường hợp tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em có thể được phát hiện ở độ tuổi nhỏ hơn nhiều.

Nhận diện các triệu chứng bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ 

Tìm hiểu thêm: 3 phương pháp trị mụn trứng cá từ cơ bản đến chuyên sâu

Trẻ em có bị tiểu đường không? Nhận biết sớm triệu chứng và điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của trẻ em bị tiểu đường tuýp 1 thường tiến triển nhanh chóng, xuất hiện trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Khát nước liên tục, không thể xoa dịu cơn khát. Bạn có thể thấy trẻ thường xuyên đòi uống nước, uống hết nhanh.
  • Tiểu nhiều. Trẻ nhỏ có thể tiểu dầm khi ngủ hoặc tã lót nhanh đầy. Trẻ lớn hơn thường thức giấc vào ban đêm để đi vệ sinh.
  • Mệt mỏi. Trẻ em bị tiểu đường sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường, trẻ ít năng lượng, không muốn vận động, chơi trò chơi.
  • Sụt cân bất thường. Trẻ tự nhiên giảm cân, gầy đi nhanh chóng.
  • Bị mờ mắt hoặc gặp vấn đề về thị lực.
  • Thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt, hay quấy phá hoặc ủ rũ.
  • Hơi thở có mùi trái cây.

Các triệu chứng tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em cũng tương tự như tuýp 1 nhưng thường tiến triển từ từ qua nhiều tuần, nhiều tháng nên khó nhận biết sớm. Thông thường, các trường hợp phát hiện trẻ bị tiểu đường tuýp 2 là thông qua quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Nếu mức đường huyết tăng quá cao, trẻ có thể gặp phải một biến chứng nguy hiểm có tên là nhiễm toan ceton do tiểu đường với các triệu chứng:

  • Thở nhanh
  • Thở dài
  • Mất nước
  • Hơi thở có mùi aceton (mùi nước chùi sơn móng tay)
  • Đau bụng
  • Nôn mửa
  • Lơ mơ, không tỉnh táo
  • Buồn ngủ, ủ rũ
  • Nhiễm toan ceton là một tình trạng y tế khẩn cấp cần được can thiệp điều trị ngay lập tức. Vì thế, nếu nhận thấy trẻ có những biểu hiện trên hãy gọi ngay đến Trung tâm Cấp cứu 115 hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

    Bệnh tiểu đường ở trẻ em được điều trị như thế nào?

    Trẻ em có bị tiểu đường không? Nhận biết sớm triệu chứng và điều trị

    >>>>>Xem thêm: Bạo dâm và khổ dâm: Khoái cảm tình dục trong đau đớn

    Khác với tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được liên quan đến lối sống nên có thể phòng ngừa được. Dù không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường nhưng các trẻ em mắc phải bệnh lý này vẫn có khả năng sống một cuộc sống bình thường nếu kiểm soát tốt lượng đường trong máu bằng thuốc thích hợp cùng với lối sống lành mạnh.

    Các lựa chọn trong điều trị cho trẻ em bị tiểu đường gồm:

    • Chế độ ăn kiêng thích hợp và tập thể dục thường xuyên
    • Sử dụng insulin ở trẻ bị tiểu đường tuýp 1
    • Sử dụng thuốc hạ đường huyết metformin và có khi kết hợp với insulin hoặc liraglutide ở trẻ bị tiểu đường tuýp 2.

    Mục tiêu của việc điều trị là duy trì hàm lượng đường trong máu ở mức bình thường, giảm thiểu số lần tụt đường huyết và ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển của các biến chứng tiểu đường.

    Trẻ nhỏ đang điều trị tiểu đường cần được theo dõi đường huyết thường xuyên tại nhà thông qua bộ xét nghiệm nhanh. Lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm. Để duy trì được mức đường huyết mục tiêu, bạn cần cân bằng các nhóm thực phẩm trong thực đơn cho trẻ với mức năng lượng tiêu hao qua các hoạt động thể chất và mức insulin trong cơ thể. Nếu việc điều trị không đạt hiệu quả, bạn cần trao đổi với bác sĩ để được thay đổi cách thức điều trị phù hợp.

    Giờ đây, bạn chắc hẳn đã biết được trẻ em có bị tiểu đường không và chú ý hơn về các dấu hiệu bất thường ở trẻ có thể cảnh báo về căn bệnh mạn tính này. Đừng chủ quan nghĩ rằng đây chỉ là căn bệnh xảy ra ở người lớn tuổi.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *