Tang bạch bì

Tang bạch bì

Tên thường gọi: Tang bạch bì

Bạn đang đọc: Tang bạch bì

Tên khác: Tang căn bạch bì, sinh tang bì, chích tang bì, phục xà bì, mã ngạch bì, yến thực tằm, duyên niên quyển tuyết.

Tên khoa học: Cortex mori Albae Radicis

Họ: Dâu tằm (Araceae)

Tổng quan về dược liệu tang bạch bì

Tìm hiểu chung về tang bạch bì?

Tang bạch bì là vỏ rễ của cây Dâu tằm (Morus alba L.), một loài cây gỗ đại mộc có thể cao đến 15m nhưng do thường bị hái lá sử dụng nên chỉ cao 2–3m. Lá mọc so le, hình bầu dục, lá nguyên hoăc xẻ thành 3 thùy, đầu lá nhọn hay hơi tù, mép lá có răng cưa to.

Cây dâu tằm có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã di thực vào Việt Nam từ lâu. Hiện nay, cây được trồng ở nhiều nơi để lấy lá nuôi tằm và một số bộ phận khác được sử dụng làm thuốc như tang bạch bì.

Bộ phận dùng của dược liệu này là gì?

Tang bạch bì là vỏ rễ của cây dâu tằm. Người ta chọn lấy rễ ngầm dưới đất, rửa sạch, cạo bỏ hết lớp vỏ ngoài màu vàng nâu, lấy phần bên trong có màu trắng ngà. Sau đó chặt thành từng đoạn dài từ 20–50cm, rửa sạch, phơi hay sấy khô. Mặt ngoài có màu trắng nhạt, hơi nhăn, có khi xơ lên thành sợi. Những chỗ chưa được cạo kỹ sẽ có màu vàng nâu hay vàng cam. Có thể dùng sống hoặc tẩm mật sao vàng.

Thành phần hóa học trong tang bạch bì

Trong vỏ rễ dâu có những hợp chất flavon bao gồm mulberrin, mullberrochromen, xyclomulberrin, xyclomulberrochromen. Ngoài ra, còn có các axit hữu cơ, tanin, pectin và β amyrin và rất ít tinh dầu.

Tác dụng, công dụng của tang bạch bì

Tang bạch bì đem lại những công dụng gì?

Tang bạch bì được dùng làm thuốc lợi tiểu tiện, dùng trong điều trị bệnh thủy thũng, chữa ho lâu ngày, hen, ho có đờm, băng huyết, chữa sốt, cao huyết áp.

Các tác dụng dược lý của tang bạch đã được nghiên cứu bao gồm:

  • Giảm ho nhẹ, lợi niệu và gây tiêu chảy.
  • Thuốc sắc và chiết xuất tang bạch bì trong nhiều loại dung môi khác nhau đều có tác dụng hạ áp.
  • Tác dụng an thần, giảm đau, hạ nhiệt và chống co giật nhẹ.
  • Nước sắc Tang bạch bì có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ Flexner và nấm tóc. Thuốc chiết xuất nước nóng có tác dụng ức chế in vitro chủng JTC-28 tế bào ung thư tử cung khoảng 70% (Trung Dược Học).

Trong y học cổ truyền, vỏ rễ dâu có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi thũng, giảm ho, trừ đờm, hạ suyễn. Thường dùng chủ trị:

  • Các chứng ho, suyễn, khó thở, thở có tiếng kêu khò khè do phế nhiệt.
  • Trị mặt sưng phù, sốt, khát nước, tiểu gắt do phế nhiệt ngăn trở phế khí.

Liều dùng của tang bạch bì

Liều dùng của tang bạch bì có thể khác nhau đối với từng người bệnh. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Liều dùng thông thường của tang bạch bì là bao nhiêu?

Liều dùng hàng ngày từ 6–18g dưới dạng thuốc sắc hay bột.

Một số bài thuốc có chứa tang bạch bì

Tang bạch bì có mặt trong những bài thuốc dân gian nào?

1. Chữa ho ra máu:

Tang bạch bì 600g, ngâm trong nước vo gao 3 đêm. Sau đó tước nhỏ, cho thêm 250g gạo nếp, sao vàng, tán nhỏ, trộn đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng 8g chiêu bằng nước cơm.

2. Ho lâu năm:

Tang bạch bì, vỏ rễ cây chanh, mỗi vị lấy 10g bằng nhau, sắc lấy nước uống trong ngày.

3. Trẻ con ho có đờm:

Tang bạch 4g sắc với nước cho uống.

4. Viêm phế quản mạn:

Tang bạch bì, tỳ bà diệp, mỗi vị lấy đều 10g. Sắc lấy nước uống.

5. Rụng tóc:

Lấy tang bạch bì giã dập, ngâm nước. Sau đó đun sôi nửa giờ. Lọc và lấy nước gội đầu.

Lưu ý, thận trọng khi dùng tang bạch bì

Khi sử dụng tang bạch bì, bạn nên lưu ý những gì?

Tang bạch bì kiêng kị với những đối tượng sau:

  • Ho do cảm phong hàn
  • Tiểu nhiều, tiểu không tự chủ
  • Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng tang bạch bì với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

    Mức độ an toàn của dược liệu tang bạch bì

    Không có đủ thông tin về việc sử dụng tang bạch bì trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng dược liệu này.

    Tương tác có thể xảy ra với tang bạch bì

    Tang bạch bì có thể gây tương tác với một số thuốc hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà bạn đang dùng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng, bạn hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi muốn dùng tang bạch bì chung với những sản phẩm khác.

    Kenshin không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    >>>>>Xem thêm: Triệu chứng nhiễm Covid-19 thường gặp ở người đã tiêm vaccine

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *