Tinh dầu gừng từ lâu đã được ưa chuộng trong nhiều nền y học bởi những tác dụng vô cùng hữu ích, chẳng hạn như giảm đau, thư giãn tinh thần.
Bạn đang đọc: Tinh dầu gừng: Dùng hoài chẳng muốn dừng
Bài viết sau, Kenshin sẽ bật mí đến bạn các thông tin thú vị về tinh dầu gừng cũng như cách làm ra một chai dầu mà không tốn quá nhiều công sức.
Nội Dung
- 1 Tác dụng của tinh dầu gừng
- 1.1 1. Hỗ trợ trị đau dạ dày và hệ tiêu hóa
- 1.2 2. Chữa lành nhiễm trùng
- 1.3 3. Hỗ trợ các vấn đề về hô hấp
- 1.4 4. Giảm viêm
- 1.5 5. Tăng cường sức khỏe tim mạch
- 1.6 6. Tinh dầu gừng giàu chất chống oxy hóa cao
- 1.7 7. Tăng cường ham muốn tình dục
- 1.8 8. Tinh dầu gừng tốt cho tinh thần
- 1.9 9. Tinh dầu gừng giảm đau cơ và giảm đau bụng kinh
- 1.10 10. Tăng cường chức năng của gan
- 2 Mẹo hay khi sử dụng tinh dầu gừng
- 3 Cách làm tinh dầu gừng
Tác dụng của tinh dầu gừng
Các chuyên gia đã nhấn mạnh lợi ích của tinh dầu gừng và đây là những cách khác nhau mà loại dầu trị liệu này có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe:
1. Hỗ trợ trị đau dạ dày và hệ tiêu hóa
Tinh dầu gừng là một trong những biện pháp tự nhiên tốt nhất cho các tình trạng tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, co thắt, đau dạ dày và thậm chí nôn mửa. Dầu gừng cũng có hiệu quả như một phương thuốc giải tỏa tự nhiên cho chứng buồn nôn.
Một đánh giá khoa học được công bố trên Evidence-Free Free and Alternative Medicine đã đánh giá hiệu quả của các loại tinh dầu trong việc giảm căng thẳng và buồn nôn sau khi phẫu thuật. Khi được hít vào, dầu gừng có hiệu quả trong việc giảm buồn nôn do dùng thuốc. Tinh dầu gừng cũng thể hiện khả năng nổi bật ở hoạt động giảm đau trong một thời gian nhất định.
2. Chữa lành nhiễm trùng
Tinh dầu gừng hoạt động như một chất khử trùng, hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm do vi sinh vật và vi khuẩn. Chúng bao gồm nhiễm trùng đường ruột, kiết lỵ vi khuẩn và ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, loại tinh dầu này cũng đã được chứng minh là có đặc tính chống nấm, chẳng hạn như nấm candida albicans.
3. Hỗ trợ các vấn đề về hô hấp
Tinh dầu từ gừng giúp loại bỏ chất nhầy từ cổ họng và phổi. Loại dầu này còn được xem là phương thuốc tự nhiên để trị cảm lạnh, cúm, ho, hen suyễn, viêm phế quản và thở hụt hơi. Đóng vai trò như một chất kích thích, tinh dầu gừng báo hiệu cho cơ thể tăng lượng dịch tiết trong đường hô hấp, giúp bôi trơn bộ phận đang bị khó chịu.
Các nghiên cứu cũng đánh gia cao tinh dầu gừng ở khả năng giảm nhẹ tình trạng cho bệnh nhân hen suyễn. Đây là một tình trạng về đường hô hấp khiến cơ phế quản bị co thắt, niêm mạc phổi sưng lên và tăng sản xuất chất nhầy. Điều này dẫn đến việc người mắc bệnh không thể thở một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, nhờ vào đặc tính chống viêm trong tinh dầu gừng mà đường thở sẽ được mở ra và giúp phổi giảm sưng, từ đó giúp bạn hít thở thoải mái hơn trước.
4. Giảm viêm
Đối với một cơ thể khỏe mạnh, viêm là phản ứng bình thường và đem lại hiệu quả nhằm tạo điều kiện để quá trình hồi phục diễn ra. Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch có hiện tượng phản ứng quá mức và bắt đầu tấn công các mô cơ thể khỏe mạnh, bạn sẽ gặp phải tình trạng viêm ở những vùng khỏe mạnh của cơ thể, gây đầy hơi, sưng, đau và khó chịu.
Viêm nhiễm bất thường là căn nguyên của hầu hết các bệnh, như hội chứng rò rỉ ruột, viêm khớp và các triệu chứng đau cơ xơ hóa, cũng như bệnh celiac và ruột kích thích. Do vậy, bạn nên tăng cường ăn những loại thực phẩm chống viêm hoặc các sản phẩm từ thực vật để cắt giảm phản ứng miễn dịch này.
Một thành phần của tinh dầu gừng, được gọi là zingibain, có đặc tính chống viêm, từ đó giúp giảm đau và điều trị đau cơ, viêm khớp hoặc thậm chí cả đau đầu và nửa đầu.
5. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Tinh dầu gừng có khả năng làm giảm mức cholesterol và đông máu. Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, Hoa Kỳ, một vài nghiên cứu sơ bộ cho thấy gừng có thể làm giảm cholesterol và giúp ngăn ngừa huyết khối, từ đó giúp điều trị bệnh tim, cũng như hạn chế mạch máu bị tắc nghẽn – nguyên nhân dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.
Cùng với việc giảm mức cholesterol, tinh dầu gừng còn cải thiện quá trình chuyển hóa lipid, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường.
6. Tinh dầu gừng giàu chất chống oxy hóa cao
Củ gừng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao. Chất chống oxy hóa là những chất giúp ngăn ngừa một số loại tổn thương tế bào và đóng vai trò lớn trong việc hạn chế mắc phải các tình trạng sức khỏe như bệnh tim, ung thư và chứng mất trí.
Theo sách “Herbal Medicine, Biomolecular and Clinical Aspects”, tinh dầu gừng có thể làm giảm các dấu hiệu stress oxy hóa liên quan đến tuổi tác hoặc tổn thương cơ thể cũng như tăng cường sức khỏe.
7. Tăng cường ham muốn tình dục
Tinh dầu gừng có công dụng làm tăng ham muốn tình dục, hỗ trợ giải quyết các vấn đề như bất lực và giảm ham muốn tình dục ở nam giới.
Do đặc tính làm ấm và kích thích, tinh dầu gừng có tác dụng như một loại thuốc bổ trợ tình dục tự nhiên khá hiệu quả. Loại tinh dầu này cũng giúp giảm căng thẳng và mang lại cảm giác tự tin hơn khi “gần gũi’ cùng người ấy.
8. Tinh dầu gừng tốt cho tinh thần
Tìm hiểu thêm: Bệnh liệt dạ dày
Khi được sử dụng làm hương liệu, tinh dầu chiết xuất từ gừng có khả năng làm giảm tâm trạng lo lắng, trầm cảm và kiệt sức. Ngoài ra, việc sử dụng loại dầu này còn giúp bạn ngủ ngon hơn nữa đấy.
9. Tinh dầu gừng giảm đau cơ và giảm đau bụng kinh
Nhờ vào các thành phần chống lại cảm giác đau nhức như zingibain mà tinh dầu gừng giúp giảm đau bụng kinh, đau đầu, đau lưng hoặc các bộ phận khác.
Nghiên cứu cho thấy rằng xoa bóp bằng một hoặc hai giọt tinh dầu này mỗi ngày có hiệu quả trong điều trị đau cơ và khớp hơn so với thuốc giảm đau, điều này là do khả năng giảm viêm và tăng lưu thông.
10. Tăng cường chức năng của gan
Dầu gừng có khả năng chống oxy hóa và hoạt động như một sản phẩm bảo vệ gan. Một nghiên cứu trên động vật được công bố trên Tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry đã đo lường hiệu quả của dầu trong điều trị bệnh gan nhiễm mỡ do rượu, có liên quan đáng kể với bệnh xơ gan và ung thư gan.
Mẹo hay khi sử dụng tinh dầu gừng
Một số cách sử dụng tinh dầu gừng để ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày là:
1. Dùng dầu để nâng cao tâm trạng
Bạn có thể ngửi tinh dầu từ 2 – 4 lần mỗi ngày hoặc dùng que gỗ hay máy khuếch tán tinh dầu để không gian sinh hoạt có mùi thơm dễ chịu.
2. Cải thiện sức khỏe tim mạch và tốc độ lưu thông máu
Thoa một hoặc hai giọt dầu gừng pha loãng trong 1 muỗng dầu nền (dầu hạt nho, dầu hạnh nhân, dầu hướng dương…) lên vùng ngực, vỗ đều để dầu được thấm vào da. Thực hiện hai lần mỗi ngày.
3. Thải độc cho cơ thể, cải thiện tiêu hóa
Bạn có thể ngâm chân hoặc tắm bồn có pha 5 – 10 giọt dầu gừng cùng muối Epsom với nước ấm.
4. Tinh dầu gừng giảm đau cơ bắp và đau khớp
Xoa bóp tinh dầu (đã pha loãng với dầu hạt nho) trên các bộ phận bị ảnh hưởng ít nhất hai lần mỗi ngày.
5. Tinh dầu gừng ngừa nôn
Nếu cảm thấy buồn nôn, bạn hãy xoa lên vùng bụng bằng 1 – 2 giọt dầu để làm giảm sự khó chịu. Ngoài ra, bạn có thể ngửi tinh dầu để nhận được các tác dụng tương tự.
6. Tăng cường ham muốn tình dục
Bạn đang bị hạn chế về mặt ham muốn tình dục? Tình trạng này có thể được giảm nhẹ bằng cách xoa một vài giọt dầu gừng lên bụng dưới hoặc bàn chân của bạn. Ngoài ra, bạn có thể khuếch tán hai hoặc ba giọt tinh dầu gừng trong không khí bằng máy hoặc que gỗ.
Cách làm tinh dầu gừng
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng mới của COVID-19: Ho ra máu
Nếu bạn muốn tự làm cho bản thân một lọ dầu chiết xuất từ gừng, hãy thử thực hiện theo gợi ý sau nhé:
Nguyên liệu
- Gừng: 200g (nên chọn những củ già, có màu vàng ươm. Không lấy gừng quá héo bởi tinh chất tiết ra sẽ không nhiều)
- Dầu nền 100ml (dầu ô liu, dầu hạnh nhân…)
- 1 miếng vải sạch
Cách thực hiện
♥ Bước 1: Rửa sạch gừng, cạo lớp vỏ ngoài, cắt thành từng miếng nhỏ
♥ Bước 2: Cho dầu ô liu vào nồi, đun nhỏ lửa cho đến khi sôi
♥ Bước 3: Cho gừng vào chảo và đảo đều để tinh chất trong gừng thoát ra
♥ Bước 4: Sau khoảng 40 phút, tắt bếp chờ cho dầu nguội rồi đổ qua miếng vải sạch để lọc lấy dầu
♥ Bước 5: Chiết dầu vào lọ thủy tinh, bảo quản ở nơi thoáng mát.
Phương Uyên/Kenshin.vn