Có thể bạn đã từng nghe nói về xét nghiệm đo mật độ, khối lượng xương hoặc đôi khi là tỷ trọng khoáng xương BMD. Tất cả các loại xét nghiệm này đều được áp dụng để xác định tình trạng xương bằng cách đo khối lượng xương.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về xét nghiệm đo mật độ xương
Thông qua những xét nghiệm này, các bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh loãng xương, nguy cơ bị gãy xương và xem xét đáp ứng của cơ thể bệnh nhân với phương pháp điều trị loãng xương. Bạn có thể thực hiện xét nghiệm sau mỗi hai năm. Điều này sẽ cho phép bác sĩ chẩn đoán chính xác liệu bạn có bị loãng xương hay không và đưa ra các phương án điều trị thích hợp.
Nội Dung
Phương pháp xét nghiệm đo mật độ xương
Trong số những cách để đo mật độ xương thì phương pháp đo độ hấp thụ tia X hai nguồn năng lượng DXA là phương pháp phổ biến nhất. Phương pháp này dùng để đo mật độ xương ở vùng hông và cột sống.
Một cách khác để đo khối lượng xương là thực hiện kiểm tra mật độ xương ngoại biên ở phần dưới của cánh tay, cổ tay, ngón tay và gót chân.
Thường thì các xét nghiệm này sẽ được thực hiện trên những vùng xương dễ gãy như phần xương phía cuối cột sống, xương đùi và xương cẳng tay. Tuy vậy, cần lưu ý rằng mật độ xương thay đổi ở các vùng khác nhau trên cơ thể. Nếu kết quả kiểm tra ở một vùng kết luận bạn mắc bệnh về xương thì bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện kiểm tra ở vùng xương khác để có thể đưa ra kết luận chính xác.
Tại sao bạn nên thực hiện xét nghiệm đo mật độ xương?
Các xét nghiệm xương có thể được thực hiện để đo mật độ xương. Từ kết quả xét nghiệm bác sĩ có thể:
- Xác định tình trạng xương hay kiểm tra xem bạn có bị loãng xương hay không trước khi tình hình trở nên nghiêm trọng;
- Dự đoán và giảm nguy cơ bị gãy xương trong tương lai;
- Kiểm tra xem liệu các phương pháp chữa trị làm tăng mật độ xương bạn đang tiếp nhận có hiệu quả không;
- Đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị loãng xương đem lại.
Những ai nên làm xét nghiệm đo mật độ xương?
Tìm hiểu thêm: Cùng tìm hiểu các lợi ích sức khỏe của liệu pháp xông hơi
Dù xương có khả năng tái tạo lại nhưng khả năng này sẽ giảm dần theo độ tuổi và thời gian. Phụ nữ thường có mật độ xương thấp hơn nam giới. Do vậy, tất cả phụ nữ từ 65 tuổi trở lên được khuyến nghị đi kiểm tra mật độ xương. Tuy nhiên nếu bạn trẻ hơn nhưng có nguy cơ bị gãy xương thì bạn cũng nên thực hiện xét nghiệm này.
Ngoài tuổi tác ra thì sẽ có những dấu hiệu khác cho biết bạn nên thực hiện xét nghiệm đo mật độ xương bao gồm:
- Kết quả X quang cho thấy cột sống bạn có chỗ bị gãy hoặc thiếu xương;
- Đau lưng và có nguy cơ gãy đốt sống;
- Thấp đi khoảng 1 cm hoặc nhiều hơn trong vòng một năm;
- Chiều cao giảm đi 4 cm.
Cách đọc kết quả xét nghiệm
>>>>>Xem thêm: Bật mí cách nấu cháo ghẹ cho bé giàu canxi, thơm ngon, bổ dưỡng
Sau khi thực hiện xét nghiệm, bạn sẽ nhận được chỉ số T (T-score). Chỉ số T cho biết mật độ xương của bạn khi so với chỉ số tiêu chuẩn của những người khỏe mạnh trong độ tuổi 30. Chỉ số có giá trị càng nhỏ thì nguy cơ bạn bị mắc các bệnh về xương càng cao.
- Từ -1 đến +1: Bình thường;
- Từ -1 đến -2.5: Bạn có mật độ xương thấp nhưng chưa tới mức bị loãng xương. Bạn nên cân nhắc mua thuốc ngăn ngừa loãng xương để làm chậm quá trình mất xương và giảm thiểu nguy cơ bị loãng xương trong tương lai. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn duy trì các thói quen lành mạnh như ăn các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D, kết hợp tập các môn rèn luyện sức bền như đi bộ, chạy bộ hay khiêu vũ;
- Từ -2.5 trở xuống: Bạn đã bị loãng xương. Chỉ số T càng nhỏ thì tình trạng loãng xương càng nặng. Trong trường hợp này, bạn nhất định phải uống thuốc. Một vài loại thuốc có thể giúp làm chậm hay thậm chí đảo ngược tiến trình loãng xương. Theo lời khuyên của các bác sĩ, bạn nên thực hiện xét nghiệm lâm sàng mỗi năm để kiểm tra diễn tiến bệnh.
Ngoài chỉ số T thì bạn cũng nhận được chỉ số Z (Z-score) khi thực hiện kiểm tra mật độ xương. Chỉ số Z cho biết mật độ xương của bạn khi so với chỉ số tiêu chuẩn của những người cùng tuổi. Hai chỉ số T và Z có thể hoán đổi cho nhau. Các bác sĩ khoa nhi sử dụng các phân vị để tính chiều cao của trẻ.
Tuy nhiên, không chỉ số nào có thể dự đoán được nguy cơ bị gãy xương trừ phi bạn biết chính xác độ tuổi là bao nhiêu. Chỉ số T và Z có thể hoán đổi được cho nhau nên đều có khả năng dự đoán nguy cơ bị gãy xương.
Tỷ trọng khoáng xương có ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể hay không?
Chỉ số khối lượng cơ thể BMI được đo bởi chiều cao và cân nặng (BMI = cân nặng/(chiều cao*chiều cao) trong khi tỷ trọng khoáng xương BMD lại có được nhờ vào quá trình quét xương.
Nếu bạn bị thiếu cân (chỉ số BMI nhỏ hơn 18,5) thì nguy cơ mắc chứng loãng xương sẽ gia tăng. Khi bị thiếu cân thì xương sẽ mềm và dễ gãy hơn. Do đó, cả chỉ số BMI và cân nặng đều có mối liên hệ với chỉ số BMD (chỉ số mật độ xương). Đã có những nghiên cứu về vấn đề này nhưng các kết quả vẫn chưa thống nhất với nhau. Do vậy, vẫn chưa có thông tin xác nhận việc bị béo phì là nguyên nhân gây ra chứng loãng xương, các vấn đề gãy xương hay khiến chỉ số BMD ở mức thấp.
Loãng xương diễn tiến rất thầm lặng, khi bệnh có các dấu hiệu cụ thể cũng là lúc cơ thể bạn đã mất một lượng xương đáng kể. Vì vậy, việc kiểm tra mật độ xương định kỳ và duy trì chế độ ăn uống, tập luyện lành mạnh để đảm bảo sức khỏe xương khớp là rất quan trọng. Đồng thời, bạn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ khi gặp bất kỳ vấn đề bất thường nào về xương, đừng bao giờ bỏ qua lời khuyên chuyên môn hoặc chậm trễ trong việc tìm kiếm và chữa trị những triệu chứng bất thường của cơ thể.