Hỏi đáp bác sĩ: Cây tía tô có tác dụng gì?

Hỏi đáp bác sĩ: Cây tía tô có tác dụng gì?

Hỏi đáp bác sĩ: Cây tía tô có tác dụng gì?

Bạn đọc hỏi:

Chào bác sĩ,

Tôi là Ngọc, 40 tuổi. Tôi và gia đình từng mắc Covid-19 và đã khỏi bệnh. Tôi nghe nói tía tô có thể chữa di chứng hậu Covid-19. Vậy xin bác sĩ cho tôi biết cây tía tô có tác dụng gì? Tôi có thể dùng tía tô để chữa di chứng hậu Covid-19 cho bản thân và gia đình không?

Bạn đang đọc: Hỏi đáp bác sĩ: Cây tía tô có tác dụng gì?

Bác sĩ trả lời:

Chào bạn,

Với câu hỏi: “Cây  tía tô có tác dụng gì? Dùng tía tô cho bệnh nhân hậu Covid-19 ra sao?”, BS CKI. Lai Ngọc Hiền (Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM) giải đáp như sau:

Tác dụng của cây tía tô

Đối với bữa ăn hằng ngày, tía tô được xem là một trong những loại rau và gia vị phổ biến của người dân Việt Nam. Rau tía tô có mùi thơm lạ, làm tăng hương vị, màu sắc cho các món ăn. Một loại cây dễ trồng và được trồng nhiều ở nông thôn và cả trong thành phố, lá tía tô được dùng để ăn sống hoặc nấu chín đều được. Đồng thời, cây tía tô cũng là một vị thuốc dùng để phòng và chữa bệnh theo y học cổ truyền.

Tía tô (danh pháp hai phần: Perilla frutescens var. crispa, đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens) là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae)

Các thành phần dinh dưỡng có trong 100g tía tô:

  • Năng lượng:  25 kcal
  • Protein: 2,9g
  • Carbohydrate: 3,4g
  • Chất xơ: 3,6g
  • Caroten: 5520mcg
  • Vitamin C: 13mg
  • Canxi: 190mg
  • Phospho: 18mg
  • Sắt: 3,2mg
  • Natri: 3mg
  • Kali: 284mg
  • Magie: 112mg
  • Kẽm: 0,86mg
  • Mangan: 0,73mg
  • Đồng: 460mcg

Hỏi đáp bác sĩ: Cây tía tô có tác dụng gì?

Một số nghiên cứu mới đây đã tìm và phát hiện thêm trong cây tía tô còn có nhiều hoạt chất khác như glycoside, alkaloid, flavonoid, saponin, tannin, phytosterol, tocopherol, polyphenol, nhựa, tinh dầu. Về mặt dinh dưỡng, tía tô còn có axit oleic, linoleic và linolenic (omega 9, 6, 3). Trong đó:

  • Axit béo omega 3 giúp ngăn ngừa các bệnh như rối loạn tim mạch, ung thư và viêm nhiễm…
  • Axit amin gồm arginin, histidin, leucin, lysin, valin…

Dầu hạt tía tô đã và đang thu hút sự chú ý của các nhà khoa học như một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều hoạt chất có đặc tính dược lý như:

  • Tác dụng nhuận tràng
  • Chống oxy hóa (hạt có hoạt tính cao hơn)
  • Kháng khuẩn, kháng viêm, kháng dị ứng (hỗ trợ trong điều trị viêm phế quản)
  • Hỗ trợ điều trị ung thư, bảo vệ thần kinh, chống trầm cảm

Mặc dù kết quả đầy hứa hẹn trong các nghiên cứu tiền lâm sàng, nhưng với các nghiên cứu lâm sàng thì vẫn chưa đủ. Do đó, cần có những nghiên cứu sâu hơn để xác minh các tác dụng điều trị nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, cây tía tô cũng được cảnh báo về tác dụng phụ từ tinh dầu có khả năng gây phù phổi cho động vật thí nghiệm và gia súc. Vì vậy, việc sử dụng cây tía tô trong các món ăn đông y và các chế phẩm thuốc cũng cần liều lượng phù hợp để tránh những nguy cơ có thể xảy ra đối với sức khỏe con người.

Theo Y học cổ truyền, cây tía tô là vị thuốc thuộc nhóm giải biểu phát tán phong hàn, có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế – tâm – tỳ, không độc. Lá tía tô dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, giảm ho; cành làm thuốc an thai…

Ngoài ra, một tác dụng khác của tía tô là điều trị mụn cơm, chữa mẩn ngứa, làm đẹp da, chữa cảm lạnh, đầy chướng bụng và hỗ trợ điều trị Covid – 19 thể nhẹ có các triệu chứng cảm hàn.

Cây tía tô có thể hỗ trợ điều trị Covid – 19 thể nhẹ có các triệu chứng cảm hàn.

Các bài thuốc từ cây tía tô

Tìm hiểu thêm: Nội soi tử cung có đau không? Chi phí thế nào và quy trình thực hiện ra sao?

Hỏi đáp bác sĩ: Cây tía tô có tác dụng gì?

>>>>>Xem thêm: Mách bạn 7 cách trị mụn cóc sinh dục nữ tại nhà đơn giản

Sau đây, chúng ta có thể tham khảo một số bài thuốc cổ truyền được ứng dụng với sự có mặt của lá và hạt tía tô:

Sâm tô ẩm:

  • Nhân sâm 12g
  • Tô diệp 12g
  • Cát căn 12g
  • Tiền hồ 8g
  • Cát cánh 8g
  • Bán hạ chế 6g
  • Bạch linh 12g
  • Trần bì 8g
  • Mộc hương 6g
  • Chỉ xác 8g
  • Cam thảo 8g

Hoắc hương chính khí

  • Hoắc hương 12g
  • Tử tô 8 – 12g
  • Bạch chỉ 4 – 8g
  • Hậu phác 4 – 8g
  • Đại phúc bì 8 – 12g
  • Bán hạ 12g
  • Trần bì 6 – 12g
  • Cát cánh 4 – 8g
  • Bạch linh 12 – 16g
  • Bạch truật 8 – 12g
  • Cam thảo 4g

Trân trọng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *