Suy hô hấp cấp (ARDS)

Suy hô hấp cấp (ARDS)

Tìm hiểu chung

Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) là gì?

Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) là tình trạng đe dọa tính mạng do viêm các phế nang trong phổi. Bệnh dẫn đến sự tích tụ dịch trong các túi khí, ngăn chặn oxy vào máu và các phần còn lại của cơ thể. Điều này có thể gây ra suy hô hấp và dẫn đến tử vong.

Bạn đang đọc: Suy hô hấp cấp (ARDS)

Suy hô hấp xảy ra khi các mao mạch hoặc các mạch máu nhỏ xung quanh các túi khí không thể trao đổi khí carbonic với khí oxy đúng cách. Tình trạng này có thể cấp tính hoặc mãn tính. Với suy hô hấp cấp tính, bạn gặp phải các triệu chứng tức thời do không có đủ oxy trong cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, suy hô hấp có thể dẫn đến tử vong nếu nó không được điều trị nhanh chóng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) là gì?

Các triệu chứng của hội chứng suy hô hấp cấp phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra hội chứng và nồng độ khí carbonic và oxy trong máu.

Những người có nồng độ khí carbonic cao có thể gặp:

  • Thở nhanh
  • Lẫn lộn

Những người có nồng độ oxy thấp có thể gặp:

  • Không thở được
  • Da, đầu ngón tay hoặc môi xanh lợt

Những người bị suy hô hấp cấp tính và nồng độ oxy thấp có thể gặp:

  • Bồn chồn
  • Lo lắng
  • Buồn ngủ
  • Mất ý thức
  • Thở nhanh và nông
  • Nhịp tim nhanh
  • Nhịp tim bất thường (loạn nhịp)
  • Đổ mồ hôi rất nhiều

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Xem thêm

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên gọi bác sĩ nếu sốt, khó thở và bị bệnh hoặc chấn thương nặng.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS)?

Hội chứng suy hô hấp cấp ARDS thường là kết quả của nhiễm trùng hoặc chấn thương và nó thường xảy ra đột ngột (thường trong vòng 24-48 giờ sau khi nhiễm bệnh). Các nguyên nhân khác bao gồm hít phải chất nôn, bỏng nặng, dùng thuốc quá liều, hít phải hóa chất, khói thuốc hoặc khói độc hại khác và viêm tụy. Suy hô hấp cấp (ARDS) không chỉ gồm suy hô hấp mà còn suy các cơ quan quan trọng khác bao gồm thận và gan.

Tắc nghẽn

Khi có vật nào đó nằm trong cổ họng, phổi có thể gặp khó khăn thu nhận đủ oxy. Tắc nghẽn cũng có thể xảy ra ở những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc hen suyễn, một đợt cấp sẽ làm cho đường hô hấp trở nên co hẹp.

Chấn thương

Một chấn thương làm suy yếu hoặc gây tổn thương cho hệ hô hấp có thể ảnh hưởng xấu đến lượng oxy trong máu. Ví dụ như chấn thương tủy sống hoặc não có thể ảnh hưởng ngay lập tức đến hơi thở. Bộ não ra lệnh phổi thở. Nếu não không thể truyền thông tin do chấn thương hoặc tổn thương, phổi không thể tiếp tục hoạt động bình thường.

Một chấn thương ở xương sườn hoặc ngực cũng có thể cản trở quá trình hô hấp. Những vết thương này có thể làm giảm khả năng hít đủ oxy vào phổi.

Các tình trạng sức khỏe

  • Viêm phổi
  • Viêm tụy
  • Chấn thương nghiêm trọng
  • Nhiễm trùng huyết
  • Tổn thương não nặng
  • Tổn thương do hít phải khói hoặc hóa chất

Điều này có thể xảy ra khi bạn đang điều trị tại bệnh viện cho một tình trạng cơ bản khác.

Lạm dụng ma túy hoặc rượu

Nếu bạn dùng quá nhiều thuốc hoặc uống quá nhiều rượu, chức năng não có thể bị suy yếu và cản trở khả năng hít vào hoặc thở ra.

Hít hóa chất

Hít phải hóa chất độc hại, khói hoặc hơi khói cũng có thể gây suy hô hấp cấp tính. Những hóa chất này có thể làm tổn thương hoặc làm hỏng các mô phổi, bao gồm các túi khí và mao mạch.

Đột quỵ

Một cơn đột quỵ xảy ra khi mô bị tổn thương hoặc chết ở một hoặc cả hai bên não. Thông thường, nó chỉ ảnh hưởng đến một bên. Mặc dù đột quỵ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo như nói chậm hoặc nhầm lẫn, nhưng nó thường xảy ra nhanh chóng. Nếu bị đột quỵ, bạn có thể mất khả năng thở đúng cách.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là một nguyên nhân phổ biến gây suy hô hấp. Những người vừa khỏi suy hô hấp cấp cần phải mất 6-12 tháng để phổi phục hồi bình thường.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS)?

Suy hô hấp cấp (ARDS) xảy ra ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ bằng nhau ở nam và nữ. Đây không phải là bệnh truyền nhiễm hoặc di truyền.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS)?

Có rất nhiều yếu tố làm bạn có thể tăng nguy cơ mắc suy hô hấp cấp (ARDS) như bạn phải nằm viện vì bệnh khác, đặc biệt là những bệnh nặng, nhiễm trùng máu lan rộng (nhiễm trùng huyết) hay bạn nghiện rượu mãn tính.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội đoán suy hô hấp cấp (ARDS)?

Các xét nghiệm và phương tiện chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp bác sĩ xác định bạn liệu có mắc bệnh ARDS. Chụp X-quang ngực có thể ban đầu cung cấp được gợi ý. Bác sĩ có thể đặt catheter (đặt một ống thông mỏng qua tĩnh mạch ở cổ đi vào tim) để đo áp lực ở tim nhằm chẩn đoán và giúp hướng dẫn điều trị.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng uy hô hấp cấp (ARDS)?

Hội chứng suy hô hấp cáp là tình trạng cấp cứu và bạn cần phải nhập viện vào các đơn vị chăm sóc đặc biệt. Bạn sẽ được điều trị nâng đỡ, nghĩa là điều trị hỗ trợ và duy trì oxy máu cũng như huyết áp. Máy thông gió cơ học (máy thở) giúp bạn hít thở và các loại thuốc truyền tĩnh mạch giúp bạn duy trì huyết áp bình thường. Bạn sẽ sử dụng máy thở cho đến khi bạn tự thở được.

Khi nhiễm trùng gây ra hội chứng suy hô hấp cấp (hơn 30% trường hợp), thuốc kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và chữa khỏi bệnh.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS)?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Xơ phổi (sẹo phổi) có thể là biến chứng của ARDS và phải sử dụng máy thở lâu dài hoặc khó thở sau khi xuất viện;
  • Suy hô hấp cấp (ARDS) là tình huống cấp cứu, đòi hỏi phải được các chuyên viên y tế chăm sóc tích cực;
  • Một số người sống sót sau hội ARDS có thể bị mất trí nhớ vì giảm nguồn cung cấp oxy đến não.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

>>>>>Xem thêm: Làm sao để không thay lòng đổi dạ khi yêu xa?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *