Cây ba chạc: Dược liệu quý giúp trị bệnh ngoài da hiệu quả

Cây ba chạc: Dược liệu quý giúp trị bệnh ngoài da hiệu quả

Cây ba chạc: Dược liệu quý giúp trị bệnh ngoài da hiệu quả

Cây ba chạc là một tên gọi nghe thật đặc biệt và lạ tai với nhiều người. Đây được biết đến là một loại dược liệu điều trị ghẻ ngứa và các bệnh ngoài da khá hiệu quả. Cùng Kenshin tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này trong bài viết ngay sau đây nhé!

Bạn đang đọc: Cây ba chạc: Dược liệu quý giúp trị bệnh ngoài da hiệu quả

Tên thường gọi: Cây ba chạc

Tên gọi khác: Cây dầu dầu, chè cỏ, bí bái, mạt, dầu dấu, chè đắng, tam xoa khổ, tam nha khổ, chằng ba

Tên khoa học: Euodia lepta (Spreng) Merr

Họ – Chi: Họ cam (Rutaceae), chi Melicope

Tổng quan

Tìm hiểu chung về cây ba chạc

Cây ba chạc thường được tìm thấy chủ yếu ở một số tỉnh miền núi nước ta như Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, Quảng Nam hay Lâm Đồng… Đây là loại cây thân gỗ lớn, có chiều cao trung bình từ 2 – 8m với các đặc điểm nổi bật sau đây:

  • Cây đâm nhiều nhánh con có màu đỏ tro.
  • Lá ba chạc là loại lá kép, màu xanh, mọc đối xứng, hình trái xoan, có cuống dài bao gồm 3 lá chét, lá non chứa nhiều lông mịn.
  • Hoa ba chạc thường phát triển vào tháng 4 – 5, mọc thành cụm, màu trắng, nhỏ li ti, đâm ra ở nách các lá và có kích thước ngắn hơn so với lá.
  • Cây ba chạc thường ra quả vào tháng 6 – 7, quả đơn khô (quả nang), hình trái xoan, mọc thành cụm thưa, có cạnh ngoài nhăn nheo chứa từ 1- 4 hạch nhẵn. Quả non màu xanh, khi chín thì màu đỏ.
  • Hạt bóng, hình cầu, màu đen lam có đường kính cỡ 2mm.

Bộ phận dùng của cây ba chạc

Cây ba chạc: Dược liệu quý giúp trị bệnh ngoài da hiệu quả

Bộ phận dùng làm dược liệu của cây ba chạc bao gồm toàn bộ cây: lá, thân, cành và rễ. Trong đó, rễ và lá được sử dụng phổ biến nhất.

  • Thu hái: Rễ, thân và lá ba chạc được thu hái quanh năm.
  • Sơ chế: Đem về rửa sạch với nước. Rễ thái nhỏ rồi đem phơi khô ngoài nắng. Lá có thể dùng tươi hay đem phơi trong bóng râm hoặc sấy khô để giữ được tối đa các thành phần hoạt tính. Sau đó, dùng làm thuốc.
  • Bảo quản: Bảo quản trong hũ có nắp đậy kín và để nơi thoáng mát. Tránh nơi ẩm ướt, không để trong tủ lạnh.

Thành phần hóa học trong cây ba chạc

Rễ ba chạc chứa alkaloid, flavonoid là hợp chất có hoạt tính chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn, chống oxy hóa và bảo vệ gan. Lá ba chạc chủ yếu chứa tinh dầu tạo nên mùi thơm có hoạt tính diệt côn trùng mạnh.

Tác dụng, công dụng

Cây ba chạc có những công dụng gì?

Tìm hiểu thêm: Thận trọng những loại thuốc có thể làm hại thận

Cây ba chạc: Dược liệu quý giúp trị bệnh ngoài da hiệu quả

Cây ba chạc có tác dụng gì? Trong Đông y, cây ba chạc có tính mát, vị đắng, mùi thơm nhẹ. Tác dụng chính là giúp thanh nhiệt, giảm đau, giải độc, trừ thấp và giảm ngứa.

Còn đối với y học hiện đại, vị thuốc này được chứng minh là giúp giảm cholesterol, điều trị cao huyết áp và cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, lá ba chạc cũng có đặc tính kháng khuẩn, giúp ngăn sự phát triển của trực khuẩn lỵ Shigella.

Ngoài ra, một thử nghiệm khác được tiến hành trên chim bồ câu cho thấy cao và nước sắc từ lá, cành non của ba chạc giúp hình thành tuyến sữa và tăng tiết sữa ở loài chim này.

Tóm lại, lá và rễ ba chạc được dùng trong điều trị các tình trạng như:

  • Chốc đầu
  • Ghẻ ngứa
  • Ho, viêm họng
  • Phòng bệnh cảm cúm, , nhiễm khuẩn
  • Lợi sữa
  • Eczema
  • Mụn nhọt
  • Nhiễm trùng da, tổn thương ngoài da, tiêu viêm, kích thích lên da non
  • Đau nhức xương khớp, đau gân
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Giải độc lá ngón
  • Giải độc, làm mát gan
  • Kích thích tiêu hóa.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của cây ba chạc là bao nhiêu?

  • Liều dùng: Liều dùng mỗi ngày 10 – 15g lá hoặc 9 – 30g rễ hoặc 4 – 12g thân sắc lấy nước uống hoặc theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Cách dùng: Sắc thuốc uống, lấy lá tươi nấu nước tắm rửa hoặc đắp trực tiếp lên da, hoặc phơi khô rồi tán thành bột hoặc nấu thành cao.

Một số bài thuốc từ cây ba chạc

Cây ba chạc được sử dụng trong những bài thuốc dân gian nào?

  • Điều trị ghẻ lở, chốc đầu

Dùng 1 nắm lá ba chạc (tươi hoặc khô) đun lấy nước đặc rồi tắm rửa vùng da tổn thương.

  • Chữa chán ăn, bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa

Dùng 10 – 15g rễ hoặc vỏ thân sắc với 1 lít nước chia làm nhiều lần uống trong ngày. Dùng thuốc đều đặn liên tục trong 1 tháng.

  • Chữa phong thấp, đau nhức xương khớp

Cách 1: Lấy 15g rễ (hay vỏ thân) sắc với 1 lít nước uống hàng ngày hoặc ngâm rượu để uống cũng có hiệu quả rất tốt.

Cách 2: Dùng 10g lá ba chạc tươi, 10g lá tầm gửi cây sau sau. Rửa sạch và ngâm trong nước muối 20 phút. Sau đó, giã nát và đắp vào khu vực đang bị đau nhức trên cơ thể. Mỗi ngày 1 lần, duy trì trong 7 – 10 ngày.

Cách 3: Dùng 15g ba chạc, 15g độc lực (đơn châu chấu), 15g cốt khí (nam hoàng cầm), 15g gối hạc, 15g rẻ gấc, 15g lá lốt, 15g cà vạnh (cà gai leo), 15g dây chỉ (tơ mành, phong xa đằng), 15g lá cà phê, 15g bưởi bung (cơm rượu). Mang tất cả vị thuốc rửa sạch, cho vào ấm cùng với 600ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút hoặc cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 100ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước uống. Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày. Uống liên tục trong nhiều ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

  • Giải độc lá ngón, giải độc gan

Dùng 15 – 20g lá, vỏ thân hay rễ đều được để sắc lấy nước uống.

  • Kích thích tiêu hóa, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh

Cách 1: Dùng 10g rễ ba chạc đã rửa sạch, phơi khô đem sắc lấy nước uống hàng ngày.

Cách 2: Dùng 16g lá ba chạc rửa sạch, cho lá vào ấm cùng với 6 bát con nước. Sắc thuốc với lửa nhỏ liu riu trong 30 phút cho đến khi nước cạn còn 3 bát. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước uống. Chia uống làm 3 lần/ngày. Sử dụng liên tục trong 7 ngày.

Chữa ghẻ và nổi mẩn ngứa trên da

Cây ba chạc: Dược liệu quý giúp trị bệnh ngoài da hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Review Top 6 loại siro tăng sức đề kháng cho bé tốt nhất năm 2023

Dùng 50 – 100g lá và cành non của cây ba chạc đem rửa sạch. Cho vào nồi cùng với 4 – 5 lít nước lọc. Sắc thuốc cùng với lửa nhỏ trong khoảng từ 30 phút đến 1 giờ. Đợi cho đến khi nước nguội bớt và chắt lấy phần nước để tắm. Trong lúc tắm, dùng phần bã chà xát nhẹ vào những vị trí đang bị ngứa và các nốt ghẻ trên da. Thực hiện 1 lần/ngày cho đến khi khỏi hẳn.

  • Phòng ngừa cảm cúm

Dùng 15g ba chạc, 30g rau má, 15g cúc chỉ thiên, 15g đơn buốt. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch rồi cho vào ấm cùng với 6 bát con nước. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút hoặc cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 3 bát. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước uống. Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong 7 ngày.

  • Điều trị rối loạn kinh nguyệt

Lấy 12g rễ ba chạc rửa sạch. Sắc lấy 400ml nước. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Uống trước chu kỳ kinh nguyệt 15 ngày.

  • Chữa viêm họng, đau họng

Dùng 20 – 40g lá ba chạc. Sau khi rửa sạch mang cho vào nồi sắc thành nước uống hoặc nấu thành dạng cao. Chia thuốc thành nhiều lần uống trong ngày.

  • Trị đau nhức xương khớp, đau gân

Dùng 4 – 12g rễ hoặc vỏ thân cây ba chạc khô. Cho dược liệu vào nồi và sắc cùng với 400ml nước lọc. Khi lượng thuốc trong nồi chỉ còn lại 200ml thì tắt bếp. Chắt lấy phần nước và chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

  • Cầm máu và chữa tổn thương ngoài da

Cầm máu: Dùng lá ba chạc tươi và cỏ nhọ nồi theo tỉ lệ 1:2. Mang cả hai vị thuốc rửa sạch cùng với nước muối. Cho vị thuốc vào cối và thực hiện giã nhuyễn. Đắp thuốc vào vị trí đang bị chảy máu. Dùng băng ép chặt vết thương.

Chữa tổn thương ngoài da: Sau khi lượng máu đã được cầm, tiếp tục dùng bài thuốc này để điều trị những vết thương phần mềm. Tuy nhiên, liều lượng thay đổi như sau: dùng lá ba chạc tươi và cỏ nhọ nồi theo tỉ lệ 2:1. Mang cả hai vị thuốc rửa sạch cùng với nước muối. Cho vị thuốc vào cối và thực hiện giã nhuyễn. Đắp thuốc vào vị trí đang bị tổn thương. Dùng băng ép chặt vết thương và qua hôm sau thay thuốc mới. Thay thuốc 1 lần/ngày.

Lưu ý, thận trọng khi dùng

Khi dùng cây ba chạc, bạn nên lưu ý những gì?

Để sử dụng cây ba chạc một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín.

Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.

Tuân thủ đúng liều lượng cho phép. Tránh sử dụng thuốc trong nhiều tháng liên tục.

Cần rửa sạch ba chạc và các vị thuốc khác cùng với nước muối trước khi thực hiện các bài thuốc dùng ngoài da. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng da dẫn đến bội nhiễm.

Mức độ an toàn của cây ba chạc

Chưa có đầy đủ thông tin về việc sử dụng cây ba chạc trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng thảo dược này.

Tương tác có thể xảy ra với cây ba chạc

Cây ba chạc có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *