Bệnh hen suyễn là bệnh mạn tính tác động lên các đường dẫn khí trong phổi. Người bệnh hen suyễn thường cần điều trị bằng thuốc kiểm soát cơn và thuốc cắt cơn hen. Cơn hen suyễn thường xuất hiện rất nhanh và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời. Vì vậy, nắm được các cách chữa trị khẩn cấp khi lên cơn hen suyễn tại nhà là kiến thức thiết yếu của mọi bệnh nhân hen suyễn và người chăm sóc.
Bạn đang đọc: Các cách chữa trị khẩn cấp khi lên cơn hen suyễn tại nhà
Cách trị hen suyễn khẩn cấp tại nhà rất quan trọng. Đừng để bản thân chết đuối ngay trên cạn vì thiếu thông tin. Ngoài việc trang bị một bình xịt định liều khẩn cấp bên mình, bạn có thể thực hiện những cách chữa trị tại nhà sau để đối phó với cơn hen suyễn.
Nội Dung
Dấu hiệu nhận biết cơn hen suyễn tấn công
Cơn hen suyễn có thể xảy ra khi bạn tiếp xúc với các tác nhân gây hen suyễn. Khi lên cơn hen, ống khí quản bị sưng và viêm, dịch nhầy xung quanh sản sinh nhiều thêm, làm ống phế quản thu hẹp hại. Ngoài ra, các khí và bụi ứ đọng trong đường thở cũng khiến bệnh nhân gặp trở ngại khi hít thở. Điều này rất nguy hiểm nếu tim và phổi không đủ oxy đủ lâu. Dấu hiệu khi lên cơn hen bao gồm:
- Ho không ngừng
- Thở khò khè
- Khó thở
- Khó khăn khi nói chuyện bình thường
- Thở gấp
- Da, môi tái nhợt
- Đổ mồ hôi ở mặt.
Cơn hen suyễn có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó, bạn cần phải hết sức đề phòng và lưu ý các dấu hiệu cảnh báo trên.
Cách làm giảm cơn hen suyễn tại nhà
Thuốc cắt cơn hen là các thuốc có tác dụng giãn phế quản nhanh, nhanh chóng mở đường thở bị sưng tấy. Bạn có thể không cần đến các thuốc kiểm soát lâu dài nếu bệnh hen suyễn của bạn ở mức độ nhẹ hoặc chỉ xảy ra khi hoạt động thể chất. Bác sĩ có thể sẽ kê toa một loại ống hít để bạn mang theo mọi lúc. Các nhóm thuốc cắt cơn hen thường gặp gồm:
- Formoterol/Corticosteroid đường hít liều thấp.
- Thuốc chủ vận beta2 tác dụng ngắn (SABA) dạng hít có tác dụng mở đường hô hấp. Tác dụng phụ có thể bao gồm run và nhịp tim nhanh.
- Corticosteroid đường uống làm giảm sưng tấy trong đường thở.
- Thuốc kháng cholinergic tác dụng ngắn giúp mở đường thở nhanh chóng. Những loại thuốc này có thể kém hiệu quả hơn SABA, nhưng chúng là một lựa chọn cho những người gặp tác dụng phụ do SABA.
Để việc điều trị có hiệu quả tốt, hãy đảm bảo học cách sử dụng ống hít hen suyễn đúng cách.
Có một số cách khác cũng được đề cập giúp giảm cơn hen suyễn. Tuy nhiên chưa có bằng chứng rõ ràng chứng minh cho hiệu quả của chúng. Sau đây là một vài mẹo chữa hen suyễn tại nhà bạn có thể tham khảo:
1. Trà hay cà phê có caffeine giúp giảm cơn hen suyễn
Caffeine trong trà đen, trà xanh và cà phê được cho là có tác dụng giãn phế quản và mở rộng đường thở tương tự thuốc trị hen Theophylline do sự tương đồng về cấu trúc. Từ đó nó có thể thể giúp ngăn ngừa hen suyễn tấn công và làm dịu triệu chứng. Nghiên cứu cho thấy caffeine có thể cải thiện chức năng đường hô hấp với hiệu quả thấp, trong tối đa 4 giờ, ở những người mắc bệnh hen suyễn.
Lên cơn hen suyễn phải làm sao? Nếu bạn không có bình xịt định liều bên cạnh, bạn có thể cân nhắc dùng cà phê hay trà ấm.
2. Chữa cơn hen suyễn bằng dầu khuynh diệp
Dầu khuynh diệp từ lâu được biết đến như một phương thuốc tự nhiên điều trị rất nhiều bệnh. Tinh dầu khuynh diệp có khả năng phá vỡ chất nhầy nên làm sạch đường mũi bị tắc rất tốt. Một vài nghiên cứu lâm sàng đã xác nhận tác dụng chống viêm của dầu khuynh diệp ở bệnh nhân hen suyễn, chẳng hạn như giúp giảm bớt các triệu chứng viêm xoang và ngăn ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nặng.
Để sử dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ chữa trị hen suyễn, bạn hãy đổ vài giọt dầu vào máy xông hơi để hương dầu khuếch tán xung quanh. Bạn nên ngồi gần và hít một hơi thật sâu. Nếu không có máy khuếch tán dầu, bạn cũng có thể dùng một chén nước ấm và đổ vài giọt dầu vào, sau đó hít từ từ.
3. Dầu mù tạt có khả năng chữa cơn hen suyễn
Dầu mù tạt là loại dầu béo chứa isothiocyanate được làm từ hạt mù tạt. Chúng khác với tinh dầu mù tạt, là một loại dầu dược phẩm và bạn nên tránh thoa trực tiếp lên da.
Các nhà nghiên cứu quan sát thấy tác dụng bảo vệ rõ rệt của một số loại dầu mù tạt đối với việc điều hòa tắc nghẽn phế quản do dị nguyên. Dầu hạt mù tạt giúp giảm triệu chứng khi lên cơn hen bằng cách giảm áp lực và mở đường dẫn đến phổi để cải thiện chức năng của phổi.
Bạn có thể massage dầu mù tạt ấm lên ngực nhiều lần trong ngày cho đến khi triệu chứng biến mất. Ngoài ra, bạn cũng có thể đun nóng dầu với một ít long não để điều trị tại nhà. Cách này khá an toàn và nhẹ nhàng đối với bệnh hen suyễn và các cơn hen suyễn.
4. Sử dụng một số loại gia vị
Các loại gia vị như gừng, tỏi, hành có đặc tính kháng viêm tự nhiên, có thể đem lại hiệu quả cho bệnh hen phế quản.
- Gừng: có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và giảm đau. Nó giúp làm sạch chất nhầy dư thừa và giảm sưng tấy và giãn các đường dẫn khí đến phổi, từ đó hỗ trợ trong chữa cơn hen suyễn. Bạn có thể sử dụng gừng ở cả dạng khô và tươi.
- Tỏi: nếu đang tìm kiếm các biện pháp khắc phục cơn hen suyễn tại nhà, bạn có thể cân nhắc sử dụng tỏi. Các hợp chất lưu huỳnh từ tỏi với khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng vi-rút cũng như điều chỉnh các cytokine gây viêm, mang lại những lợi ích đồng thời và đa dạng giúp trì hoãn sự tiến triển của bệnh và do đó có thể được coi là thuốc bổ trợ hoặc các liệu pháp thay thế trong điều trị hen suyễn.
- Hành tây: thêm hành tây vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp điều trị bệnh hen suyễn. Chúng cho thấy tác dụng tốt trong các tình trạng viêm như hen suyễn. Hành tây chứa các hợp chất thiosulfinate có tác dụng giãn phế quản và chống viêm giúp làm dịu các triệu chứng hen suyễn.
Tuy nhiên bạn cũng nên cẩn thận với các loại gia vị này do chúng có thể gây đầy hơi hoặc chướng bụng, thường khiến việc thở trở nên khó khăn hơn. Điều này có thể gây tức ngực và gây ra cơn hen suyễn.
5. Các bài tập thở hỗ trợ hen suyễn
Các liệu pháp thở giúp người bệnh học cách thở chậm bằng mũi, sử dụng cơ hoành để thở. Đồng thời giảm thói quen ngáp và thở dài. Các kỹ thuật thở phổ biến cho bệnh hen suyễn bao gồm phương pháp Buteyko và phương pháp Papworth.
Các nghiên cứu cho thấy những kỹ thuật này có thể giúp giảm triệu chứng hen suyễn. Nhưng bạn vẫn cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tập thở chỉ là biện pháp hỗ trợ. Bạn cần được nhân viên y tế hướng dẫn để tập thở đúng cách và cần quá trình dài để có tác dụng. Khi có cơn hen cấp, các bài tập thở có thể giúp ổn định nhịp thở, tránh bệnh diễn biến xấu.
Tìm hiểu thêm: Các giai đoạn phát triển khả năng nhận thức của con yêu
6. Vitamin D
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường phản ứng của hệ miễn dịch và giúp giảm viêm đường hô hấp. Hàm lượng vitamin D thấp có liên quan đến việc tăng nguy cơ lên cơn hen suyễn ở trẻ em và người lớn. Nghiên cứu cũng cho thấy người lớn mắc bệnh hen suyễn có thể được hưởng lợi từ việc bổ sung vitamin D, chẳng hạn như tác dụng bảo vệ chống lại nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và giảm tỷ lệ các đợt trầm trọng cần điều trị bằng corticosteroid toàn thân.
Bạn có thể đảm bảo lượng vitamin bằng cách tắm nắng, qua thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung. Nguồn thực phẩm cung cấp vitamin D bao gồm: sữa tăng cường, cá hồi, nước cam và trứng.
7. Các liệu pháp giúp kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng là tác nhân gây hen suyễn phổ biến. Một số liệu pháp sau đây có thể giúp kiểm soát stress từ đó giảm các cơn hen suyễn:
- Yoga
- Liệu pháp massage
- Tập thiền
Bạn có thể quan tâm:
Cách xử trí khẩn cấp nếu lên cơn hen suyễn
1. Gọi cấp cứu
Hãy đến trung tâm y tế gần nhất nếu bạn có các triệu chứng sau:
- Khó thở nghiêm trọng và thở khò khè, đặc biệt là vào buổi sáng hay tối muộn
- Cần căng cơ ngực khi thở
- Các triệu chứng không biến mất sau khi dùng các mẹo chữa hen suyễn tại nhà hay dùng bình xịt định liều khẩn cấp
- Mất khả năng nói các cụm dài vì thở dốc
- Bắt đầu cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt mỏi
- Môi hoặc mặt tái xanh khi không ho
2. Ngồi thẳng lưng
Ngồi thẳng lưng một cách thoải mái có thể giúp mở rộng ống khí quản, để bạn hít được nhiều không khí hơn. Bạn không nên nằm xuống vì nó sẽ gây khó thở hơn. Bạn có thể dùng ghế có lưng tựa để dựa vào khi cơn hen suyễn tấn công.
3. Giữ bình tĩnh
Cố gắng giữ bình tĩnh nhất có thể khi lên cơn hen suyễn. Hoảng loạn và căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
4. Từ từ hít thở sâu
Điều này có thể khó khăn khi bạn lên cơn suyễn, tuy nhiên, chúng mang lại rất nhiều lợi ích. Đầu tiên, chúng ngăn ngừa thở gấp, tình trạng khiến bạn thiếu oxy. Thở sâu còn giúp bạn bình tĩnh, thư giãn cơ, ngăn ngừa các cơn co thắt ở ngực.
Bạn có thể muốn xem thêm:
Khi nào nên sử dụng bình xịt định liều trong điều trị hen suyễn
Ngăn ngừa hen suyễn tấn công bằng cách nào?
>>>>>Xem thêm: 6 cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà bạn nên biết
Cách tốt nhất để ngăn ngừa hen suyễn là tránh tiếp xúc các tác nhân kích thích. Chúng tồn tại rất nhiều trong môi trường sống xung quanh, bao gồm không khí lạnh, bụi, mạt, lông da thú…
Bạn nên tiêm vắc xin phòng cúm và viêm phổi hằng năm để ngăn ngừa hen suyễn bùng phát do virus. Ngoài ra, bạn nên dùng các loại thuốc do bác sĩ kê đơn, ngay cả khi bạn cảm thấy ổn và không lên cơn hen.
Lên cơn hen suyễn có thể đe dọa đến tính mạng nếu bạn chủ quan trước các dấu hiệu cảnh báo sớm. Vì vậy, bạn nên có kế hoạch chữa trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và sẵn sàng để đối phó với các đợt lên cơn hen sắp tới. Điều này sẽ giúp bạn hay người thân hành động nhanh hơn, kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa cơn hen suyễn kịp thời.