Chứng rối loạn khớp thái dương hàm

Chứng rối loạn khớp thái dương hàm

Chứng rối loạn khớp thái dương hàm

Khớp thái dương – hàm là khớp nối khớp hàm dưới với phần xương thái dương của xương sọ – vùng nằm ở phía trước hai tai. Khớp thái dương hàm giúp bạn chuyển động cơ hàm trượt lên, xuống, trái, phải, nhờ đó bạn có thể thực hiện các hoạt động như trò chuyện, nhai và ngáp.

Bạn đang đọc: Chứng rối loạn khớp thái dương hàm

Các vấn đề về khớp hàm và về các cơ có chức năng kiểm soát khuôn mặt đều thuộc chứng rối loạn khớp thái dương hàm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về chứng rối loạn này.

Tìm hiểu thêm: Tại sao ăn ốc bị đau bụng? Phải làm sao để cải thiện?

Chứng rối loạn khớp thái dương hàm

>>>>>Xem thêm: Cây bài hương

Nguyên nhân gây chứng rối loạn khớp thái dương hàm (hay gọi tắt là TMD)

Hiện nay, bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh TMD. Các nha sĩ cho rằng các triệu chứng phát sinh là do cơ hàm hoặc các bộ phận của khớp hoạt động sai lệch.

Ngoài ra, các chấn thương liên quan đến hàm, khớp hoặc các cơ của vùng đầu và cổ đều có thể là nguyên nhân gây bệnh TMD. Các nguyên nhân gây bệnh khác bao gồm:

  • Nghiến hoặc cọ xát giữa hai hàm răng, tạo nhiều áp lực tác dụng lên khớp;
  • Gờ mềm hoặc phần đĩa của khớp cầu hàm bị trật;
  • Viêm khớp;
  • Sự căng thẳng cũng có thể khiến cơ mặt, cơ hàm thắt lại hoặc gây nghiến răng.

Các triệu chứng của bệnh TMD

TMD thường gây các cơn đau dữ dội và khó chịu. Bệnh có thể chỉ xuất hiện tạm thời hoặc kéo dài trong nhiều năm. TMD có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên mặt của bạn. Phụ nữ thường có xu hướng mắc bệnh TMD nhiều hơn nam giới. TMD thường phổ biến nhất đối với những người trong độ tuổi từ 20–40.

Các triệu chứng của hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm bao gồm:

  • Cảm giác đau và đau do nhạy cảm ở hàm;
  • Đau ở một hoặc cả hai bên khớp thái dương – hàm;
  • Đau nhói ở trong hoặc quanh vùng tai;
  • Gặp khó khăn hoặc cảm thấy đau mỗi khi nhai thức ăn;
  • Đau nhói vùng mặt;
  • Khớp ở hai bên hàm bị cứng gây khó khăn khi mở và ngậm miệng.

Bạn cũng có thể bị đau răng, nhức đầu, đau cổ, chóng mặt, đau tai, đau vai trên hoặc gặp các vấn đề về thính giác như ù tai.

Ngoài ra, chứng rối loạn khớp thái dương – hàm còn có thể tạo ra âm thanh lách cách, lạo xạo hoặc cảm giác khó chịu mỗi khi bạn mở miệng hoặc nhai thức ăn. Tuy nhiên, nếu bạn không cảm thấy đau hoặc bị hạn chế hoạt động các khớp hàm, bạn chỉ bị TMD dạng nhẹ thì không cần phải điều trị.

Các phương pháp điều trị bệnh TMD tại nhà

Sử dụng túi chườm ấm hoặc lạnh

Chườm một túi đá lạnh lên một bên của khuôn mặt và vùng thái dương của bạn trong khoảng 10 phút. Thực hiện một vài động tác giãn cơ hàm đơn giản (nếu có sự đồng ý của nha sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu). Sau đó, chườm một chiếc khăn ấm lên một bên khác của mặt trong khoảng 5 phút. Thực hiện theo phương pháp này một vài lần mỗi ngày.

Ăn các thức ăn mềm

Hãy ăn các thực phẩm dạng mềm như sữa chua, khoai tây nghiền, phô mai, súp, trứng khuấy, cá, trái cây và rau củ, đậu nấu chín và ngũ cốc. Cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ để cơ hàm không phải nhai quá nhiều. Không nên ăn các thực phẩm cứng, giòn (như bánh Pretzel và cà rốt tươi), thức ăn cần nhai nhiều (như bánh và kẹo bơ cứng) và những thực phẩm đòi hỏi bạn phải mở miệng rộng để cắn.

Các loại thuốc điều trị

Cũng giống như những phương pháp điều trị không cần phẫu thuật khác, các loại thuốc sau đây có thể giúp giảm bớt các cơn đau do chứng rối loạn khớp thái dương – hàm gây ra.

  1. Các loại thuốc giảm đau và kháng viêm

Nếu những loại thuốc không kê toa vẫn chưa có hiệu quả giảm đi cơn đau của bạn, bác sĩ hoặc nha sĩ có thể sẽ kê đơn cho bạn những loại thuốc giảm đau liều mạnh hơn. Điển hình như là những loại thuốc chống viêm không chứa steroid như ibuprofen sẽ mang lại hiệu quả cho việc điều trị.

  1. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Những loại thuốc như amitriptyline từng được sử dụng chủ yếu để điều trị bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng mang lại hiệu quả trong việc giảm nhẹ cơn đau.

  1. Thuốc giãn cơ
  2. Đôi khi những loại thuốc này được sử dụng trong vòng vài ngày hoặc vài tuần để giúp làm giảm cơn đau gây ra do chứng TMD gây ra.

    Các liệu pháp điều trị

    Các liệu pháp điều trị chứng TMD mà không dùng thuốc bao gồm:

    1. Màng chắn hoặc nẹp bảo vệ hàm

    Thường thì những người bị đau hàm có thể đeo một thiết bị mềm hoặc cứng được cấy vào răng vì nó giúp giảm nhẹ cơn đau, nhưng nguyên nhân tại sao các thiết bị này mang lại hiệu quả vẫn chưa rõ.

    1. Trị liệu vật lý

    Các phương pháp điều trị này bao gồm sử dụng sóng siêu âm, nhiệt ẩm và đá lạnh kết hợp cùng với các bài tập vật lý trị liệu giúp kéo giãn và tăng độ chắc khỏe của cơ hàm.

    1. Các phương pháp phẫu thuật hoặc điều trị khác
    2. Khi tất cả những phương pháp đã đề cập ở trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể khuyên bạn thử những phương thức sau đây:

      Chọc khớp

      Chọc khớp là một phương pháp xâm lấn tối thiểu có liên quan đến việc cấy ghép những cây kim nhỏ vào trong khớp để loại bỏ các chất dịch ở khớp. Phẫu thuật này có tác dụng loại bớt các mảnh vụn hoặc sản phẩm phụ gây sưng viêm.

      Tiêm thuốc

      Trong một số trường hợp, việc tiêm cortisone vào khớp có tác dụng điều trị khá hiệu quả. Ngoài ra, việc tiêm botox vào các cơ hàm có chức năng nhai có thể giúp giảm cơn đau liên quan đến chứng rối loạn TMD.

      Phẫu thuật nội soi khớp hàm

      Trong một vài trường hợp, phẫu thuật nội soi khớp hàm có hiệu quả đáng kể như phẫu thuật mở khớp hàm trong việc điều trị một loạt các loại rối loạn khớp thái dương – hàm. Đầu tiên, bác sĩ sẽ đặt một chiếc ống thông mỏng nhỏ vào cơ hàm, sau đó chọc kính soi khớp vào và dùng những dụng cụ tiểu phẫu để tiến hành phẫu thuật. Phẫu thuật nội soi khớp hàm là loại phẫu thuật chứa ít nguy cơ mắc các biến chứng hơn loại phẫu thuật mở khớp hàm khác, dù rằng nó vẫn còn một vài hạn chế.

      Phẫu thuật biến đổi cắt lồi cầu

      Loại phẫu thuật cắt lồi cầu này giúp điều trị chứng rối loạn TMD một cách gián tiếp bằng cách phẫu thuật ngay tại hàm dưới chứ không phải tại các khớp. Loại phẫu thuật này có thể mang lại hiệu quả trong việc giảm đau, ngoài ra giúp cải thiện tình trạng cơ hàm bị cứng nếu có.

      Phẫu thuật mở khớp hàm

      Nếu như cơn đau hàm của bạn không có dấu hiệu hồi phục dù bạn đã áp dụng các phương pháp điều trị trong thời gian dài và dường như nguyên nhân có thể là do một vấn đề về cấu trúc các khớp gây ra, bác sĩ hoặc nha sĩ có thể khuyên bạn tiến hành phẫu thuật mở khớp hàm để điều chỉnh lại khớp.

      Tuy nhiên, loại phẫu thuật này có nhiều nguy cơ rủi ro hơn các phương thức điều trị khác. Do đó, bạn cần cân nhắc cẩn thận giữa lợi và hại mà phẫu thuật này mang lại trước khi tiến hành.

      Để lại một bình luận

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *