Đặt nội khí quản: Chỉ định, quy trình thực hiện, biến chứng và lưu ý

Đặt nội khí quản: Chỉ định, quy trình thực hiện, biến chứng và lưu ý

Đặt nội khí quản: Chỉ định, quy trình thực hiện, biến chứng và lưu ý

Đặt nội khí quản là phương pháp không thể thiếu được sử dụng nhiều trong gây mê và phẫu thuật. Không những vậy, đây còn là thủ thuật rất quan trọng mang tính sống còn trong lĩnh vực hồi sức và cấp cứu.

Bạn đang đọc: Đặt nội khí quản: Chỉ định, quy trình thực hiện, biến chứng và lưu ý

Chỉ định đặt nội khí quản cho tới nay vẫn là một trong những phương pháp giúp kiểm soát đường thở tốt và hiệu quả nhất. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu vì sao thủ thuật này lại hỗ trợ rất nhiều cho bệnh nhân nhé.

Thủ thuật đặt nội khí quản là gì?

Nếu bạn đang thắc mắc đặt nội khí quản là gì, hãy để Kenshin giải đáp cho bạn.

Thủ thuật đặt nội khí quản là phương pháp duy trì đường thở thông thoáng bằng cách đưa một ống nhựa vào đường thở của bệnh nhân (đặt ống thở ở cổ). Bác sĩ thường chỉ định đặt nội khí quản tùy theo từng tình trạng bệnh lý cụ thể, nhằm các mục đích sau đây:

  • Duy trì hô hấp khi bệnh nhân bị suy hô hấp
  • Hỗ trợ hô hấp khi bệnh nhân bị tắc nghẽn đường thở
  • Bảo vệ đường thở khi bệnh nhân hôn mê hoặc mất phản xạ đường thở
  • Kiểm soát đường thở khi thực hiện phẫu thuật cần gây mê nội khí quản
  • Phương pháp đặt nội khí quản là cách kiểm soát đường thở tốt và hiệu quả được dùng trong lĩnh vực phẫu thuật, hồi sức và cấp cứu. Mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhưng đây vẫn là thủ thuật cần thiết và bắt buộc khi tìm cách hỗ trợ sự sống cho bệnh nhân.

    Chỉ định đặt nội khí quản trong trường hợp nào?

    Đặt nội khí quản: Chỉ định, quy trình thực hiện, biến chứng và lưu ý

    Phương pháp đặt nội khí quản được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau đây:

    1. Khai thông hay bảo vệ đường thở

    Bệnh nhân sẽ được chỉ định đặt nội khí quản khi cần tạo điều kiện hút đàm, chất tiết hoặc gặp các vấn đề như:

    • Bị tắc đường hô hấp cấp tính do co thắt thanh quản, có dị vật đường thở…
    • Mất phản xạ bảo vệ đường thở do chấn thương vùng đầu, ngừng tuần hoàn…

    2. Thông khí nhân tạo xâm nhập

    Thủ thuật này còn được dùng trong các trường hợp:

    • Gây mê đường hô hấp cho bệnh nhân
    • Hỗ trợ bệnh nhân bị suy hô hấp, giảm oxy máu do phù phổi, viêm phổi
    • Có hiện tượng tăng khí cacbonic do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen phế quản

    Thủ thuật đặt nội khí quản cần được cân nhắc cho từng bệnh nhân cụ thể. Trong một số trường hợp, bệnh nhân không được chỉ định hoặc thậm chí là chống chỉ định với thủ thuật này.

    Chống chỉ định đặt ống nội khí quản

    Dưới đây là một số trường hợp bệnh nhân bị chống chỉ định đặt ống nội khí quản:

    • Đường miệng: Bệnh nhân không được thực hiện thủ thuật này nếu gặp các tình trạng như cứng khớp, sai khớp hàm, u vòm họng, chấn thương, vỡ xương hàm, phẫu thuật vùng hàm họng.
    • Đường mũi: Chấn thương, biến dạng mũi – hàm mặt, rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu, viêm xoang, phì đại cuống mũi…

    Quá trình thực hiện mở nội khí quản

    Đặt nội khí quản: Chỉ định, quy trình thực hiện, biến chứng và lưu ý

    Quy trình mở nội khí quản là gì? Phương pháp đặt nội khí quản thường được thực hiện tại bệnh viện. Tuy nhiên, trong một số tình huống khẩn cấp, nhân viên y tế có thể thực hiện thủ thuật này tại chỗ với điều kiện nhân viên đó có đủ chuyên môn và dụng cụ để thực hiện.

    1. Dụng cụ cần thiết để đặt ống nội khí quản

    Các dụng cụ dùng để thực hiện đặt ống nội khí quản bao gồm:

    • Ống nội khí quản
    • Dụng cụ và thuốc sát trùng
    • Hệ thống cung cấp oxy
    • Thuốc tiền mê, giãn cơ
    • Găng tay, mũ, khẩu trang
    • Lưỡi đèn, đèn soi thanh quản

    2. Quy trình thực hiện đặt nội khí quản

    Sau khi đã kiểm tra chỉ định, chống chỉ định, tình trạng và cam kết thực hiện thủ thuật của bệnh nhân, bác sĩ thường sẽ tiến hành thủ thuật đặt nội khí quản theo các bước sau:

    • Bước 1: Trước tiên, bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc gây mê, các biện pháp bảo vệ, theo dõi và thở oxy.
    • Bước 2: Sau khi bệnh nhân đã được gây mê, bác sĩ sẽ mở miệng của bệnh nhân và sử dụng đèn soi để tìm nắp thanh quản. Sau đó, bác sĩ đẩy nắp thanh quản lên để quan sát dây thanh âm.
    • Bước 3: Khi dây thanh âm của bệnh nhân đã được định vị, một ống nhựa dẻo sẽ được đặt vào miệng, đi vào giữa 2 dây thanh âm, đến khí quản. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra hai bên phổi của bệnh nhân cẩn thận trước khi cố định ống nội khí quản.

    Đặt ống nội khí quản bao lâu?

    Quá trình đặt nội khí quản không được vượt quá 30 giây. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không được thông khí đầy đủ. Bác sĩ có thể kiểm tra bằng cách lắng nghe hơi thở của bệnh nhân thông qua ống nghe để đảm bảo rằng ống được đặt đúng chỗ.

    Trong những tình huống khó khăn hơn, bác sĩ sử dụng máy soi thanh quản có gắn máy quay để có góc nhìn chi tiết và dễ dàng xác định đường thở hơn. Trước khi rút ống nội khí quản, bệnh nhân cần được bác sĩ, nhân viên y tế kiểm tra đầy đủ về các tiêu chuẩn, điều kiện để tránh gây biến chứng nguy hiểm.

    Mở nội khí quản có nguy hiểm không?

    Tìm hiểu thêm: Đôi môi quyến rũ khiến chàng “nhìn là muốn hôn”

    Đặt nội khí quản: Chỉ định, quy trình thực hiện, biến chứng và lưu ý

    Đặt ống thở có nguy hiểm không? Trong suốt quá trình thực hiện, bệnh nhân có thể gặp một số vấn đề xảy ra khi đặt, trong khi duy trì ống và sau khi rút ống.

    1. Biến chứng trong khi đặt nội khí quản

    • Lệch sụn phễu
    • Rối loạn nhịp tim
    • Tăng áp lực nội sọ
    • Tràn khí màng phổi
    • Tổn thương, gãy răng
    • Đặt nhầm vào thực quản
    • Chấn thương cột sống cổ
    • Tổn thương dây thanh âm
    • Tụt huyết áp và nhịp chậm
    • Rách hầu họng hay khí quản
    • Đặt ống nội khí quản quá sâu
    • Rách môi hay lưỡi do dùng lực quá mạnh
    • Ói và hít dịch dạ dày vào đường hô hấp dưới
    • 2. Biến chứng trong quá trình duy trì ống nội khí quản

      • Máy thở bị lỏng
      • Loét môi lưỡi
      • Hít sặc vào phổi
      • Co thắt phế quản
      • Tắc đường thở do ống nội khí gặp vấn đề hoặc do đàm dãi
      • Ống nội khí quản tụt vào sâu hoặc ra ngoài do cố định không tốt

      3. Biến chứng sau khi rút ống nội khí quản

      • Khàn tiếng
      • Loét đường thở
      • Viêm xoang, viêm tai giữa
      • Tổn thương dây thanh quản
      • Hoại tử niêm mạc miệng, mũi, hầu họng, thanh khí quản.

      Thực hiện đặt nội khí quản sai thao tác có thể gây ra các hậu quả rất nghiêm trọng, thậm chí khiến bệnh nhân tử vong. Vì thế, bác sĩ hoặc nhân viên y tế khi thực hiện kỹ thuật này cần có chuyên môn cao để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

      Lưu ý trước khi rút ống nội khí quản

      Đặt nội khí quản: Chỉ định, quy trình thực hiện, biến chứng và lưu ý

      >>>>>Xem thêm: 25 tư thế yoga điều trị hen suyễn tốt nhất

      Bệnh nhân trước khi rút ống nội khí quản cần được kiểm tra những điều kiện quan trọng sau đây:

      • Đã hút sạch đàm nhớt
      • Ưu tiên thực hiện vào ban ngày
      • Cho bệnh nhân thở oxy
      • Đo các chỉ số cơ thể cần thiết
      • Theo dõi kỹ phản ứng bệnh nhân
      • Kiểm tra các dấu hiệu phản xạ của bệnh nhân
      • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đặt lại nội khí quản khi cần

      Đặt nội khí quản là phương pháp hỗ trợ tốt cho bệnh nhân trong các trường hợp cấp cứu, gây mê và phẫu thuật. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng mang nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vì thế, bạn nên thảo luận cùng bác sĩ để được chuẩn bị kỹ càng và hạn chế được các biến chứng có thể xảy ra.

      Để lại một bình luận

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *