Người bệnh đau khuỷu tay có thể do tổn thương ở cơ và gân ở vùng khuỷu tay. Tình trạng này không khó điều trị, quan trọng là bạn phải biết được những thông tin cơ bản về cách xử trí và phòng ngừa nó tái phát.
Bạn đang đọc: Đau khuỷu tay
Nội Dung
Định nghĩa
Đau khuỷu tay là bệnh gì?
Khuỷu tay gồm phần đầu khớp tạo nên bởi xương cánh tay, xương khuỷu tay và xương quay. Phần xương lồi ra ở khuỷu tay là phần đầu tròn của xương cánh tay. Các cơ bắp và gân nối xương cánh tay qua phần xương lồi ra này. Nhờ cấu trúc này mà cánh tay có thể gập và duỗi.
Người bệnh đau khuỷu tay (hay đau cùi chỏ tay) thường có cơ bắp nối với gân bị giãn, rách hoặc đứt. Có hai dạng thường gặp:
- Đau khuỷu tay tennis: phần ngoài của khuỷu tay bị ảnh hưởng, loại đau này rất dễ chữa trị.
- Đau khuỷu tay ở người chơi golf: phần trong của khuỷu tay bị ảnh hưởng.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của đau khuỷu tay là gì?
Tùy nguyên nhân mà bạn sẽ có những triệu chứng đau ở khuỷu tay khác nhau, cụ thể là:
Đau mặt ngoài khuỷu tay (Đau khuỷu tay tennis):
Người bệnh đau khuỷu tay ở mặt ngoài có triệu chứng tương đối giống viêm dây chằng. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất là không bị sưng khuỷu tay mà có các dấu hiệu:
- Cánh tay đau nhức và đặc biệt đau dữ dội khi cử động hoặc chạm vào
- Cảm giác nóng rát chạy dọc từ khuỷu tay đến cánh tay
- Tay yếu và gặp khó khăn khi nâng vật, nắm chặt đồ vật hoặc làm các việc đơn giản như viết, đánh răng.
Đau mặt trong khuỷu tay (Đau khuỷu tay ở người chơi golf):
Bạn sẽ cảm thấy bị đau phía bên trong cẳng tay hoặc khuỷu tay, ngoài ra còn có những triệu chứng khác như:
- Khuỷu tay bị cứng
- Cổ tay hoặc tay bị yếu
- Ngón tay (đặc biệt là ngón áp út và ngón út) thường bị tê hoặc ngứa.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
>>> Bạn có thể quan tâm: Nguyên nhân gây chấn thương khuỷu tay và cách giảm đau hiệu quả
Nguyên nhân
Nguyên nhân khiến người bệnh đau khuỷu tay là gì?
Tùy từng trường hợp mà nguyên nhân khiến người bệnh đau khuỷu tay cũng sẽ khác nhau, cụ thể là:
- Đau khuỷu tay tennis: thông thường là do dùng cánh tay quá nhiều trong khi làm việc hoặc chơi thể thao. Ngoài ra nâng vật gì đó quá nặng cũng có thể gây ra tổn thương.
- Đau khuỷu tay ở người chơi golf: xảy ra do sử dụng cổ tay quá mức. Ngoài ra, các động tác như nâng vật nặng, ném, đánh bóng (hoặc các dụng cụ thể thao khác) không đúng kỹ thuật cũng có thể khiến bạn bị đau khuỷu tay.
Người bệnh đau khuỷu tay phổ biến ở người từ 30 đến 50 tuổi. Tùy theo từng trường hợp, người bệnh đau khủy tay trái, phải hoặc cả hai.
Nguy cơ
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ đau khuỷu tay?
Tìm hiểu thêm: Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu? Hiểu đúng để điều trị triệt để
>>>>>Xem thêm: Sa tử cung có chữa được không? Cách khắc phục ra sao?
Những yếu tố nguy cơ khiến bạn dễ bị đau khuỷu tay là:
- Làm các nghề như thợ mộc, công nhân xí nghiệp, nhạc sĩ, thu ngân, thợ sửa ống nước hoặc nghề yêu cầu sử dụng tay lặp đi lặp lại một động tác.
- Chơi thể thao sai kỹ thuật.
Dù vậy vẫn có nhiều người bệnh đau khuỷu tay mà không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào kể trên.
>>> Bạn có thể quan tâm: 6 mẹo giúp bạn giảm đau khuỷu tay khi nâng tạ
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau khuỷu tay?
Bác sĩ chẩn đoán đau khuỷu tay thông qua bệnh sử và khám lâm sàng vai, cánh tay và cổ tay của bạn. Ngoài ra, họ sẽ chụp X-quang để loại trừ các bệnh có triệu chứng tương tự nhau bao gồm viêm khớp, bệnh xương sống cổ, rối loạn hệ thần kinh và hội chứng chèn ép dây thần kinh. Chuyên sâu hơn, bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp cộng hưởng từ (MRI) để lấy hình ảnh của dây chằng.
Những phương pháp nào dùng để điều trị đau khuỷu tay?
Nếu xác định được người bệnh đau khuỷu tay do hoạt động nào, hãy tránh lặp lại hoạt động đó cho đến khi tay khỏe hơn. Ngoài ra, bạn có thể chườm đá và uống thuốc giảm đau thông thường.
Bạn cần đi khám nếu tình trạng đau nhức khuỷu tay không hết và tay vẫn yếu sau khi nghỉ ngơi. Phương pháp điều trị có thể là dùng thuốc kháng viêm (uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp), vật lý trị liệu hồi phục hoạt động khớp.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau khuỷu tay?
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:
- Ngưng các hoạt động khiến bạn bị đau khuỷu tay trong 1-2 tuần hoặc lâu hơn tùy thuộc vào lời khuyên của bác sĩ.
- Dùng túi đá chườm giảm đau.
- Quấn băng đàn hồi quanh khuỷu tay để giảm sưng.
- Tập các bài tập vật lý trị liệu có thể làm giảm tình trạng bệnh đã được chứng minh thông qua nghiên cứu về bài tập dành cho bệnh nhân đau khuỷu tay tennis ( Tiến sĩ Phil Page, 2010).
- Báo ngay cho bác sĩ nếu triệu chứng đau không giảm sau khi dùng thuốc giảm đau hoặc xuất hiện tác dụng phụ như sốt, phát ban.
>>> Bạn có thể quan tâm: Bạn biết gì về phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu?
Trên đây là những chia sẻ của Kenshin về đau khuỷu tay và cách điều trị. Tốt nhất, người bệnh đau khuỷu tay nên sắp xếp đi thăm khám để điều trị sớm, giúp giảm bớt nguy cơ đối mặt với những hậu quả xấu sau này.