Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi tại nhà

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi tại nhà

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi tại nhà

Chăm sóc bệnh nhân viêm phổi tại nhà là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị và phục hồi của họ. Viêm phổi là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt và kế hoạch chăm sóc tại nhà cụ thể. Để đảm bảo bệnh nhân nhận được sự quan tâm và hỗ trợ cần thiết, việc lập kế hoạch chăm sóc tại nhà là rất quan trọng. Trong bài viết này, Kenshin sẽ giới thiệu những phương pháp và nguyên tắc cơ bản giúp bạn tự tin hơn trong việc chăm sóc người thân mắc bệnh viêm phổi tại nhà.

Bạn đang đọc: Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi tại nhà

Những điều cần làm khi chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi tại nhà

Đảm bảo họ tiếp tục điều trị đúng chỉ định

Hầu hết bệnh nhân viêm phổi đều phải sử dụng rất nhiều loại thuốc. Chúng có thể bao gồm kháng sinh (nếu viêm phổi do vi khuẩn), thuốc kháng virus (nếu viêm phổi do virus), thuốc kháng nấm (nếu viêm phổi do nấm), thuốc hạ sốt, kháng viêm, long đờm. Với mỗi độ tuổi, nguyên nhân, mức độ bệnh sẽ có đơn thuốc khác nhau. Vì vậy, hãy giúp người bệnh dùng đủ loại thuốc, đúng liều lượng, đúng thời hạn quy định.

Khi chăm sóc bệnh nhân viêm phổi, cần tránh mắc phải những sai lầm như:

  • Uống kháng sinh mới vài ngày nhưng thấy không còn triệu chứng và ngừng lại. Điều này khiến cho vi khuẩn có cơ hội phát triển trở lại và tăng nguy cơ bị kháng thuốc về sau.
  • Lấy thuốc của người lớn cho trẻ em dùng. Khi lập kế hoạch chăm sóc trẻ viêm phổi, bạn không nên lấy thuốc của người lớn cho trẻ em dùng vì rất nhiều thuốc chống chỉ định, hoặc phải điều chỉnh lại liều đối với trẻ nhỏ ở từng độ tuổi. Sử dụng mà không biết rõ những điều này sẽ rất nguy hiểm cho trẻ.
  • Không tự ý dùng thuốc cầm ho mà không được bác sĩ cho phép. Ho là cách mà cơ thể đang tống đẩy tác nhân gây bệnh ra ngoài, cầm ho gây cản trở quá trình này. Nếu cơn ho dai dẳng, xuất hiện nhiều ban đêm và khiến bạn mất ngủ, suy nhược thì nên gọi lại cho bác sĩ để được hướng dẫn cách giảm ho phù hợp.
  • Khi hết thuốc, nên đi tái khám nhằm kiểm tra xem đã hết nhiễm trùng phổi hay chưa. Nếu chưa, bác sĩ sẽ kê thêm đơn thuốc phù hợp. Không tự ý mua thêm thuốc theo đơn cũ để dùng vì như vậy có thể làm tăng tác dụng phụ/ độc tính của một số loại thuốc.
  • Khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi thở máy oxy tại nhà, hãy đảm bảo người bệnh thở đúng lượng oxy bác sĩ đã quy định, tránh hút thuốc hay để nguồn nhiệt gần bình oxy.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi tại nhà

Theo dõi tiến triển của triệu chứng, gọi bác sĩ khi cần

Ở nhà, chăm sóc bệnh nhân viêm phổi cũng đòi hỏi cần để ý bệnh nhân liên tục, xem các triệu chứng của họ có bị tăng nặng không. Nếu thấy dấu hiệu sau cần đưa người bệnh đi viện gấp:

  • Thở nông, khó thở, nhịp thở tăng càng lúc càng nhiều. Cần nghiêng người về phía trước khi ngồi mới thấy dễ thở hơn
  • Hít thở sâu bị đau ngực
  • Nhức đầu thường xuyên hơn
  • Cảm thấy buồn ngủ, mơ màng, lú lẫn
  • Bị sốt trở lại hoặc không cắt sốt sau 3 ngày dùng thuốc
  • Ho ra máu hoặc đờm sẫm màu
  • Đầu ngón tay và da xung quanh ngón tay xanh tím.

Bên cạnh đó, hãy gọi cho bác sĩ nếu sau 3 ngày mà triệu chứng không cải thiện, gặp tác dụng phụ của thuốc.

Lưu ý thêm nếu bạn đang chăm sóc trẻ viêm phổi là không phải bé nào cũng ho. Cha mẹ cần để ý tới các triệu chứng viêm phổi nghiêm trọng ở con như thở khò khè, khi hít thở thấy da ngực bám chặt vào xương sườn. Lúc này phải đưa trẻ trở lại bệnh viện ngay.

Mẹo chăm sóc bệnh nhân viêm phổi, giúp họ giảm bớt triệu chứng khó chịu

Tìm hiểu thêm: Vì sao dễ mắc viêm mũi khi mang thai? Mẹ nên làm gì để cải thiện?

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi tại nhà

  • Uống nhiều nước và chất lỏng (ít nhất 1,5 – 2,5 lít mỗi ngày) để giúp đờm loãng hơn. Khi nằm có thể vỗ nhẹ vào ngực vài lần mỗi ngày để thúc đẩy chất nhầy đi ra khỏi phổi.
  • Nâng cao đầu khi nằm và nằm nghiêng sẽ giúp giảm khó thở đáng kể.
  • Uống nước ấm, tắm nước ấm, sử dụng thêm máy tạo độ ẩm không khí hoặc máy phun sương trong phòng để đường thở được mở rộng và giúp dễ thở hơn. Một mẹo nữa trong chăm sóc bệnh nhân viêm phổi, để họ dễ thở là đặt khăn ấm và ẩm ở gần mũi và miệng người bệnh.
  • Khi chăm sóc người già bị viêm phổi, hãy nhắc nhở và hướng dẫn họ tập thở, hít thở sâu vài nhịp, lặp lại 2 – 3 đợt trong mỗi giờ. Tập thở giúp mở rộng phổi để nâng cao sức khỏe phổi.
  • Khuyên họ nghỉ ngơi nhiều hơn trong thời gian đầu để cơ thể mau phục hồi. Khi đã cảm thấy khỏe hơn, có thể cho người bệnh giúp đỡ những công việc nhà vừa sức. Tuyệt đối không để họ làm việc gắng sức cho tới khi khỏi bệnh hoàn toàn.
  • Yêu cầu người bệnh không hút thuốc và giúp họ tránh xa khói thuốc lá cho đến khi bình phục.
  • Kiêng rượu hoàn toàn khi chưa lành bệnh, sau đó có thể uống giới hạn 1 ly với phụ nữ và 2 ly rượu với nam giới mỗi ngày.

Ngăn ngừa lây lan viêm phổi cho các thành viên khác trong gia đình

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi tại nhà

>>>>>Xem thêm: Ngộ độc cyanide: Tất cả những điều cần biết!

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi không chỉ xoay quanh mỗi người bị viêm phổi, mà còn cần chú trọng đến khả năng lây lan bệnh cho chính người chăm sóc và các thành viên khác. Viêm phổi do vi khuẩn, virus và nấm có thể lây lan qua các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi. Vì vậy, trước khi bác sĩ khẳng định tình trạng nhiễm trùng đã hết, hãy bảo vệ những người khỏe mạnh còn lại trong gia đình bằng cách:

  • Khi lập kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm phổi, bạn nên cho người bệnh ở phòng riêng, nhắc họ dùng khăn giấy che miệng khi ho hoặc hắt hơi, sau đó bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác có nắp đậy kín
  • Vệ sinh phòng của họ bằng chất diệt khuẩn hằng ngày
  • Luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc, rửa tay bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây sau khi chăm sóc bệnh nhân viêm phổi. Không đưa tay chạm lên mặt khi chưa rửa tay
  • Nếu nhà có trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính nghiêm trọng, người suy giảm miễn dịch thì tốt nhất tránh tiếp xúc với người viêm phổi
  • Ăn uống lành mạnh, cân bằng với đầy đủ trái cây và rau quả; tập thể dục 30 phút hằng ngày; ngủ đủ giấc để giữ hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh
  • Về lâu dài, hãy cai thuốc lá càng sớm càng tốt và nên tiêm phòng vắc xin cúm, vắc xin ngừa phế cầu khuẩn hằng năm. Những điều này giúp giảm nguy cơ mắc viêm phổi đáng kể.

Việc chăm sóc bệnh nhân viêm phổi tại nhà đòi hỏi sự kiên nhẫn, quan tâm và kiến thức chuyên môn. Bằng cách áp dụng các biện pháp và nguyên tắc chăm sóc đúng cách, bạn có thể giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn và hỗ trợ quá trình phục hồi của họ một cách hiệu quả. Hãy nhớ luôn tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế nếu cần thiết để đảm bảo rằng quá trình chăm sóc diễn ra một cách an toàn và đáng tin cậy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *