Tìm hiểu chung
U thần kinh nội tiết là gì?
U thần kinh nội tiết (neuroendocrine tumor) là tình trạng các tế bào ung thư bắt nguồn từ tế bào thần kinh nội tiết. Những tế bào này có đặc tính như tế bào thần kinh khi chúng có thể nhận được tín hiệu từ hệ thần kinh trung ương, đồng thời còn có thể giải phóng các phân tử nhỏ vào hệ tuần hoàn và hoạt động giống như hormone.
Bạn đang đọc: U thần kinh nội tiết
U thần kinh nội tiết thường hiếm khi xảy ra và có thể hình thành ở bất cứ nơi nào trong cơ thể. Hầu hết các khối u này xảy ra ở phổi, ruột thừa, ruột non, trực tràng và tuyến tụy.
Có rất nhiều loại u thần kinh nội tiết. Trong đó một số loại phát triển chậm nhưng có vài loại lại phát triển rất nhanh. Một số khối u làm tăng bài tiết hormone (u thần kinh nội tiết chức năng) và ngược lại, có khối u không gây tăng tiết hormone hoặc không giải phóng nhiều đến mức gây ra triệu chứng (u thần kinh nội tiết không phải u chức năng).
Chẩn đoán và điều trị bệnh lý này phụ thuộc vào loại khối u, vị trí của chúng và khả năng tăng bài tiết hormone quá mức, cũng như liệu khối u có tiến triển và lan sang các bộ phận khác hay không.
Có thể phân loại các khối u này thành hai loại chính:
- Các khối u carcinoid: loại này thường xuất hiện trong đường tiêu hóa, phổi, ruột thừa hoặc tuyến ức. Chúng cũng có khi phát triển từ các hạch bạch huyết, não, xương, tuyến sinh dục (buồng trứng hay tinh hoàn) hoặc da.
- U thần kinh nội tiết tuyến tụy (hay còn gọi là u tế bào tiểu đảo tụy): khối u này thường bắt nguồn trong tuyến tụy nhưng cũng có khi hình thành ở bên ngoài tuyến tụy.
U tủy thượng thận (pheochromocytoma) là một loại u nội tiết thần kinh hiếm gặp hơn, thường phát triển trên tuyến thượng thận. Tuy nhiên, chúng cũng có thể xuất hiện ở các hạch giao cảm ngoài tuyến thượng thận gây ra u tế bào cận hạch thần kinh (paraganglioma) hoặc các bộ phận khác ngoài cơ thể. Các trường hợp khối u xuất hiện ở các tuyến nội tiết trong cơ thể được mô tả trong các bệnh lý khác như ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến thượng thận, u tuyến yên, u tiết glucagon (glucagonoma)…
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng u thần kinh nội tiết
Các khối u thần kinh nội tiết không phải lúc nào cũng gây ra triệu chứng để nhận biết ở thời gian đầu. Các triệu chứng mà bạn gặp phải còn tùy thuộc vào vị trí của khối u và tình trạng hormone dư thừa quá mức có xảy ra hay không.
Nói chung, các dấu hiệu và triệu chứng bạn có thể có bao gồm:
Các khối u chức năng, tức là khiến cho hormone được sản xuất quá mức, có thể dẫn đến các triệu chứng như sau:
- Đỏ da
- Tiêu chảy
- Đi tiểu thường xuyên
- Cảm thấy khát nước liên tục
- Chóng mặt
- Run rẩy
- Phát ban da
Nếu cảm thấy lo lắng về bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào kéo dài dai dẳng, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân
Nguyên nhân u thần kinh nội tiết là gì?
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này vẫn chưa được biết rõ. Các nhà nghiên cứu chỉ biết tế bào ung thư bắt nguồn từ tế bào thần kinh nội tiết – những tế bào vừa mang đặc tính của tế bào thần kinh vừa có thể sản xuất hormone. Các tế bào này hiện diện khắp cơ thể.
Khối u hình thành khi các tế bào thần kinh nội tiết có những đột biến xảy ra trong ADN của chúng. Những thay đổi khác thường trong ADN này làm cho tế bào nhân lên nhanh chóng và tạo thành một khối u.
Một số u thần kinh nội tiết phát triển rất chậm trong khi nhiều loại khác tiến triển và xâm lấn, phá hủy các mô bình thường hoặc lây lan (di căn) đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Mắt bị sưng mí trên: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị?
>>>>>Xem thêm: Bà bầu ăn cá ngừ được không? Cách ăn an toàn trong thai kỳ
Nguy cơ mắc phải khối u này cao hơn ở những người thừa hưởng những hội chứng di truyền làm tăng nguy cơ bị ung thư, ví dụ:
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán u thần kinh nội tiết?
Các xét nghiệm và kỹ thuật y tế mà bạn cần làm để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý này sẽ phụ thuộc vào vị trí của khối u. Nhìn chung, bạn thường được trải qua các quy trình như:
- Khám sức khỏe. Bác sĩ sẽ kiểm tra toàn bộ cơ thể để có thêm thông tin về dấu hiệu và triệu chứng mà bạn gặp phải. Họ có thể cảm thấy hạch bạch huyết bị sưng hoặc tìm kiếm những dấu hiệu của một khối u đang tăng sản xuất hormone.
- Các xét nghiệm xác định nồng độ hormone. Xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp xác định nồng độ hormone trong máu và cho biết chúng có đang dư thừa quá mức do khối u gây ra hay không.
- Xét nghiệm hình ảnh. Bạn có thể được yêu cầu làm một vài xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, chụp CT, MRI để ghi nhận hình ảnh của khối u. Đối với u thần kinh nội tiết, đôi khi hình ảnh của khối u được ghi nhận bằng cách chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) cùng chất đánh dấu phóng xạ được tiêm vào tĩnh mạch.
- Sinh thiết. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu tế bào từ vị trí cần được nghiên cứu thêm để đưa vào phòng thí nghiệm quan sát. Để làm được điều đó, họ sẽ dùng một ống dài, mỏng với đầu có gắn thiết bị chiếu sáng và ghi hình (camera) vào phổi (nội soi phế quản), thực quản (nội soi thực quản) hay trực tràng (nội soi đại trực tràng), tùy trường hợp. Đôi khi, để lấy được mẫu tế bào làm sinh thiết thì người bệnh cần phải trải qua phẫu thuật.
Nếu u thần kinh nội tiết có nguy cơ di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể, bạn sẽ cần thực hiện thêm vài xét nghiệm bổ sung để giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng.
Những phương pháp điều trị u thần kinh nội tiết
Như đã đề cập ở trên, phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại khối u, vị trí, các triệu chứng gặp phải… Nhìn chung, các lựa chọn trong điều trị u thần kinh nội tiết thường là:
- Phẫu thuật. Phẫu thuật được tiến hành để loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể. Khi có thể, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ toàn bộ khối u và một ít mô khỏe mạnh xung quanh nó. Trường hợp không thể cắt bỏ hoàn toàn khối u, bác sĩ sẽ cố gắng tách các tế bào khối u ra nhiều nhất có thể.
- Hóa trị. Phương pháp này sẽ sử dụng thuốc có tác dụng mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc được đưa vào cơ thể qua đường tĩnh mạch cánh tay hoặc theo đường uống ở dạng thuốc viên. Bác sĩ thường đề nghị tiến hành hóa trị nếu khối u có nguy cơ tái phát sau khi phẫu thuật. Lựa chọn này cũng được chỉ định cho trường hợp u tiến triển mà không thể phẫu thuật cắt bỏ.
- Liệu pháp điều trị trúng đích. Các thuốc này sẽ tập trung vào các điểm bất thường chỉ có trong các tế bào khối và ngăn chặn các đặc điểm đó. Từ đó, chỉ có tế bào khối u bị tiêu diệt. Điều trị bằng thuốc nhắm trúng đích thường được kết hợp với hóa trị liệu cho khối u đã tiến triển (hay di căn).
- Điều trị phóng xạ thụ thể peptide (PRRT). PRRT kết hợp một loại thuốc nhắm vào chính tế bào ung thư với một lượng nhỏ chất phóng xạ. Do đó, các bức xạ tiếp cận trực tiếp đến tế bào ung thư. Phương pháp này cũng áp dụng cho trường hợp khối u di căn.
- Thuốc kiểm soát hormone dư thừa. Nếu u thần kinh nội tiết gây tăng sản xuất hormone, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một số thuốc để kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng do tình trạng dư thừa hormone gây ra.
- Xạ trị. Xạ trị sử dụng tia sáng mang năng lượng cao, chẳng hạn như tia X và proton, để tiêu diệt tế bào ung thư. Một số loại u thần kinh nội tiết đáp ứng tốt với phương pháp này nên bác sĩ sẽ đề nghị bạn thử nếu không thể phẫu thuật.
Kenshin.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.