Chữa viêm phế quản bằng gừng liệu có hiệu quả?

Chữa viêm phế quản bằng gừng liệu có hiệu quả?

Chữa viêm phế quản bằng gừng liệu có hiệu quả?

Gừng không chỉ là một gia vị thân quen trong các bữa ăn của người Việt mà còn là vị thuốc phổ biến trong một số bài thuốc dân gian với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện các hợp chất trong gừng đem đến nhiều hoạt tính sinh học như chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn và cả chống ung thư. Nhờ đó, chúng có khả năng ngăn ngừa và kiểm soát một số bệnh như tim mạch, béo phì, buồn nôn và nôn mửa do hóa trị liệu, rối loạn hô hấp… Trong bài viết này, Kenshin sẽ tập trung vào việc chữa viêm phế quản bằng gừng mà nhiều người đang quan tâm tìm hiểu.

Bạn đang đọc: Chữa viêm phế quản bằng gừng liệu có hiệu quả?

Chữa viêm phế quản bằng gừng có hiệu quả không?

Chữa viêm phế quản bằng gừng liệu có hiệu quả?

Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Rosc và tên gọi khác trong Y học cổ truyền là Khương, với các vị thuốc như: sinh khương – vị thuốc từ gừng tươi, can khương – vị thuốc từ gừng khô, bào khương và thán khương… Thông thường, mọi người sử dụng gừng để trị các chứng cảm lạnh, say tàu xe, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn và hỗ trợ sức khỏe hệ miễn dịch. Đối với bệnh viêm phế quản, hiện nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào xác nhận gừng có khả năng điều trị căn bệnh này. Thế nhưng, nhiều người đã sử dụng gừng để làm giảm sự khó chịu, kích ứng đường hô hấp khi bị viêm phế quản.

Các thành phần hoạt chất trong gừng được cho là có khả năng ức chế viêm, dị ứng, kích thích hệ miễn dịch hoạt động để bảo vệ cơ thể. Nhờ vậy, việc dùng gừng chữa viêm phế quản có thể mang lại hiệu quả như một cách điều trị hỗ trợ triệu chứng tại nhà bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Các cách chữa viêm phế quản bằng gừng

Để hỗ trợ quá trình điều trị viêm phế quản bằng gừng, bạn có thể tham khảo các cách thức sau và lựa chọn cách phù hợp nhất:

1. Ăn gừng sống chấm mật ong

Nếu bạn thích vị cay, nồng của gừng thì hãy thử cách này khi bị viêm phế quản để giảm nhẹ các triệu chứng hô hấp nhanh chóng, đơn giản. Bạn cần chuẩn bị một củ gừng già, rửa sạch, có thể gọt bớt vỏ rồi thái thành từng lát mỏng và chấm với mật ong, ăn trực tiếp.

Vị ngọt từ mật ong sẽ giúp giảm bớt vị cay nồng từ gừng để giúp bạn cảm thấy dễ ăn hơn.

2. Uống trà gừng

Tìm hiểu thêm: Ăn uống như thế nào để sớm có thai? Bí quyết hữu ích cho mọi cặp đôi

Chữa viêm phế quản bằng gừng liệu có hiệu quả?

Bạn có thể uống trà gừng vào mỗi buổi sáng để giảm nhẹ các triệu chứng bệnh viêm phế quản. Nếu muốn tăng thêm hương vị cho trà gừng, hãy thử phối hợp thêm một số nguyên liệu khác như quế, tiêu, mật ong đều có tác dụng giảm viêm, sưng, kháng khuẩn tốt.

Các bước pha trà gừng với quế bạn có thể thử:

  • Rửa sạch gừng và quế, đập dập
  • Cho các nguyên liệu vào bình trà, thêm nước nóng với lượng phù hợp
  • Uống nước trà hãm được 3-4 lần/ ngày.

3. Thử bài thuốc trị viêm phế quản bằng gừng, rễ cây chè, mật ong

Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm 50g gừng tươi, 100g rễ cây chè, 50g mật ong. Sau đó thực hiện các bước:

  • Cho gừng tươi, rễ cây chè vào một nồi nước sôi, nấu trong 10-15 phút tắt bếp, lấy nước sắc được cho vào bình
  • Đổ mật ong vào bình thuốc vừa sắc xong, khuấy đều
  • Lấy nước uống mỗi ngày.

Bạn nên chia thành 2 lần uống vào buổi sáng và tối để có hiệu quả tốt hơn.

Lưu ý khi dùng gừng để trị viêm phế quản tại nhà

Chữa viêm phế quản bằng gừng liệu có hiệu quả?

>>>>>Xem thêm: Quả hạch Brazil: Món ăn lạ mà tốt cho sức khỏe

Dù là một vị thuốc quen thuộc, được sử dụng phổ biến nhưng bạn vẫn cần chú ý một số vấn đề khi dùng gừng để điều trị viêm phế quản:

  • Liều lượng gừng dùng mỗi ngày nên ở mức độ phù hợp, từ 75 – 2.000mg mỗi ngày.
  • Không sử dụng gừng ở các đối tượng có nguy cơ bị dị ứng với gừng. Nếu xảy ra dị ứng, người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện như sưng lưỡi, môi, nổi mề đay, khó thở…
  • Không nên dùng quá nhiều gừng, nhất là khi bụng đói vì có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
  • Các đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người có bệnh mạn tính, người bệnh sắp làm phẫu thuật cần thận trọng khi muốn sử dụng gừng hay bất kỳ dược liệu nào khác. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Gừng chỉ có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, được dùng để hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm phế quản chứ không được chứng minh có khả năng thay thế các loại thuốc điều trị bệnh nên bạn không được tự ý ngưng uống thuốc mà bác sĩ chỉ định.

Nói chung, việc chữa viêm phế quản bằng gừng chỉ là cách thức hỗ trợ để xoa dịu các triệu chứng sưng, viêm đường thở, giúp quá trình hồi phục sức khỏe tốt hơn. Trong lúc đó, bạn vẫn cần phải uống thuốc điều trị được bác sĩ chỉ định mới “giải quyết” được triệt để căn bệnh này.

Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS. Hoàng Công Tuấn. Bác sĩ có hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội tim mạch, được đào tạo từ Đại học Y Dược Huế, đạt các chứng chỉ chuyên khoa tim mạch tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Viện tim TP.HCM. Bác sĩ Tuấn chuyên khám và điều trị các bệnh lý Nội tim mạch theo hình thức tư vấn từ xa (Telemedicine).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *