Bàn tay là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Cấu tạo bàn tay cho phép bộ phận này có thể thực hiện được từ những hoạt động tinh tế cho đến các hoạt động cần tốn nhiều sức mạnh. Tuy nhiên, chính vì thế mà bàn tay cũng dễ bị chấn thương và gặp nhiều vấn đề khác. Hiểu rõ hơn về cấu tạo của bàn tay sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của đôi bàn tay một cách tốt nhất!
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về cấu tạo bàn tay và các chấn thương thường gặp
Nội Dung
Cấu tạo bàn tay
Cấu trúc bàn tay bao gồm một lòng bàn tay rộng với 5 ngón tay, nối với cẳng tay nhờ vào khớp cổ tay. Trong 5 xương ngón tay trên lòng bàn tay thì ngoại trừ ngón cái, 4 ngón còn lại có thể nắm lại để bắt hoặc cầm lấy đồ vật. Tên gọi để phân biệt 5 ngón tay với nhau như sau:
- Ngón cái là ngón đầu tiên của bàn tay phải tính từ trái sang phải khi lật úp bàn tay và tương tự với bàn tay trái.
- Ngón trỏ là ngón nằm cạnh ngón cái.
- Ngón giữa là ngón nằm kế tiếp ngón trỏ.
- Ngón áp út là ngón tiếp sau ngón giữa.
- Ngón út là ngón nằm xa ngón cái nhất và cũng là ngón nhỏ nhất trên bàn tay.
Các bộ phận trên bàn tay
Hệ thống cấu tạo xương bàn tay khá phức tạp. Trong đó, tay của mỗi người chúng ta có đến 27 xương với 8 xương cổ tay, 5 xương bàn tay và 14 xương ngón tay. Cấu tạo bàn tay cụ thể qua hệ thống xương này như sau:
Cấu tạo xương bàn tay
Lòng bàn tay (phần giữa bàn tay) có 5 xương còn gọi xương bàn ngón, tương ứng với 5 chữ số từ I-V, đều thuộc phân loại xương dài. Mỗi đốt xương này gồm có phần thân (body), nền (base) và chỏm (head). Nền để khớp với xương cổ tay và xương bàn ngón bên cạnh (trừ đốt xương số I).
Cấu tạo xương ngón tay
Mỗi xương ngón tay có 3 đốt theo thứ tự từ trên xuống là đốt gần, giữa và xa. Riêng ngón tay cái thì chỉ có 2 đốt. Tương tự như xương đốt bàn tay, mỗi xương đốt ngón tay cũng gồm nền, thân và chỏm. Trong đó nền để tiếp khớp với xương ở trên và chỏm để tiếp khớp với xương ở dưới trừ chỏm của các đốt xa không tiếp khớp mà tạo thành hình móng ngựa.
Cấu tạo xương khớp cổ tay
Cổ tay gồm có 8 xương nhỏ được xếp thành hai hàng trên và dưới với:
- Hàng trên: Xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp và xương đậu.
- Hàng dưới: Xương thang, xương thê, xương cả và xương móc.
Tìm hiểu thêm: Cách hôn cô bé của nàng: 5 bước khiến nàng ngất ngây!
Các khớp nối trong cấu tạo bàn tay
Bàn tay được xem là nơi có nhiều cử động tinh vi và phức tạp hơn cả bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Để đảm nhận các hoạt động này, cấu tạo bàn tay cần có hệ thống các khớp nối. Nếu không có chúng trong cấu tạo bàn tay, đôi bàn tay chúng ta cũng không thể vận hành nhiều loại công cụ và thiết bị cũng như thực hiện các cử chỉ tay. Các khớp nối trong cấu tạo bàn tay bao gồm:
- Khớp giữa đốt ngón tay: bao gồm khớp gian đốt ngón gần và khớp gian đốt ngón xa (khớp bản lề giữa các xương ngón tay).
- Khớp nối xương bàn tay: khớp bàn – ngón tay (khớp giữa các ngón tay với lòng bàn tay).
- Khớp nối bàn tay với cổ tay: khớp cổ tay – bàn tay.
- Khớp nối cổ tay với cẳng tay: khớp quay – cổ tay (cũng có thể xem như thuộc khớp cẳng tay, nối cổ tay và xương quay của cẳng tay).
Các nhóm cơ, dây chằng và gân bàn tay
Bên cạnh hệ thống xương, khớp, khớp nối tinh vi và phức tạp thì còn có nhiều nhóm cơ, gân và dây chằng trong cấu tạo bàn tay:
- Cơ là cấu trúc giúp bàn tay thực hiện các động tác co duỗi và cử động của xương bàn tay.
- Các dây chằng là các mô sợi giúp liên kết các khớp trong bàn tay lại với nhau.
- Các vỏ bọc là cấu trúc hình ống bao quanh một phần của các ngón tay.
- Gân đóng vai trò kết nối các cơ ở cánh tay hoặc bàn tay với xương để cho phép cử động.
Ngoài ra còn có các động mạch, tĩnh mạch và dây thần kinh trong cấu tạo bàn tay cung cấp lưu lượng máu và cảm giác cho bàn tay và các ngón tay.
Các chấn thương/vấn đề thường gặp ở bàn tay
>>>>>Xem thêm: Kích thước sỏi thận bao nhiêu là nguy hiểm?
Ai cũng có nguy cơ gặp phải chấn thương ở tay vì đôi bàn tay chúng ta kiêm nhiệm rất nhiều hoạt động mỗi ngày. Một số chấn thương có thể tự lành lại nhanh chóng nhưng cũng có một số chấn thương và vấn đề y tế khác cần được điều trị can thiệp kịp thời.
Một số vấn đề y tế/chấn thương thường gặp:
- Hội chứng ống cổ tay – chèn ép dây thần kinh đi qua cổ tay, thường làm cho các ngón tay tê ngứa.
- Chấn thương dẫn đến trật khớp, bong gân, đứt dây chằng và gãy xương (rạn nứt xương).
- Viêm xương khớp.
- Viêm gân.
- Rối loạn và chấn thương ở các ngón tay, nhất là ngón cái.
Tóm lại, việc hiểu rõ về cấu tạo của bàn tay cũng như các chấn thương thường gặp là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và sự linh hoạt của bàn tay. Bằng cách nhận biết và phòng tránh các nguy cơ chấn thương, bạn có thể giữ cho đôi bàn tay của mình luôn khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả trong mọi hoàn cảnh.