Cho đến nay, bệnh viêm khớp dạng thấp vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Tuy vậy, trong những năm gần đây, có một vài tín hiệu vui cho thấy viêm khớp dạng thấp có thể được kiểm soát hiệu quả bằng cách điều trị sớm với các thuốc sẵn có. Hãy cùng tìm hiểu về các thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp qua các thông tin dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về các thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay
Mục tiêu điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay là nhằm khôi phục được hoạt động của khớp và thuyên giảm triệu chứng của bệnh về mức nhẹ nhất có thể, giảm thiểu tổn thương khớp và tăng cường chức năng thể chất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ có thể đề nghị sử dụng một hoặc kết hợp một số thuốc trong các thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp dưới đây:
Nội Dung
1. Nhóm thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp cơ bản
Các thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp cơ bản hay là nhóm DMARDs là những loại thuốc được bác sĩ chỉ định đầu tiên khi được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Các thuốc nhóm này không chỉ cải thiện triệu chứng bệnh mà còn được chứng minh là có khả năng làm chậm tiến trình bệnh. DMARD cần dùng cho điều trị lâu dài và theo dõi các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trong suốt quá trình điều trị.
Điều trị các thể mới mắc và thông thường
Sử dụng các thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp DMARDs như methotrexat, khởi đầu 10 mg một lần mỗi tuần. Tùy theo đáp ứng mà duy trì liều cao hoặc thấp hơn (7,5 – 15 mg) mỗi tuần, (liều tối đa là 20 mg/tuần). Methotrexet được coi là sự lựa chọn đầu tiên trong nhóm thuốc DMARDs.
Hoặc dùng Sulfasalazine khởi đầu 500 mg/ngày, tăng mỗi 500 mg mỗi tuần, duy trì ở liều 1000 mg x 2 lần mỗi ngày.
Trường hợp đơn trị liệu không hiệu quả, có thể kết hợp methotrexat với sulfasalazine hoặc hydroxychloroquine.
Hoặc phối hợp methotrexat và sulfasalazine và hydroxychloroquine nếu người bệnh không đáp ứng với sự phối hợp ở trên.
Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp cơ bản có thể tiềm ẩn các tác dụng phụ khác nhau, nhưng thường bao gồm tổn thương gan và viêm phổi. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này có thể hiếm gặp nếu được theo dõi chặt chẽ trong quá trình điều trị.
Một số tác dụng phụ của MTX đã được nghiên cứu, gây độc gan và đường tiêu hóa là tác dụng phụ phổ biến nhất của loại thuốc này. Biện pháp có thể thực hiện là bổ sung acid folic, xử lý triệu chứng và theo dõi sát. Trong một số trường hợp nặng hơn nên khám lại với sự tư vấn của bác sĩ.
Điều trị các thể nặng và kháng trị
Nếu bệnh nhân không đáp ứng với thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp cơ bản sau 6 tháng, có thể cần kết hợp điều trị với DMARDs sinh học (hay còn gọi là thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp nhóm sinh học). Trước khi sử dụng DMARDs sinh học, cần làm các xét nghiệm để sàng lọc lao, viêm gan, các xét nghiệm chức năng gan thận và đánh giá mức độ hoạt động bệnh.
Thuốc nhóm sinh học có thể kết hợp DMARDs cơ bản theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế như sau:
Kết hợp methotrexate và thuốc kháng Interleukin 6 (tocilizumab):
- Methotrexat 10 – 15 mg mỗi tuần + tocilizumab 4 – 8 mg/kg cân nặng, tương đương 200 – 400 mg truyền TM mỗi tháng một lần.
Hoặc kết hợp methotrexate (10 – 15 mg mỗi tuần) và một trong bốn loại thuốc kháng TNF α sau:
- Etanercept 50 mg tiêm dưới da mỗi tuần một lần.
- Infliximab truyền TM 2 – 3 mg/kg mỗi 4 – 8 tuần.
- Adalimumab 40 mg tiêm dưới da 2 tuần một lần.
- Golimumab 50 mg mỗi tháng 1 lần – tiêm dưới da.
Hoặc kết hợp methotrexate (10 – 15 mg mỗi tuần) và thuốc kháng lympho B (rituximab):
- Rituximab truyền TM 500 – 1000 mg x 2 lần, cách 2 tuần, có thể nhắc lại một hoặc hai liệu trình mỗi năm.
Sau 3 – 6 tháng điều trị, nếu thuốc sinh học này không hiệu quả, có thể đổi sang thuốc sinh học thứ 2 và quan sát tiếp trong 3 – 6 tháng, nếu vẫn không hiệu quả, tiếp tục đổi sang nhóm thuốc thứ 3 và quan sát 3-6 tháng. Khi sự kết hợp DMRAD cơ bản và nhóm thuốc sinh học không đạt được hiệu quả điều trị, các thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp tổng hợp có khả năng nhắm mục tiêu như Baricitinib, Tofacitinib, Upadacitinib có thể được sử dụng.
2. Nhóm thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp nhằm điều trị triệu chứng
Đây là những nhóm thuốc nhằm làm giảm các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp, duy trì và cải thiện chức năng hoạt động của khớp nhưng chúng không giúp ngăn chặn tiến trình phát triển của bệnh.
Corticosteroid
Tìm hiểu thêm: Trẻ mấy tháng ăn được các loại quả thuộc họ cam quýt? Cần lưu ý gì?
Các corticosteroid như prednisone, prednisolone, methylprednisolone được dùng làm thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp nhờ vào đặc tính kháng viêm và điều hòa miễn dịch của chúng. Các thuốc này có thể được dùng ở dạng viên uống, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm trực tiếp vào khớp.
Corticosteroid thường được sử dụng ngắn hạn trong giai đoạn đầu của viêm khớp dạng thấp, như một liệu pháp bổ trợ tạm thời trong thời gian chờ đợi DMARDs phát huy hiệu lực.
Liều dùng
- Đối với thể vừa: 16 – 32 mg methylprednisolone (hoặc tương đương), uống hàng ngày vào 8 giờ sáng, sau ăn.
- Với thể nặng: 40 mg methylprednisolone truyền tĩnh mạch mỗi ngày.
- Với thể tiến triển cấp, nặng, đe doạ tính mạng (viêm mạch máu, biểu hiện ngoài khớp nặng): Khởi đầu từ 500 – 1000 mg methylprednisolone truyền tĩnh mạch trong 30 – 45 phút/ngày, điều trị 3 ngày liên tục. Sau đó chuyển về liều thông thường. Liệu trình này có thể lặp lại mỗi tháng (nếu cần).
Tác dụng phụ
Một trong những điều cần quan tâm khi dùng corticosteroid làm thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp là các tác dụng phụ như:
- Hội chứng Cushing
- Tăng huyết áp.
- Tăng đường huyết.
- Tăng nguy cơ đục thủy tinh thể.
- Loãng xương và có nguy cơ hoại tử vô mạch của xương.
Do đó, các bác sĩ thường kê đơn corticosteroid ngắn hạn để giảm nhanh các triệu chứng, với mục tiêu làm giảm dần thuốc.
Thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs)
>>>>>Xem thêm: Rèn luyện lối sống giúp làn da khỏe mạnh
Các thuốc kháng viêm ức chế chọn lọc COX2 được chọn lựa đầu tiên để làm thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp vì có thể sử dụng dài ngày mà ít có tương tác bất lợi với thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp cơ bản methotrexat.
Liều dùng
Với các NSAIDs ức chế chọn lọc COX2:
- Celecoxib: 200 mg, uống 1 đến 2 lần mỗi ngày.
- Hoặc Meloxicam: 15 mg tiêm (chích) bắp hoặc uống ngày một lần.
- Hoặc Etoricoxib: 60 – 90 mg, ngày uống một lần.
Với các NSAIDs ức chế không chọn lọc khác:
- Diclofenac: Uống hoặc tiêm bắp: 75 mg x 2 lần/ngày trong 3 – 7 ngày. Sau đó uống: 50 mg x 2 – 3 lần/ngày trong 4 – 6 tuần.
- Brexin (piroxicam + cyclodextrin) 20 mg uống hàng ngày.
- Hoặc các thuốc kháng viêm không steroid khác (liều tương đương).
Tác dụng phụ
Rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như nóng rát dạ dày, ợ hơi, thậm chí có thể gây lở loét dạ dày và xuất huyết tiêu hóa. Các thuốc ức chế bơm proton như omeprazol, esomeprazol có thể được sử dụng đồng thời để làm giảm nguy cơ xuất huyết tiêu hóa liên quan đến các thuốc này. Ngoài ra, NSAIDs cũng sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương thận, rối loạn cân bằng nước – điện giải, nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch nên cần được cân nhắc khi sử dụng.
Trên đây là các thông tin về nhóm thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay theo phác đồ của Bộ Y tế. Tốt nhất khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm khớp dạng thấp hay các loại viêm khớp khác, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị phù hợp nhé!