Nguyên nhân bệnh gout: Biết để phòng ngừa

Nguyên nhân bệnh gout: Biết để phòng ngừa

Nguyên nhân bệnh gout: Biết để phòng ngừa

Gout là một trong các tình trạng viêm khớp ngày càng phổ biến trong đời sống hiện nay. Một số nguyên nhân bệnh gout có liên quan đến chế độ sinh hoạt, ăn uống hằng ngày. Vì thế, biết rõ những yếu tố hình thành gout sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân bệnh gout: Biết để phòng ngừa

Nguyên nhân bệnh gout là gì? 

Gout (hay gút) xuất hiện khi các tinh thể urat (monosodium urate) hình kim tích tụ trong khớp gây nên hàng loạt triệu chứng của quá trình viêm như sưng – nóng – đỏ – đau. Thông thường khớp các ngón chân, đặc biệt là ngón chân cái là nơi đầu tiên xuất hiện cơn đau do gout. 

Nguyên nhân bệnh gout liên quan trực tiếp tình trạng tăng axit uric máu. Axit uric là một chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, hình thành do sự phân hủy các chất có nhân purin (chất được tìm thấy tron cơ thể và một số loại thực phẩm). Hầu hết axit uric trong máu sẽ đi qua thận và ra khỏi cơ thể theo nước tiểu. Tuy nhiên, vì một số lý do mà nồng độ axit uric tăng cao, dẫn đến hình thành các tinh thể uric lắng đọng trong khớp hoặc mô xung quanh

Những nguyên nhân khiến axit uric tăng cao có thể kể đến: 

  • Nhiễm toan chuyển hóa
  • Nghiện rượu
  • Các tác dụng phụ liên quan đến hóa trị liệu
  • Mất nước, thường do thuốc lợi tiểu
  • Bệnh tiểu đường
  • Tập thể dục quá sức
  • Suy tuyến cận giáp
  • Nhiễm độc chì
  • Bệnh bạch cầu
  • Bệnh thận nang tủy
  • Bệnh đa hồng cầu
  • Chế độ ăn giàu purin
  • Suy thận
  • Nhiễm độc máu khi mang thai
  • Xem thêm: Giải đáp bệnh gút có di truyền không?

    Bên cạnh đó, nếu bạn có một chế độ ăn giàu purin thì cũng góp phần là nguyên nhân bệnh gout. Một số thức ăn và đồ uống có nhiều nhân purin bao gồm: 

    • Hải sản (đặc biệt là cá hồi, cá ngừ, tôm, tôm hùm và cá mòi)
    • Thịt đỏ và các loại nội tạng như gan, tim,…
    • Thức ăn và đồ uống có hàm lượng fructose cao (từ siro ngô) và rượu (đặc biệt là bia, kể cả bia không cồn).

    Nguyên nhân bệnh gout: Biết để phòng ngừa

    Bạn có thể xem thêm: Người bị bệnh gout kiêng ăn gì và nên ăn gì mau khỏi bệnh?

    Vậy axit uric cao bao nhiêu thì bị gút? 

    Như đã trình bày, tăng axit uric máu là một trong các nguyên nhân gây bệnh gout. Tuy nhiên, không phải lúc nào axit trong máu tăng cũng dẫn đến gút. Bình thường, nồng độ axit uric máu nằm trong khoảng từ 3,5 đến 7,2 mg/dL. Nếu các xét nghiệm máu cho thấy nồng độ axit uric máu cao hơn mức bình thường, bác sĩ cần thêm một số chẩn đoán chuyên biệt để xác định gout.

    Trong đó, một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh xương khớp như X quang, siêu âm và chụp cắt lớp vi tính năng lượng kép (DECT) được ứng dụng để quan sát hình ảnh của tinh thể urat trong khớp. Hoặc bác sĩ sẽ dùng kim hút dịch của các khớp đang bị sưng lên, quan sát dưới kính hiển vi để tìm tinh thể urat. Trường hợp nồng độ axit uric máu cao nhưng không có các triệu chứng của bệnh gút thì không cần phải điều trị. 

    Biết nguyên nhân bệnh gout để kiểm soát, phòng ngừa hiệu quả

    Hiểu rõ về nguyên nhân bệnh gout sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa căn bệnh này. Mặc dù không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu tình trạng tăng axit uric và gout không được kiểm soát tốt có thể khiến các khớp xương bị tổn thương vĩnh viễn. Để kiểm soát nồng độ axit uric máu và ngăn ngừa cơn đau do gout, cần có một kế hoạch quản lý bệnh lâu dài. Bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc làm tan tinh thể urat, kiểm soát nồng độ axit uric và ngăn ngừa cơn gút cấp.

    Tìm hiểu thêm: Những lưu ý sau khi đặt vòng nâng cổ tử cung mà mẹ bầu cần nhớ!

    Nguyên nhân bệnh gout: Biết để phòng ngừa

    >>>>>Xem thêm: Phẫu thuật có phải là cách điều trị ung thư phổi hiệu quả?

    Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm soát bệnh gout bằng cách: 

    • Hạn chế ăn nhiều thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản và uống nhiều rượu, bia, đồ uống có nhiều siro ngô. Chế độ ăn giàu purin là một trong những nguyên nhân bệnh gout gián tiếp và khiến bệnh gout trầm trọng hơn. 
    • Giảm cân (nếu cần thiết). Người béo phì và thừa cân cần được kiểm soát cân nặng, để giảm tải áp lực lên xương khớp, đặc biệt là khớp hông và đầu gối. Điều này giúp giảm đau, cải thiện chức năng khớp và làm chậm tiến triển của viêm khớp. 
    • Thường xuyên vận động cơ thể. 150 phút mỗi tuần là thời gian khuyến cáo để người lớn duy trì cường độ tập luyện tốt cho sức khỏe. Lưu ý: nên chọn các bài tập nhẹ nhàng với khớp như đi bộ, đạp xe hay bơi lội để tránh gây áp lực lên khớp, dẫn đến chấn thương làm trầm trọng hơn tình trạng viêm. 

    Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân bệnh gout hơn và một phần giải đáp được thắc mắc “axit uric cao bao nhiêu thì bị gút”. Thông qua đó, hãy nâng cao nhận thức phòng ngừa bệnh gout, tránh để gút gây tổn thương các khớp xương trên cơ thể, bạn nhé!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *