Gai cột sống L4 L5 là chứng bệnh thường xuất hiện ở những người trung niên, người lớn tuổi hoặc những người lao động nặng. Nhưng hiện nay, cũng có vài trường hợp nhân viên văn phòng cũng có dấu hiệu mắc bệnh.
Bạn đang đọc: Gai cột sống L4 L5: Nguyên nhân, cách điều trị và chế độ ăn uống phù hợp
Cùng Hellobacsi tìm hiểu cụ thể về triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị của bệnh này nhé!
Nội Dung
Gai cột sống L4 L5 là gì?
Bệnh gai cột sống còn có tên gọi khác là bệnh thoái hóa cột sống. Khi mắc bệnh này, hai bên cột sống hoặc phần phía ngoài hình thành nên các phần xương chỉa ra nhìn như chiếc gai. Hầu hết các vị trí trên cột sống đều có thể xảy ra gai nhưng phổ biến nhất là cột sống thắt lưng.
L4 và L5 (có khi thêm cả L3) là đốt sống cuối cùng của cột sống thắt lưng, thường có vai trò giúp cột sống chuyển động linh hoạt và nâng đỡ phần thân trên của cơ thể. Do phải nâng đỡ cột sống nên đốt sống L4 và L5 chịu nhiều áp lực và rất dễ tổn thương và thoái hóa. Khi đó, các tế bào xương sẽ phát triển để bù đắp vào khu vực bị hao mòn, gây ra gai cột sống.
Triệu chứng bệnh
Mức độ ảnh hưởng của gai xương đến cơ thể sẽ phụ thuộc vào kích thước của gai. Khi gai còn nhỏ, chưa xảy ra hiện tượng cọ xát nên không có các triệu chứng rõ ràng. Nhưng khi gai cột sống L4 L5 lớn hơn gây chèn ép các dây thần kinh thì người bệnh sẽ cảm thấy:
Gai cột sống L4 L5 nên được chữa trị càng sớm càng tốt để tránh tình trạng bệnh trở nặng khiến cột sống cong vẹo, liệt chi hoặc mất khả năng kiểm soát bàng quang và ruột.
Xem thêm
7 triệu chứng gai cột sống lưng thường gặp
Nguyên nhân gây ra gai cột sống L4 L5
- Quy trình lão hóa tự nhiên của cơ thể: Khi cơ thể già đi theo tuổi tác, đĩa đệm bị hao mòn do mất nước và độ ẩm. Dây chằng cố định xương cũng trở nên lỏng lẻo. Trong quá trình này, với cơ chế tự bảo vệ của cơ thể sẽ sản sinh ra các gai xương mọc ra bên ngoài và hai bên của cột sống để duy trì sự ổn định cho cột sống, lâu dần sẽ biến thành gai cột sống.
- Chấn thương: Các chấn thương do chơi thể thao vận động mạnh hoặc tai nạn khiến cơ chế tự sửa chữa của cơ thể được kích hoạt và hình thành nên các gai cột sống L4 L5.
- Tình trạng lắng đọng canxi: Trong sụn khớp có đến 80% là nước nên khi quá trình thoái hóa do tuổi tác diễn ra sẽ làm mất một lượng nước đáng kể, đi kèm với đó là sự biến đổi chất khiến sụn bị vôi hóa. Từ đó người bệnh có nguy cơ mắc các gai ở cột sống.
- Yếu tố di truyền: Nhiều người do di truyền từ mã gene nên có đĩa đệm yếu hơn bình thường. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người đã mọc gai cột sống L4 L5 từ khi còn rất trẻ. Nếu trong gia đình có người từng mắc bệnh gai cột sống thì điều này càng dễ dàng xảy ra hơn.
- Viêm cột sống: Khi các thành phần quanh khớp như cơ thần kinh, dây chằng, đĩa đệm bị tổn thương, cột sống sẽ hình thành nên các gai để bảo vệ và duy trì hoạt động. Tuy nhiên, điều này nhiều khi không có lợi cho chính cột sống.
- Sinh hoạt sai tư thế: Các tư thế nằm, ngồi sai tư thế đều khiến đốt sống bị tổn thương. Đặc biệt là các tư thế bê đồ sai cách đều có nguy cơ khiến cột sống hình thành nên gai.
Các phương pháp điều trị gai cột sống L4 L5
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp khác nhau để cải thiện tình trạng bệnh. Có thể phải kết hợp giữa thuốc Tây y và Đông y, có thể phải điều trị vật lý trị liệu hoặc nếu quá nặng sẽ cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, việc điều trị gai cột sống L4 L5 là điều trị bảo tồn nên chỉ khi gặp các vấn đề trong tủy sống hoặc gai chèn ép vào dây thần kinh mới phải dùng đến phương pháp phẫu thuật. Vì vậy, bạn không cần phải quá lo lắng.
Tìm hiểu thêm: Tràn dịch khớp cổ tay gây sưng, phải làm sao?
>>>>>Xem thêm: 10 bí quyết nấu ăn cực nhanh cho những ai lười vào bếp
Thời gian điều trị sẽ mất từ vài tuần đến vài tháng vì phải dựa vào tình trạng bệnh, độ đáp ứng của cơ thể với các phương pháp điều trị và độ hợp tác của bệnh nhân.
Dưới đây là một số phương pháp thường sử dụng khi điều trị gai cột sống L4 L5:
Nghỉ ngơi đầy đủ
Việc tập luyện các bộ môn thể thao có cường độ cao như nâng tạ, chơi golf, bóng rổ, bóng đá,… sẽ ảnh hưởng đến cột sống của bạn. Dây thần kinh sẽ bị gai xương chèn ép ở mức độ cao khiến người bệnh bị đau và tình trạng bệnh sẽ trở nặng hơn. Vì vậy, bạn nên tránh hoặc không chơi các môn thể thao này.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ quá trình điều trị, bác sĩ cũng có thể gợi ý một số môn thể thao phù hợp như đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga,… Việc này sẽ giúp giảm tải sức nặng của cơ thể lên cột sống, tăng cường độ dẻo dai và tăng cường phạm vi chuyển động của lưng và cổ. Tuy nhiên, khi tập luyện bạn nên lưu ý đến:
- Lựa chọn quần áo hoặc dụng cụ phù hợp
- Khởi động cẩn thận để cơ thể sẵn sàng tập luyện, tránh phát sinh chấn thương
- Bắt đầu với các bài tập ngắn và cường độ thấp, sau đó nâng dần theo chỉ định của bác sĩ và tình trạng đáp ứng của cơ thể
Sử dụng thuốc điều trị
Các bài thuốc Đông y cũng thường được sử dụng trong việc điều trị bệnh gai cột sống L4 L5 ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu lựa chọn phương pháp này, bạn nên tìm đến các phòng khám Đông y uy tín và các bác sĩ y học cổ truyền để bắt đúng người, đúng bệnh.
Nếu sử dụng thuốc Tây y thì các dòng thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen,… thường được dùng hoặc thuốc giảm đau kê đơn như naproxen, codeine,… sẽ giúp người bệnh nhanh chóng giảm cơn đau do gai cột sống. Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định liều lượng của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không cần thiết và gây nguy hiểm cho bản thân.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị bảo tồn, sử dụng các yếu tố như sóng âm, ánh sáng hoặc nhiệt độ,… để giảm các cơn đau hoặc phục hồi vận động. Với người mắc gai cột sống L4 L5, vật lý trị liệu có tác dụng giãn cột sống, giảm đau và giúp cột sống thêm dẻo dai, linh hoạt. Các phương pháp phổ biến có thể kể đến như: trị liệu bằng nhiệt, trị liệu bằng ánh sáng, trị liệu bằng nước, tác động cơ – lực học kéo dãn,…
Xem thêm
Thực hư về hiệu quả của châm cứu trong điều trị thoái hóa cột sống
Phẫu thuật
Nếu bạn cần phải phẫu thuật, bác sĩ sẽ đưa ra các thông tin cụ thể về điều gì sẽ xảy ra và thời gian để cột sống hồi phục lại bình thường. Phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ các gai xương ở đốt sống, tuy nhiên, đây không phải là phương pháp điều trị dứt điểm. Nếu bạn không có chế độ sinh hoạt lành mạnh thì gai xương vẫn có thể mọc lại ở vị trí cũ bởi đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại tình trạng thoái hóa cột sống hoặc chấn thương.
Chế độ ăn uống của người bệnh gai cột sống L4 L5
Người mắc bệnh gai cột sống cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là canxi. Bạn nên hạn chế đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, hạn chế chất béo, tăng cường ăn rau củ quả và giữ cân nặng ở mức hợp lý. Đừng quên cung cấp thêm canxi và muối để cơ thể tái hấp thụ vào máu.
Bạn có thể quan tâm:
Gai cột sống L4 L5 hoàn toàn có thể điều trị được nếu được chữa trị sớm và tuân thủ theo các yêu cầu chỉ định từ bác sĩ. Nếu phát hiện các vấn đề bất thường, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám sớm nhất.