Hầu hết những người bị gãy xương đều có thể khôi phục lại hoàn toàn và tiếp tục sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình phục hồi, các dấu hiệu xương không lành có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng hoặc xương không được điều trị đúng cách. Việc nhận biết và hiểu rõ về những dấu hiệu này là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự phục hồi hoàn hảo và tránh những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những dấu hiệu xương không lành và điều gì bạn cần biết để đối phó với tình trạng này.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu xương không lành: Điều gì bạn cần biết?
Nội Dung
Các dấu hiệu xương không lành
Quá trình chữa lành xương sau khi bị gãy cần phải có được sự điều trị cẩn trọng từ bác sĩ và sự tuân thủ của bệnh nhân để đạt được kết quả tốt nhất. Bởi chỉ cần sơ suất một chút là các biến chứng có thể xuất hiện và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Dấu hiệu xương không lành là một trong những biến chứng gây lo ngại cho cả bác sĩ điều trị và bệnh nhân.
Tuy nhiên, nhiều người không biết xương không lành với việc xương đang hồi phục lại có gì khác nhau. Trước tiên, bạn cần phải hiểu quá trình liền xương diễn ra như thế nào. Có hai dạng liền xương chính:
- Quá trình liền xương nguyên phát: Tại khu vực hai đầu xương gãy, các mạch máu nhỏ và các tế bào có nguồn gốc trung mô sẽ xuất hiện. Đây là quá trình “lấp khoảng trống”. Sau hiện tượng tiêu xương sinh lý, khoảng trống giữa hai đầu xương sẽ dần dần hình thành cầu xương. Ổ gãy sẽ được thay thế bởi cầu can trực tiếp mới.
- Quá trình liền xương thứ phát: Vai trò của màng xương trong quá trình này rất quan trọng. Các tế bào màng xương dưới sự hoạt hóa sẽ nhanh chóng hình thành nên cấu trúc xương nội tủy. Đồng thời, khi có sự canxi hóa của màng xương quanh ổ gãy sẽ tạo nên cấu trúc can xương cứng. Khi cấu trúc này tăng nhanh về kích thước thì xương mới sẽ được hình thành.
Chính vì vậy, khi dấu hiệu xương không lành xảy ra, nghĩa là xương có tạo ra mô mới nhưng thời gian rất chậm. Nhiều chuyên gia gọi đây là sự kết hợp chậm. Một vài trường hợp xương có thể sẽ lành lại nhưng không thể thẳng hoàn toàn như ban đầu. Tình trạng này có thể xảy đến ở bất kỳ xương nào nhưng thường gặp nhất là ở phần xương cánh tay, xương đùi và xương cẳng chân.
Bạn có thể tham khảo một vài dấu hiệu cho thấy xương không lành dưới đây để cẩn trọng hơn trong quá trình chăm sóc của mình.
Đau ở vị trí gãy xương
Xương có thể bị đau khi lành. Điều này là bình thường và sẽ dần dần thuyên giảm khi xương lành lại hoàn toàn. Xương gãy thường mất ít nhất 6 tuần để lành lại và một số có thể mất nhiều thời gian hơn. Nếu bạn bị đau hoặc sưng tấy, hoặc kèm sốt trong thời gian dài mà không rõ nguyên nhân, đó có thể là dấu hiệu xương đang không lành lại đúng cách. Việc kiểm tra toàn diện từ bác sĩ chuyên môn sẽ giúp bạn phân biệt được đâu là tín hiệu đáng lo ngại, đâu là sự khó chịu khi lành thương.
Chuyển động xương bất thường
Theo quá trình ở trên thì xương có cơ chế tự chữa lành bằng cách tự nối lại với nhau. Tuy nhiên, khi quá trình này bị gián đoạn hoặc không theo đúng quy trình như bình thường hoặc xương chưa được nối lại với nhau ở đúng vị trí, hoặc lệch khỏi vị trí ban đầu xương đang trong giai đoạn lành có thể có cử động bất thường hoặc không ổn định, do cơ bám lên xương (dưới dạng gân cơ) nên dễ bị chuyển động. Điều này có thể biểu hiện rõ ràng hoặc nhìn thấy thông qua phim chụp X-quang ở vị trí xương gãy.
Thời gian lành lại quá lâu
Thông thường sau khoảng thời gian 3 tháng điều trị (trừ trường hợp người cao tuổi hoặc ở những người rối loạn chuyển chuyển hoá hoặc suy dinh dưỡng sẽ lâu hơn) thì trên phim chụp X-quang đã có thể thấy rõ ràng cấu trúc liền xương . Trong trường hợp xương không lành lại thì phim chụp theo dõi quá trình phát triển xương sẽ thấy rõ.
Nhận biết các dấu hiệu xương không lành là một phần quan trọng trong việc điều trị phục hồi sau chấn thương gãy xương. Việc theo dõi các triệu chứng sẽ giúp bạn hình dung về sự phục hồi của xương. Tuy nhiên, việc tự mình đưa ra kết luận rất nguy hiểm nếu không có chuyên môn, hãy liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn và thăm khám chính xác.
Nguyên nhân
Tìm hiểu thêm: Niềng răng hô làm sao cho xứng đáng với giá tiền bạn bỏ ra?
Do chấn thương quá nặng: Các xương bị gãy di lệch nhiều, mất đoạn xương, gãy hở, gãy nát vụn khiến các động mạch nuôi xương bị phá hủy (do cần nhiều chất hơn để nối lại nên gãy nhiều đoạn hoặc không đủ máu tới nuôi sẽ lâu lành hơn).
Do tay nghề bác sĩ: Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có tay nghề chưa cao dẫn đến việc làm mất khối máu tụ khiến mạch máu nuôi dưỡng xương bị tổn thương, màng xương bị phá hủy nhiều. Ngoài ra, cũng có thể do trong quá trình nắn chỉnh ổ gãy chưa tốt nên thời gian lành xương lâu hơn hoặc quá trình theo dõi sau điều trị chưa chính xác, bác sĩ cho bệnh nhân tháo bột quá muộn hoặc quá sớm.
Do các bệnh lý khác: Các dấu hiệu xương không lành cũng có thể xảy ra ở những người bệnh chuyển hóa kém hoặc suy dinh dưỡng. Đặc biệt, một số người nghiện thuốc lá, mắc bệnh lao phổi, giảm miễn dịch, đái tháo đường,… đều ảnh hưởng tới quá trình liền xương.
Do không tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ: Nhiều bệnh nhân tự ý tháo bột, vận động đi lại quá nhiều trước thời gian bác sĩ cho phép khi xương chưa đủ vững chắc có thể khiến xương gãy thêm lần nữa.
Làm gì khi xương không lành?
Khi nhận thấy các dấu hiệu xương không lành thì tốt nhất là bạn nên tìm đến bác sĩ điều trị của mình để kiểm tra và chẩn đoán lại. Nếu xương đang phục hồi tốt, bạn sẽ thấy sự cải thiện về khả năng vận động và cảm giác đau sẽ dần dần biến mất. Mặc dù không có sự nhất quán nhưng ít nhất mỗi tuần sẽ cải thiện hơn so với tuần trước.
Vậy nên, nếu đang lo lắng và nghi ngờ về tình trạng của mình, đừng ngần ngại liên hệ bác sĩ để nhận tư vấn và lời khuyên từ người có chuyên môn nhé!
Gãy xương bao lâu thì lành?
>>>>>Xem thêm: Câu chuyện vượt qua trầm cảm của chàng trai trẻ từng tự hại mình và góc nhìn chuyên gia
Thời gian lành xương của mỗi người sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như mức độ chấn thương, tuổi tác, vị trí bị gãy, mức độ và loại gãy (đơn giản, phức tạp) và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Trong nhiều trường hợp còn có thể xảy ra tình huống xương không lành, vì vậy cần nhận biết và nhanh chóng xử lý, hạn chế để lại ảnh hưởng và biến chứng sau này.
Đối với trẻ em, bởi cơ thể trẻ vẫn đang trong độ tuổi phát triển nên việc cơ thể tự chữa lành các chấn thương cũng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Xương trẻ có khả năng phục hồi và tái tạo vượt trội nên trong điều kiện được chữa trị tốt thì thời gian lành xương sẽ vào khoảng từ 2 – 3 tháng.
Đối với người trưởng thành thì việc lành xương sẽ mất nhiều thời gian hơn, khoảng từ 3 – 4 tháng để lấy lại khả năng đi lại bình thường. Tuy nhiên, cũng tùy vào vị trí gãy mà thời gian phục hồi khác nhau, ví dụ như gãy xương cẳng chân sẽ cần nhiều thời gian và phải tập luyện bổ sung để hoàn toàn khôi phục sự linh hoạt và sức khỏe như cũ.
Ngoài ra, việc mắc các bệnh lý mãn tính khác như tiểu đường, bệnh phổi hoặc loãng xương,… đều có thể ảnh hưởng đến quá trình lành xương và gây ra các dấu hiệu xương không lành.
Việc nhận biết và xử lý kịp thời những dấu hiệu xương không lành là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự phục hồi hoàn hảo sau chấn thương. Đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào không bình thường sau khi gãy xương. Hãy để sức khỏe của bạn được chăm sóc đúng cách và tránh xa khỏi những biến chứng có thể xảy ra sau chấn thương.