Bạn đang đọc: Những bệnh về móng thường gặp ở trẻ
Các bệnh về móng tay và móng chân rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Hầu như các đứa trẻ đã từng bị va móng vào vật gì đó. Những loại chấn thương này có thể khá đau nhưng thường không nghiêm trọng. Bố mẹ thường có thể giúp trẻ giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng tại nhà.
Nội Dung
Móng tay và móng chân phát triển như thế nào?
Thông thường, móng tay mọc khoảng một phần mười milimet mỗi ngày. Móng chân mọc khoảng một nửa hay một phần ba tốc độ của móng tay. Lão hóa hoặc mắc bệnh có thể làm giảm tốc độ lưu thông của máu tới tay và chân đồng thời sẽ làm chậm sự phát triển của móng.
Những thay đổi về móng tay và chân thường gặp ở trẻ là gì?
Dưới đây là những thay đổi ở móng trẻ thường gặp bao gồm:
Móng bị nứt nẻ, bị lột hoặc dễ gãy
Tình trạng này rất phổ biến khi tay của trẻ thường xuyên tiếp xúc với nước, xà phòng mạnh và các hóa chất khác. Bạn có thể giúp con ngăn chặn vấn đề này bằng cách bôi kem dưỡng da và tránh nhiều lần tiếp xúc với nước.
Những thay đổi màu sắc trên móng tay
- Vết trắng nhỏ (leukonychia) trên móng thường xuất hiện sau khi bị thương nhẹ. Nó có thể kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng và thường tự biến mất;
- Móng tay chuyển sang màu đen sau một chấn thương. Màu đen hoặc màu tím-đen được gây ra bởi máu tụ dưới móng tay và sẽ biến mất khi lành vết thương;
- Màu đen, màu nâu hoặc màu tím dưới móng tay mà không có chấn thương thì có thể có nguyên nhân là u hắc tố;
- Những thay đổi về hình dạng hoặc kết cấu của móng tay có thể xảy ra vì nhiều lý do. Một số thay đổi ở móng như sự hình thành các đường lằn gợn, nguyên nhân gây ra do sự lão hóa;
- Móng mọc ngược: Hiện tượng này thường gây ra là do cách cắt móng không đúng, đi giày chật hoặc do di truyền. Tình trạng này có thể đâm vào những vùng da xung quanh, gây đau, sưng và nhiễm trùng. Trong trường hợp hiếm hoi, Áp-xe (hiện tượng mưng mủ) có thể phát triển dưới móng tay;
- Móng bị bứt ra khỏi nền móng: Khi móng tay của trẻ bị tách ra khỏi nền móng thì sẽ không gắn lại liền. Móng mọc trở lại rất chậm. Thời gian để móng tay mọc lại là 6 tháng và lên đến 18 tháng đối với móng chân;
- Nhiễm trùng và phản ứng dị ứng: Đây là những vấn đề phổ biến gây ra bởi móng tay giả;
- Nhiễm nấm móng tay mà có thể xuất hiện dưới nhiều hình dạng khác nhau tùy thuộc vào loại nấm gây nhiễm các móng tay hoặc vị trí của nhiễm trùng.
Nguyên nhân nào dẫn đến các bệnh về móng ở trẻ em?
Dưới đây là các nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh về móng thường gặp ở trẻ:
- Móng tay của trẻ bị chấn thương;
- Trẻ bị xước da ở cạnh móng. Vết xước da này có thể dẫn đến nhiễm khuẩn nhẹ bên cạnh móng tay (paronychia), làm cho da xung quanh móng tay sưng lên và mềm hơn;
- Trẻ cắn móng tay có thể dẫn tới các ngón tay bị đỏ, đau và khiến lớp biểu bì chảy máu. Cắn móng tay cũng làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn xung quanh móng tay và trong miệng trẻ;
- Hóa trị liệu và uống thuốc chống sốt rét có thể gây ra các tác dụng phụ cho móng;
- Trẻ mắc các bệnh về da như vảy nến và bệnh chàm;
- Các hiện tượng như mụn cóc, u nang và nốt ruồi xuất hiện trên da.
- Trẻ mắc các bệnh khác như bệnh Addison, bệnh động mạch ngoại biên và nhiễm HIV.
Các bệnh về móng ở trẻ không nguy hiểm nhưng có thể khiến cho con khó chịu. Nếu trẻ gặp những vấn đề này, bố mẹ cần kiểm tra các triệu chứng thật kĩ để cân nhắc có nên đưa bé đi khám bác sĩ không.
Bạn có thể xem thêm:
- Mẹ có nên tự chữa mụn cóc cho bé
- Bệnh mụn cóc (hột cơm) là gì?
- Nhắc trẻ rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với những nơi này
>>>>>Xem thêm: Lợi ích của việc ăn hạt điều đối với trẻ em