Lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ – Những điều cần lưu ý khi chủng ngừa

Lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ – Những điều cần lưu ý khi chủng ngừa

Việc tiêm phòng viêm gan B cho trẻ là rất cần thiết. Tuy nhiên, loại vắc xin này có thể gây ra những tác dụng phụ gì? Bạn nên lưu ý những gì khi cho trẻ tiêm chủng vắc xin viêm gan B?

Bạn đang đọc: Lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ – Những điều cần lưu ý khi chủng ngừa

Chi phí để điều trị bệnh thường rất cao. Vì vậy, câu nói: “phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn đúng ở mọi thời điểm. Một trong những cách phòng bệnh là tiêm ngừa vắc xin cho trẻ sơ sinh đầy đủ. Trong số các bệnh cần tiêm ngừa, viêm gan B là bệnh có thể phòng ngừa tốt bằng vắc xin. Hãy cùng Kenshin.vn theo dõi lịch tiêm chủng và các phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin viêm gan B để chuẩn bị cho sức khỏe của bé thật tốt nhé.

Lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, số liều vắc xin chủng viêm gan B cho trẻ phù hợp nhất là 3 liều. Bé sẽ được tiêm vào các thời điểm sau:

  • Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi được sinh ra
  • Trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 2 tháng
  • Trẻ từ 6 đến 18 tháng.
  • Phụ nữ nên đi kiểm tra bệnh viêm gan B trong thai kỳ. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, trẻ sinh ra cần được tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B (HBIG) trong vòng 12 giờ sau khi sinh để được bảo vệ tạm thời.

    Để biết được lịch tiêm phòng viêm gan B phù hợp cho độ tuổi của bé, bạn có thể tham khảo Công cụ theo dõi lịch tiêm chủng cho trẻ của Kenshin.vn dưới đây:

    Những trường hợp không nên tiêm ngừa vắc xin viêm gan B

    Nếu bé có phản ứng dị ứng nguy hiểm đến tính mạng sau khi tiêm vắc xin viêm gan B trước đây thì bạn không nên cho bé tiêm vắc xin viêm gan B nữa.

    Nếu con dị ứng nghiêm trọng (có thể ảnh hưởng đến tính mạng) với men nở (loại men làm bánh mì), bé không nên tiêm chủng ngừa viêm gan loại B vì vắc xin chủng ngừa viêm gan B được làm từ loại nấm này.

    Tất cả trẻ em bị bệnh (cảm hoặc sốt) dù cho mức độ nhẹ hay nặng cũng đều cần đợi cho đến khi cơ thể hồi phục mới có thể tiêm ngừa viêm gan B.

    Những lưu ý khi tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sinh non

    Nhìn chung, vắc xin chủng ngừa viêm gan B sẽ không hiệu quả ở trẻ sinh non nếu trẻ mắc bệnh này trước khi được 1 tháng tuổi. Nếu bạn sinh non, hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi nào con bạn có thể chủng ngừa.

    Các phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm phòng viêm gan B

    1. Đau chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ

    Trẻ được tiêm viêm gan B có sốt không? Một số trẻ sẽ cảm thấy đau ở vị trí được tiêm hoặc sốt nhẹ vài ngày sau đó. Tuy nhiên, dị ứng nghiêm trọng rất hiếm khi xảy ra sau khi trẻ được tiêm loại vắc xin này. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách nhận biết rõ ràng những phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm.

    Các vấn đề nhỏ sau khi tiêm vắc xin viêm gan B bao gồm: Đau khi tiêm, nhiệt độ cơ thể cao từ 37,7°C trở lên.

    Những vấn đề này thường bắt đầu ngay sau khi tiêm và kết thúc 1 hoặc 2 ngày sau đó.

    2. Các phản ứng khác

    Trong một vài trường hợp, một số người cảm thấy mệt mỏi, choáng váng sau khi tiêm vắc xin viêm gan B. Vì vậy, để hạn chế nguy cơ bị ngất xỉu có thể dẫn đến thương tích, bạn nên cho con ngồi nghỉ hoặc nằm xuống trong khoảng 15 phút sau khi tiêm. Nếu bé cảm thấy chóng mặt hoặc có những thay đổi về thị lực hoặc ù tai, bạn cần thông báo với bác sĩ ngay lập tức.

    Một số người sẽ có thể bị đau vai trầm trọng và lâu ngày sau khi tiêm, tuy nhiên điều này rất hiếm khi xảy ra.

    Ngoài ra, cũng giống như bất kỳ loại thuốc nào khác, việc tiêm ngừa vắc xin vẫn có những rủi ro nhất định, tuy rất nhỏ nhưng có thể gây tổn thương nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong. Có một số tin ngoài lề về mối liên quan giữa vắc xin viêm gan B với hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) hoặc bệnh tự miễn như chứng đa xơ cứng hoặc tiểu đường, nhưng vẫn chưa có cơ sở khoa học nào xác nhận được mức độ chính xác của những thông tin này.

    Nếu con bạn có phản ứng bất thường nào đối với loại vắc xin này hoặc bất kỳ loại vắc xin nào khác, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được theo dõi và can thiệp kịp thời.

    Những dấu hiệu cần chú ý sau khi tiêm phòng

    Sau khi tiêm ngừa, bạn cần chú ý đến tất cả những điều gì khác thường có thể xảy ra với con như bị dị ứng nghiêm trọng, sốt cao hoặc có những hành vi bất thường.

    Các dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng có thể bao gồm phát ban, sưng mặt và cổ họng, khó thở, nhịp tim nhanh, chóng mặt và yếu. Tuy nhiên, những dấu hiệu này sẽ bắt đầu một vài phút đến một vài giờ sau khi tiêm chủng và kết thúc ngay sau đó.

    Những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này hy vọng đã giúp các bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của việc tiêm phòng viêm gan B cho trẻ cùng nhiều thông tin liên quan khác.

    >>>>>Xem thêm: Rò hậu môn

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *