Dấu hiệu dị ứng thức ăn ở trẻ điển hình giúp mẹ dễ nhận biết

Dấu hiệu dị ứng thức ăn ở trẻ điển hình giúp mẹ dễ nhận biết

Dấu hiệu dị ứng thức ăn ở trẻ điển hình giúp mẹ dễ nhận biết

Dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ rất phổ biến, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch và đường ruột của trẻ còn yếu nên dễ phát triển thành dị ứng. 

Bạn đang đọc: Dấu hiệu dị ứng thức ăn ở trẻ điển hình giúp mẹ dễ nhận biết

Dị ứng thức ăn ở trẻ em hay dị ứng thực phẩm là tình trạng cơ thể trẻ có những phản ứng chống lại các protein vô hại có trong thức ăn. Các triệu chứng dị ứng thường xuất hiện nhanh sau bữa ăn và có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Vì trẻ bị dị ứng thức ăn có những triệu chứng giống với một số bệnh lý nên dễ gây nhầm lẫn. Do đó, bạn cần hiểu rõ các dấu hiệu của dị ứng thức ăn ở trẻ để có thể nhận biết sớm và có cách can thiệp kịp thời.

Biểu hiện dị ứng thức ăn ở trẻ điển hình

Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng hay muốn loại thải một loại thức ăn nào đó mà hệ miễn dịch cho là “kẻ xấu” thì trẻ sẽ có các triệu chứng sau:

  • Dấu hiệu dị ứng thức ăn ở trẻ trên da:
    • Nổi mề đay (xuất hiện nhiều đốm đỏ trông giống như bị muỗi cắn)
    • Phát ban da gây ngứa (viêm da dị ứng)
    • Sưng tấy
  • Dấu hiệu khi bé thở:
    • Hắt hơi
    • Hơi thở khò khè
    • Đau thắt cổ họng
  • Các triệu chứng dị ứng thức ăn ở dạ dày:
    • Buồn nôn
    • Tiêu chảy
  • Các triệu chứng về lưu thông tuần hoàn máu:
    • Da tái xanh, nhợt nhạt
    • Choáng váng
    • Mất ý thức.
  • Nếu nhiều bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng thì rất có thể trẻ bị dị ứng thức ăn nghiêm trọng hoặc thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Loại phản ứng dị ứng này được gọi là sốc phản vệ và cần phải có sự can thiệp y tế ngay lập tức.

    Thực phẩm dễ gây dị ứng ở trẻ

    Dấu hiệu dị ứng thức ăn ở trẻ điển hình giúp mẹ dễ nhận biết

    Bất kỳ thức ăn nào cũng có thể gây dị ứng, nhưng dưới đây là những thực phẩm mà trẻ có nguy cơ bị dị ứng cao hơn nên mẹ cần cẩn thận:

  • Sữa bò
  • Trứng gà
  • Đậu phộng
  • Đậu nành
  • Lúa mì
  • Các loại hạt như quả óc chó, hạt dẻ cười (quả hồ trăn), quả hồ đào và hạt điều
  • Các loại cá như cá ngừ, cá hồi, cá tuyết
  • Các loại động vật giáp xác như tôm, tôm hùm.
  • Dị ứng đậu phộng, các loại hạt và dị ứng hải sản là những loại dị ứng thức ăn có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho trẻ.

    Theo ước tính, khoảng 80-90% trường hợp dị ứng trứng gà, sữa, lúa mì và đậu nành sẽ hết khi bé được 5 tuổi. Tuy nhiên, vẫn có vài loại dị ứng thức ăn ở trẻ kéo dài rất lâu. Ví dụ như trung bình trong 5 bé thì có 1 bé sẽ bị dị ứng đậu phộng và số ít khác sẽ bị dị ứng với các loại hạt hay đồ biển.

    Các bác sĩ khoa nhi hay bác sĩ chuyên khoa dị ứng có thể xét nghiệm để kiểm tra tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ và xem xét xem liệu tình trạng này có thể khỏi khi bé lớn lên không.

    Làm gì khi trẻ bị dị ứng thức ăn?

    Khi trẻ có các biểu hiện dị ứng thức ăn kể trên, bạn nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán xem có đúng là bé bị dị ứng không và dị ứng với loại thực phẩm nào. Bác sĩ có thể thăm khám, hỏi bệnh và thực hiện một số xét nghiệm chuyên khoa như xét nghiệm máu, xét nghiệm trên da.

    Khi dị ứng thực phẩm đã được khẳng định, các biện pháp điều trị sẽ được tiến hành. Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc kháng histamine để điều trị các triệu chứng như phát ban, sổ mũi hoặc đau bụng do phản ứng dị ứng.

    Ngoài ra, bạn cũng cần loại bỏ thực phẩm dị ứng ra khỏi chế độ ăn của bé. Nếu bé đang bú mẹ, bạn nên loại bỏ các món bé bị dị ứng ra khỏi chế độ ăn của bạn. Bởi một lượng nhỏ chất gây dị ứng có thể được truyền sang bé thông qua nguồn sữa mẹ.

    Phòng ngừa dị ứng thức ăn ở trẻ

    Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Quân y 175

    Dấu hiệu dị ứng thức ăn ở trẻ điển hình giúp mẹ dễ nhận biết

    >>>>>Xem thêm: Bệnh vảy nến kiêng ăn gì? Chế độ ăn uống cho người bệnh vảy nến

    Bạn có thể thử một số cách sau để phòng ngừa trẻ bị dị ứng thức ăn:

    • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời và bú đến ít nhất 2 tuổi
    • Không cho trẻ ăn thức ăn dặm cho đến khi trẻ được 6 tháng tuổi
    • Tránh cho trẻ dùng sữa bò, lúa mì, trứng, đậu phộng và cá trước khi trẻ được 1 tuổi
    • Loại bỏ các thực phẩm trẻ bị dị ứng ra khỏi thực đơn mỗi ngày
    • Đọc kỹ thành phần sản phẩm trên bao bì để tránh mua phải những thực phẩm có chứa các thành phần gây dị ứng.

    Dị ứng thực phẩm khác gì với chứng không dung nạp thực phẩm ở trẻ

    Các triệu chứng của dị ứng thức ăn ở trẻ đôi khi tương tự như triệu chứng của chứng không dung nạp thực phẩm nên đôi lúc cha mẹ khó có thể phân biệt:

    • Dị ứng thức ăn không gây đầy hơi, trong khi triệu chứng này lại có ở chứng không dung nạp thực phẩm. Ngoài ra, trẻ mắc chứng không dung nạp thực phẩm cũng không bị phát ban, ngứa, đau tức ngực, khó thở, sưng ở môi, lưỡi….
    • Dị ứng thức ăn liên quan đến hệ miễn dịch còn chứng không dung nạp thực phẩm thường do hệ tiêu hóa.

    Chứng không dung nạp thực phẩm phổ biến hơn so với dị ứng thức ăn ở trẻ. Tuy nhiên, dị ứng thực phẩm lại nguy hiểm hơn và trẻ phải tránh hoàn toàn thực phẩm bị dị ứng, trong khi trẻ mắc chứng không dung nạp thực phẩm có thể ăn một lượng nhỏ.

    Một số chứng không dung nạp thực phẩm phổ biến:

    • Không dung nạp lactose: Xảy ra khi cơ thể trẻ thiếu enzym phân hủy đường trong sữa, có thể gây ra các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy.
    • Không dung nạp gluten: Xảy ra khi cơ thể phản ứng với một loại protein gọi là gluten trong các loại ngũ cốc như lúa mì. Các triệu chứng đặc trưng là đau đầu, đau bụng và đầy hơi.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *