Bé 6 tuần tuổi phát triển như thế nào? Đọc ngay để tìm hiểu!

Bé 6 tuần tuổi phát triển như thế nào? Đọc ngay để tìm hiểu!

Tuần thứ 6 sau khi chào đời là mốc thời gian ngôi nhà được lấp đầy bởi tiếng cười của trẻ. Không những thế, trẻ 6 tuần tuổi có sự thay đổi về cân nặng. Vì thế nếu cân nặng của trẻ vẫn “dậm chân tại chỗ” thì mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi khám nhé!

Bạn đang đọc: Bé 6 tuần tuổi phát triển như thế nào? Đọc ngay để tìm hiểu!

Hành vi và phát triển

Bé phát triển như thế nào?

Khi bé 6 tuần tuổi, bé rất hay cười. Lúc này bé đã biết cách thể hiện tình yêu thương của mình với bạn. Hãy sẵn sàng để đón nhận nụ cười rạng rỡ bé dành riêng cho bạn như một cách đáp lại rằng bé cũng yêu thương bạn rất nhiều. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và quên hết mọi mệt nhọc. Vào tuần thứ hai của tháng đầu tiên, bé có thể có khả năng phản ứng lại tiếng chuông reo theo một cách nhất định, chẳng hạn như nhìn chằm chằm, khóc hay im lặng.

Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên cho bé lên giường khi bé vẫn còn thức dù bé thấm mệt. Điều này sẽ giúp bé tự ngủ. Tự ngủ là một kỹ năng sẽ giúp ích cho cả bạn và bé khi bé thức dậy vào nửa đêm. Bạn có thể giúp bé hình thành thói quen này sớm bằng cách thiết lập thói quen ngủ lành mạnh ngay từ đầu, chẳng hạn như tắm nhẹ nhàng, xoa bóp cho bé hay kể chuyện cho bé nghe trước khi đi ngủ. Thói quen này cũng giúp xây dựng tính cách độc lập sau này của bé.

Sức khỏe và an toàn

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Tùy vào tình trạng sức khỏe của con bạn, các bác sĩ sẽ sắp xếp lịch khám cho bé. Tuy nhiên nếu bạn đưa con đi khám bác sĩ vào tuần này, hãy xin ý kiến bác sĩ về các vấn đề sau:

  • Nếu bé tăng cân chậm hay có bất kỳ bệnh nào;
  • Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào phát sinh trong hai tuần qua về sức khỏe, hành vi, giấc ngủ của bé, vấn đề khi cho bé .
  • Mẹ nên biết thêm những gì?

    Dinh dưỡng cho bé 6 tuần tuổi

    Đừng quá lo lắng nếu bạn không thể cho trẻ bú mẹ. Nếu bú bình, hãy đảm bảo bé luôn khỏe mạnh, vui vẻ và cân nặng tăng dần đều và hợp lý. Điều này có nghĩa rằng bé đã nạp đủ lượng chất dinh dưỡng từ sữa bột. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không để bé bú quá nhiều. Dùng quá nhiều sữa bột có thể khiến bé trông mũm mĩm, béo phì và cũng có thể dẫn đến một số hệ lụy sức khỏe khác sau này. Nếu bé nôn trớ nhiều, đau bụng hoặc tăng cân quá mức, có thể bé đã uống quá nhiều sữa. Hãy hỏi bác sĩ về lượng sữa bé cần và mức độ thường xuyên cho bé bú để bé có thể phát triển ổn định.

    Ngoài ra, tại giai đoạn này, bác sĩ có thể kê một số loại vitamin và chất dinh dưỡng như vitamin D và sắt.

    Tư thế ngủ của bé

    Bạn cũng giúp bé duy trì tư thế nằm ngửa khi ngủ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bé nằm ngủ tư thế ngửa ít bị sốt, nghẹt mũi, nhiễm trùng tai và ít bị nôn trớ vào ban đêm hơn. Hãy cho bé ngủ nằm ngửa ngay từ bây giờ để bé sẽ tập làm quen và cảm thấy thoái mái với tư thế này ngay từ khi còn nhỏ.

    Hơi thở của bé

    Nhịp thở bình thường của một trẻ sơ sinh là khoảng bốn mươi lần mỗi phút khi bé thức. Tuy nhiên, khi bé ngủ thì nhịp thở có thể chỉ là hai mươi lần mỗi phút. Bạn nên lưu ý nếu nhịp thở của bé trở nên bất thường trong khi bé đang ngủ. Bé có thể hít thở nhanh, lặp đi lặp lại với hơi thở gấp gáp và nông, kéo dài trong khoảng 15-20 giây và sau đó dừng lại trong vòng ít hơn 10 giây rồi thở lại. Cách thở này được gọi là thở định kỳ. Điều này đa phần bình thường và là hệ quả của sự phát triển chưa hoàn thiện ở trung tâm kiểm soát hơi thở trong não của bé.

    Vệ sinh dây rốn

    Nhiễm trùng dây rốn hiếm khi xảy ra, đặc biệt nếu bạn đã chăm sóc vùng rốn bé sạch sẽ và luôn giữ khô ráo. Nếu bạn lưu ý thấy có vết mẩn đỏ ở vùng da xung quanh hoặc dịch tiết từ rốn hay từ dưới đáy của dây rốn, đặc biệt là khi dây rốn có mùi hôi, hãy ngay lập tức đưa bé đến bác sĩ. Nếu bé bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho bé. Dây rốn thường  sẽ khô lại và rụng đi trong vòng một hoặc hai tuần sau khi bé chào đời. Khi dây rốn rụng đi, bạn có thể nhận thấy một vết máu nhỏ hoặc một lượng nhỏ chất lỏng như máu chảy ra. Điều này hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu rốn không khép lại hoàn toàn và không khô trong vòng hai tuần sau khi dây rốn rụng đi, hãy đưa bé đi khám bác sĩ để được chăm sóc và giúp đỡ kịp thời.

    Mối quan tâm của mẹ

    Những điều mẹ cần quan tâm là gì?

    Giấc ngủ của bé

    Có lẽ không gì hạnh phúc hơn việc bạn ngắm nhìn thiên thần nhỏ đáng yêu của mình đang say giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu bé chìm vào giấc ngủ khi đang trong vòng tay bạn, trong khi bạn còn nhiều việc khác phải làm, hãy di chuyển bé  tới giường ngủ thật nhẹ nhàng. Bạn nên đợi mười phút cho đến khi bé chìm sâu vào giấc ngủ, sau mới hãy dịu dàng bế và đưa bé đến giường. Những điều bạn cần lưu ý:

    • Cho bé ngủ trên một tấm đệm cao để dễ dàng đặt bé vào. Trong vài tuần đầu tiên, hãy sử dụng các vật thay thế cũi chẳng hạn như nôi, xe đẩy hoặc tất cả những gì có thể giúp nâng bé vào và ra khỏi cũi một cách dễ dàng hơn;
    • Giảm ánh sáng trong phòng bé;
    • Khoảng cách giữa nơi bé ngủ thiếp đi và nơi bạn đặt bé xuống để ngủ càng xa thì khả năng bé sẽ bị đánh thức khi bạn bế bé đi sẽ càng cao. Vì vậy, hãy cho bé ăn hay ru bé ngủ gần nôi giường;
    • Hãy cho bé ăn hoặc xốc nhẹ bé ở cánh tay bạn dễ đặt bé lên nôi hơn;
    • Luôn theo dõi bé;
    • Hát ru để bé dễ ngủ hơn.

    Tình trạng quấy khóc ở trẻ 6 tuần tuổi

    Ở tuần thứ hai của tháng thứ nhất, có thể bé vẫn còn quấy khóc. Một số giải pháp sau có thể sẽ hữu ích cho bạn. Thay vì thử nhiều phương pháp khác nhau để dỗ bé thì bạn hãy thử một cách nhất định vào một thời điểm. Hãy cố gắng thử từng phương pháp một trước khi bạn chuyển sang thử sang phương pháp khác. Dưới đây là một vài phương pháp bạn có thể thử nếu như bé khóc:

    • Phản ứng lại ngay khi con khóc: Đừng lo lắng là bạn sẽ làm hư bé nếu bạn ngay lập tức phản ứng với cơn quấy khóc của bé. Việc chú ý tới bé nhiều hơn cũng không hề làm bé phụ thuộc vào bạn. Vì vậy, hãy bế và an ủi, vỗ về bé;
    • Đánh giá tình hình: Trước khi xác định rằng bé đang khóc chỉ để đòi hỏi điều gì đó, hãy xem xét xem có một nguyên nhân nào khác làm bé khóc hay không;
    • Gần gũi với bé: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những em bé được bế ít nhất ba giờ mỗi ngày khóc ít hơn so với những em bé không được bế thường xuyên;
    • Quấn khăn quanh bé: Một số bé có thể cảm thấy dễ chịu khi được bao bọc chặt chẽ, đặc biệt điều này có thể giúp làm dịu cơn quấy khóc;
    • Âu yếm: Hãy ôm ấp để tạo cho bé cảm giác an toàn;
    • Tạo chút áp lực: Hãy cho bé nằm bất kì tư thế nào tác động nhẹ nhàng vào vùng bụng của bé để có thể làm giảm sự khó chịu cho bé;
    • Cho bé bú hoặc ngậm núm vú giả;
    • Tạo sự mới mẻ: Bạn có thể bế bé bằng cách chuyển từ tay này sang tay khác.
    • Tìm đến nơi có không khí trong lành để dỗ bé.
    • Kiểm soát lượng khí bé nuốt vào: Hãy chắc chắn rằng bạn giúp bé ợ hơi thường xuyên trong thời gian cho bú để tránh bé nuốt phải không khí quá nhiều.
    • Đùa giỡn cùng bé.
    • Giảm bớt sự phấn khích của bé.
    • Kiểm tra chế độ ăn uống: Hãy chắc chắn rằng bé không khóc vì đói;
    • Đưa bé đi khám bác sĩ;
    • Hãy tìm sự giúp đỡ: tận dụng mọi khả năng để chia sẻ bớt gánh nặng của việc dỗ bé cho người khác.

    Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    >>>>>Xem thêm: Cải thiện thính lực – điều trong tầm tay

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *