Em bé trong bụng mẹ thở như thế nào? Khi chuyển dạ, nước ối vỡ, liệu con có bị ngộp thở không? Câu trả lời có thể khiến bạn bất ngờ!
Bạn đang đọc: Bạn có biết em bé trong bụng mẹ thở như thế nào?
Trong quá trình hình thành và phát triển, thai nhi cần oxy để duy trì sự sống nhưng bé không hít thở bằng đường mũi hoặc miệng như sau khi chào đời. Vậy bé trong bụng mẹ sẽ thở bằng cách nào? Có thể nói, nhau thai và dây rốn chính là bộ phận đảm nhiệm vai trò của phổi khi bé còn ở trong bụng mẹ, giúp vận chuyển khí oxy đến cho bé.
Nội Dung
Em bé trong bụng mẹ thở như thế nào?
Những tuần đầu tiên của thai kỳ, bé có hình dạng giống như một quả bóng. Giai đoạn này, bé không cần “thở” theo nghĩa truyền thống như chúng ta, vì không khí không tồn tại trong tử cung. Thay vào đó, nhau thai và dây rốn sẽ là nguồn cung cấp oxy và thải khí cacbonic ra cho bé. Miễn là nhau thai và dây rốn còn nguyên vẹn, bạn không cần phải lo đến việc bé bị nghẹt thở bên trong bụng mẹ.
1. Em bé trong bụng mẹ thở như thế nào?
Sau khi mang thai từ 5 – 6 tuần, dây rốn sẽ phát triển để cung cấp oxy cho thai nhi. Dây rốn được nối với nhau thai, gắn vào thành tử cung. Cả hai bộ phần đều có nhiều mạch máu và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé cho đến trước khi con chào đời.
Dây rốn và nhau thai là hai bộ phận trung gian để vận chuyển khí oxy và chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ đến cơ thể bé. Điều này có nghĩa là người mẹ sẽ thở luôn phần của bé. Quá trình này diễn ra như sau: khi người mẹ hít vào, oxy trong không khí sẽ đi vào hệ thống tuần hoàn của người mẹ, đi vào nhau thai và dây rốn đến thai nhi. Sau đó, cacbonic cũng sẽ từ cơ thể bé đi qua dây rốn và nhau thai đến hệ tuần hoàn của người mẹ và đi ra ngoài khi mẹ thở ra. Oxy và cacbonic khi vận chuyển vào cơ thể bé sẽ không bao giờ gặp nhau bởi chúng sẽ được vận chuyển thông qua hai tĩnh mạch riêng biệt.
2. Sự phát triển của phổi ở thai nhi
Vào khoảng tuần 28 của thai kỳ, phổi của thai nhi đã phát triển đủ để trẻ có thể tự thở nếu chẳng may phải sinh non. Tuy nhiên, phổi và hệ tuần hoàn của thai nhi vẫn cần thêm thời gian để trưởng thành. Phổi của bé hoàn thiện sau 35 – 36 tuần mang thai. Tuy nhiên, đôi khi sẽ có sự chênh lệch về thời điểm phổi của bé phát triển hoàn chỉnh. Đó là lý do tại sao những bé sinh thiếu tháng thường gặp khó khăn khi hô hấp. Khi bạn có dấu hiệu sinh non, bác sĩ sẽ dùng steroid để thúc đẩy sự phát triển của phổi, giúp bé có thể hô hấp tốt hơn khi chào đời. Phổi sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện chức năng cho đến khi trẻ được ít nhất 8 tuổi.
Vào tháng thứ 6 của thai kỳ, phổi sẽ bắt đầu thực hiện một công việc đặc biệt quan trọng là tạo ra chất hoạt động bề mặt, giúp phế nang phồng lên và xẹp xuống. Chất này và phế nang tiếp tục phát triển cho đến hết thai kỳ.
Vào cuối thai kỳ, mặc dù phổi đã phát triển đầy đủ nhưng thai nhi vẫn sẽ không thở bằng phổi thật sự cho đến sau khi chào đời. Thai nhi được bao bọc bởi nước ối và phổi của bé cũng chứa đầy nước. Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, bé bắt đầu tập thở (thở thực hành). Tuy nhiên, thay vì hít oxy thì thai nhi hít nước ối làm cho nước ối đi vào và đi ra khỏi phổi của bé.
Nếu nhau thai hoặc dây rốn có vấn đề, bé sẽ không thể thở được. Điều này sẽ dẫn đến các dị tật bẩm sinh, tổn thương não và thậm chí là thai chết lưu.
3. Bé hít thở như thế nào trong và sau khi chào đời
Trong quá trình sinh, thai nhi vẫn được cung cấp oxy thông qua dây rốn và nhau thai. Khi được sinh ra , phổi của bé vẫn chứa đầy nước ối do lượng nươc ối hít vào từ quá trình tập thở trong tử cung. Một điều thú vị là quá trình tập thở này sẽ dừng lại khi bạn chuyển dạ sinh con.
Một số bé sinh ra với dây rốn quấn quanh cổ. Tình trạng này khá phổ biến, khoảng 12 – 37% số trẻ sinh ra gặp phải tình trạng này. Điều này không gây tổn hại cho bé bởi dây rốn vẫn cung cấp đủ oxy cho bé.
Tuy nhiên, nếu dây rốn quấn quá chặt, việc cung cấp oxy sẽ bị hạn chế. Nếu bé khó thở, bác sĩ sẽ can thiệp. Khi bé tiếp xúc với môi trường mớ(thay đổi nhiệt độ, không có nước ối, tiếp xúc với oxy), trong vòng khoảng 10 giây sau khi chào đời, bé sẽ bắt đầu những nhịp thở đầu tiên. Sau đó, chất lỏng bắt đầu chảy ra khỏi phổi của bé và dần được thay thế bằng oxy. Lúc này, phổi của trẻ bắt đầu tự hoạt động giống như phổi của chúng ta.
Một số bé đi tiêu trong khi chào đời, phân này được gọi là phân su. Trước khi chào đời, nếu bé hít phải phân su (hội chứng hít phân su) thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hít thở của bé và cần phải thở oxy sau khi chào đời.
Sinh con trong nước có ảnh hưởng đến hô hấp của bé?
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
>>>>>Xem thêm: Bạn biết gì về ung thư xương nguyên phát?
Một số phụ nữ thích phương pháp sinh truyền thống, trong khi một số khác lại chọn phương án sinh con trong nước. Phương pháp này an toàn và không ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của bé, giúp quá trình sinh đẻ diễn ra nhẹ nhàng hơn, giảm đau và bắt chước môi trường của tử cung.
Hãy yên tâm là bé vẫn được cung cấp oxy từ dây rốn cho đến khi được bế ra khỏi bồn sinh. Nếu bé ở trong bồn sinh quá lâu, bé sẽ bị chết đuối. Sau khi được bế ra khỏi nước, bé sẽ bắt đầu thở những hơi thở đầu tiên.
Tình trạng thiếu oxy cho thai nhi sau khi sinh
Tình trạng bé không được cung cấp đủ oxy sau khi sinh gọi là suy hô hấp. Tình trạng này sẽ làm tổn thương não và thậm chí là tử vong. Nguyên nhân chủ yếu do:
- Các vấn đề về dây rốn, chẳng hạn như dây rốn bị thương, ảnh hưởng đến mạch máu.
- Ngôi thai bất thường khiến bé bị thiếu oxy sau khi sinh.
- Đẻ khó do kẹt vai sau khi đầu bé đã ra ngoài.
- Xuất huyết quá nhiều khi mang thai và trong khi sinh.
Chăm sóc sức khỏe cẩn thận trong quá trình mang thai sẽ giúp làm giảm nguy cơ bé bị thiếu oxy. Nếu bị khó thở, bé sẽ được nằm trong lồng chăm sóc đặc biệt.
Với những thông tin được chia sẻ trong bài hẳn là bạn đã hiểu tường tận về việc em bé trong bụng mẹ thở như thế nào. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.