Bà bầu bị phù chân khi mang thai tháng thứ 9 có phải là dấu hiệu nguy hiểm? Cách làm giảm phù chân khi mang thai là gì? Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nha!
Bạn đang đọc: Phù chân khi mang thai tháng thứ 9: Lời khuyên dành cho các bà bầu
Nhiều mẹ bầu rất khổ sở với tình trạng chân bị phù khi mang thai, nhất là những tháng cuối thai kỳ. Do đó, các mẹ rất quan tâm đến việc phù chân có phải là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm không, làm thế nào để giảm phù chân.
Nội Dung
Tại sao bà bầu hay bị phù (nề) chân khi mang thai?
Có 2 nguyên nhân chính để lý giải cho tình trạng phù nề mắt cá nhân, bàn chân, tay ở phụ nữ mang thai là:
- Máu và dịch lỏng tăng lên: Khi mang thai, cơ thể người mẹ sản xuất thêm hơn 50% lượng máu và chất lỏng so với bình thường để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Phần chất lỏng và mỡ dư thừa sẽ tích tụ trong các mô và khớp của thai phụ. Điều này giúp cơ thể bạn mềm ra, giãn nở, chuẩn bị tốt cho việc sinh nở. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân chính gây phù nề ở thai phụ.
Phù chân khi mang thai tháng thứ 9 có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
Càng gần ngày dự sinh, mẹ bầu càng dễ sưng phù do những nguyên nhân kể trên. Nếu tình trạng sưng phù chân khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ 3 diễn ra từ từ, đây không phải là một dấu hiệu đáng lo ngại. Tuy nhiên, hiện tượng sưng mặt, tay và chân đột ngột ở phụ nữ mang thai được nghi ngờ là dấu hiệu tiền sản giật.
Nếu xuất hiện các triệu chứng sau đây, mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện cấp cứu kịp thời:
- Sưng phù mặt, bàn tay, bàn chân đột ngột.
- Nhức đầu dữ dội.
- Có vấn đề về tầm nhìn, chẳng hạn như nhìn mờ hay nhấp nháy.
- Đau ngay dưới xương sườn.
- Nôn mửa.
Mách mẹ bầu cách làm giảm phù chân khi mang thai tháng thứ 9
Phù nề bàn chân và mắt cá chân là hiện tượng sinh lý bình thường của phụ nữ mang thai và sẽ mất đi sau khi sinh con vài ngày. Thế nhưng, việc chân bị phù sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây khó chịu cho thai phụ. Để làm giảm bớt phù chân khi mang thai, mẹ bầu hãy thử những cách sau:
Chế độ ăn uống bảo vệ sức khỏe đôi chân của phụ nữ mang thai
Sự mất cân bằng trong chế độ ăn uống dễ làm phụ nữ bị phù chân khi mang thai tháng thứ 9. Một số nguyên tắc dưới đây dành cho các mẹ bầu bị phù chân (hoặc mong muốn phòng tránh phù chân):
- Giảm lượng natri (muối) trong bữa ăn: Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp. Trong nấu ăn hàng ngày, bạn có thể dùng các loại gia vị thay thế muối như cỏ xạ hương, hương thảo.
- Bổ sung đủ kali: Có thể giúp thai phụ hạn chế tình trạng phù chân do khoáng chất này sẽ giúp cân bằng lượng chất lỏng của cơ thể. Một số thực phẩm bổ sung kali tốt cho mẹ bầu: chuối, sữa chua, đậu lăng, khoai lang (ăn cả vỏ), cá hồi…
- Hạn chế dung nạp quá nhiều caffeine: Việc tiêu thụ caffeine với liều lượng vừa phải sẽ không gây hại cho thai kỳ. Tuy nhiên, caffeine giống như một chất lợi tiểu sẽ làm nặng nề hơn tình trạng mất cân bằng chất lỏng, gây sưng.
- Uống nhiều nước: Mẹ bầu nên uống ít nhất là 10 cốc mỗi ngày. Nếu cảm thấy nhạt miệng khi uống nước lọc, bạn có thể cho thêm lát chanh hay quả mọng, lá bạc hà vào nước để dễ uống hơn. Điều này giúp đảm bảo bạn uống đủ nước mỗi ngày.
Chế độ sinh hoạt dành cho mẹ bầu bị phù chân
Tìm hiểu thêm: Bị côn trùng chui vào tai: Bạn đã biết cách xử lý đúng và hiệu quả?
>>>>>Xem thêm: 5 cách nấu sữa đậu xanh thơm ngon, béo ngọt tự nhiên
Một số yếu tố ngoài máu, lượng dịch lỏng và áp lực của tử cung lên mạch máu, các thói quen sinh hoạt, vận động hằng ngày cũng làm mẹ bầu dễ bị phù chân. Nếu bị phù chân khi mang thai, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Tránh đứng liên tục trong thời gian dài
- Mặc quần áo, đặc biệt là đi giày, tất thoải mái.
- Tập thể dục – cố gắng đi bộ từ 5-10 phút mỗi ngày có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm sưng.
- Nằm ngủ nghiêng bên trái giúp giảm áp lực của tử cung lên tĩnh mạch dưới, đưa máu về tim.
- Nâng cao chân hơn khi ngồi hay nằm nghỉ để giúp cơ thể thoát dịch lỏng đã tích tụ ở chân.
Tình trạng phù chân khi mang thai tháng thứ 9 có thể sẽ trở nên nặng nề hơn đến mức chân của bạn sưng to, phù nề khiến việc đi lại rất khó khăn. Điều quan trọng là mẹ cần bình tĩnh, giải tỏa căng thẳng và thực hành các lối sống lành mạnh kể trên để cảm thấy dễ chịu hơn.
Bài tập cho phụ nữ bị phù chân khi mang thai tháng thứ 9
Ngoài tập thể dục bằng cách đi bộ từ 5-10 phút mỗi ngày, các động tác tập chân đơn giản sau đây sẽ cần thiết với các mẹ bầu bị phù chân khi mang thai. Chúng sẽ giúp cải thiện máu lưu thông, giảm sưng phù và chuột rút ở chân:
- Uốn cong bàn chân và duỗi bàn chân lên xuống 30 lần.
- Xoay tròn bàn chân 8 lần theo chiều kim đồng hồ và 8 lần theo chiều ngược lại. Thực hiện lần lượt ở cả 2 bàn chân.
Bạn có thể thực hành bài tập này khi đứng hay ngồi nghỉ ngơi để cải thiện phù chân khi mang thai khi mang thai ở tháng thứ 9.