Chậm phát triển trí tuệ là một dạng khiếm khuyết về phát triển trí não, những trẻ mắc chứng bệnh này thì khả năng học tập và tiếp thu kiến thức chậm hơn những trẻ cùng trang lứa. Tuy nhiên, nếu có cách giáo dục và điều trị can thiệp kịp thời, trẻ chậm phát triển trí tuệ vẫn có thể lớn lên bình thường và khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác.
Bạn đang đọc: Khi trẻ chậm phát triển trí tuệ cha mẹ cần lưu ý điều gì?
Làm cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình khỏe mạnh và phát triển bình thường. Nhưng nếu không may trẻ bị chậm phát triển trí tuệ thì bạn cần phải làm gì? Thay vì muộn phiền, lo lắng, bạn hãy trang bị thêm kiến thức cũng như cách giáo dục dành cho trẻ chậm phát trí tuệ để cùng con yêu vượt qua vấn đề này nhé.
Nội Dung
Thế nào là chậm phát triển trí tuệ?
Chậm phát triển trí tuệ hay khuyết tật trí tuệ là tình trạng mà trí thông minh của trẻ dưới mức trung bình và thiếu các kỹ năng cần thiết cho các sinh hoạt hàng ngày. Những trẻ bị chậm phát triển trí tuệ vẫn có thể học và thực hiện các kỹ năng mới nhưng thường chậm hơn những đứa trẻ cùng tuổi. Thông thường, trẻ bị chậm phát triển trí tuệ sẽ có hạn chế trong hai lĩnh vực:
- Chức năng trí tuệ: Điều này được thể hiện thông qua chỉ số IQ. Chỉ số IQ trung bình của con người thường là 100. Nếu IQ của trẻ thấp hơn 70 thì được coi là chậm phát triển trí tuệ. IQ thấp có thể đưa đến nhiều vấn đề như trẻ gặp khó khăn trong việc học, không thể đưa ra các quyết định khôn ngoan và rất khó điều trị triệt để.
- Hành vi thích ứng: Đây là những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, gồm 3 kỹ năng chính: kỹ năng khái niệm (liên quan đến ngôn ngữ, đọc viết, toán học, thời gian và khả năng tự định hướng), kỹ năng xã hội (khả năng hòa hợp với mọi người xung quanh), kỹ năng thực hành (khả năng tự chăm sóc, làm việc…).
Cách nhận biết trẻ bị chậm phát triển trí tuệ
Nếu bị chậm phát triển trí tuệ nặng, trẻ thường được chẩn đoán khi mới sinh hoặc có thể phát hiện sớm trong 2 năm đầu đời. Tuy nhiên, với những trường hợp nhẹ, bạn có thể không nhận ra cho đến khi trẻ đến tuổi đi học, thời điểm mà những thách thức với việc học đã trở nên rõ ràng. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp nhất ở những trẻ mắc chứng chậm phát triển trí tuệ:
- Chậm phát triển các kỹ năng vận động tinh như chậm lẫy, bò, ngồi, đứng, đi bộ, vận động tay chân lóng ngóng
- Khả năng học tập chậm hơn các trẻ khác cùng độ tuổi
- Không có sự tò mò hay thể hiện sự quan tâm đến môi trường sống xung quanh
- Gặp khó khăn trong việc học hỏi hay tiếp thu những thông tin mới mặc dù đã được nhắc nhiều lần
- Không thực hiện được các kỹ năng mới đã được dạy
- Gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề hoặc suy nghĩ logic
- Gặp vấn đề về việc ghi nhớ mọi thứ
- Khó nói chuyện hoặc giao tiếp với người khác
- Không thể thực hiện được các công việc hàng ngày như mặc quần áo hoặc đi vệ sinh nếu không có sự trợ giúp
- Có những hành vi có tính chất bốc đồng, dễ bị kích động bởi những thứ nhỏ nhặt và có thể có những hành vi lặp lại.
Vì sao trẻ chậm phát triển trí tuệ?
Trẻ chậm phát triển trí tuệ có rất nhiều nguyên nhân nhưng 60% trong số đó vẫn chưa xác định được:
Di truyền
Khoảng 25 – 30% các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ chậm phát triển trí tuệ là do yếu tố di truyền. Trẻ nào có bố mẹ có những bất thường về não bộ hay hệ thần kinh thì sẽ có nguy cơ cao mắc phải khuyết tật này. Ngoài ra, những bất thường về rối loạn chuyển hóa mà bố mẹ gặp phải cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ.
Các vấn đề trong thời gian mang thai
3 tháng đầu thai kỳ rất là quan trọng bởi đây là giai đoạn phát triển đầu tiên của trẻ trong bào thai của mẹ. Với những bà mẹ nghiện rượu bia, ma túy, hút thuốc thường xuyên, nguy cơ trẻ bị chậm phát triển cũng sẽ tăng cao.
Ngoài ra, nếu trong thời gian mang thai mà người mẹ mắc phải các bệnh như nhiễm virus rubella, nhiễm ký sinh trùng hoặc uống một số loại thuốc có hại thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Cao huyết áp cũng có thể làm rối loạn lưu lượng máu và dinh dưỡng nuôi thai, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ.
Bệnh tật và những chấn thương
Trẻ em rất dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại lai. Do đó, ở từng độ tuổi nhất định, trẻ cần được tiêm chủng và phòng ngừa các bệnh do virus gây ra như sởi, thủy đậu, quai bị, viêm não… Nếu không được phòng ngừa đúng cách thì trẻ sẽ có nguy cơ mắc phải những bệnh lý mà ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ như bại não, hội chứng Down hoặc trẻ bị chấn thương sọ não do tai nạn cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Môi trường
Môi trường sống bị ô nhiễm, tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ cũng có thể làm tăng nguy cơ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ. Ngoài ra, nếu trẻ sống trong tình trạng thiếu thốn tình thương, thường xuyên bị bạo hành thì trẻ cũng có thể rơi vào tình huống này.
Sự phát triển của não bộ cũng có liên quan mật thiết tới chế độ dinh dưỡng của trẻ. Nếu chế độ ăn không đảm bảo cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho hoạt động bình thường của não bộ thì trí tuệ của trẻ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trẻ chậm phát triển trí tuệ phải đối mặt với những thách thức gì?
Mỗi trẻ là một cá nhân riêng biệt. Vì vậy, thách thức mà trẻ gặp phải cũng sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ phải đối diện với các vấn đề sau:
- Gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp thể hiện mong muốn của bản thân nên cần được giảng dạy và đào tạo đặc biệt
- Cần có sự hỗ trợ của cha mẹ để giải quyết các vấn đề sinh hoạt cơ bản hàng ngày như tắm rửa, vệ sinh…
- Trẻ không thể thiết lập được các mối quan hệ cá nhân nên thường cảm thấy cô đơn và bị cô lập
- Trẻ không thể sống một mình nếu thiếu sự hỗ trợ của cha mẹ và gia đình
Chậm phát triển trí tuệ có chữa được không?
Chậm phát triển trí tuệ không phải là bệnh và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời thì tình trạng của trẻ có thể được cải thiện. Tuy nhiên, điều trị và giáo dục một đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ đòi hỏi các bậc phụ huynh có sự kiên trì, nhẫn nại và sức mạnh tình cảm to lớn bởi trẻ cần phải được chú ý nhiều hơn đến các nhu cầu cơ bản.
Tìm hiểu thêm: Những lưu ý về chăm sóc sau phẫu thuật chuyển giới
>>>>>Xem thêm: Hạ kali máu
Ngoài ra, bạn cũng nên trao đổi với giáo viên về tình trạng của trẻ để có thể thống nhất chương trình can thiệp. Khi dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ, phương pháp dạy phải nhất quán bởi trẻ rất khó tiếp thu cái mới. Nếu không có kế hoạch cụ thể thì rất khó cải thiện.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể khuyến khích trẻ thử những điều mới trong cuộc sống. Nếu trẻ có làm điều gì đó sai, đừng bao giờ la mắng. Nếu trẻ làm tốt, hãy khen ngợi và động viên. Điều này sẽ giúp trẻ có động lực để thực hiện. Ngoài ra, bạn cũng nên cho trẻ tham gia vào các hoạt động như hát, nhảy hoặc vẽ tranh để giúp trẻ cải thiện các kỹ năng xã hội.
Ngoài các biện pháp can thiệp tác động bên ngoài, bạn cũng nên cải thiện và tăng cường sức khỏe não bộ của trẻ từ bên trong bằng cách cho trẻ sử dụng thêm các sản phẩm bổ não bởi não là cơ quan chủ chốt chịu trách nhiệm về việc phát triển trí tuệ. Hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp tăng cường sức khỏe của não bộ cho trẻ nhưng sản phẩm đặc hiệu dành riêng cho trẻ chậm phát triển Vương Não Khang (*) với liệu pháp Đông Tây y kết hợp là sản phẩm được nhiều người an tâm sử dụng
Vương Não Khang với sự kết hợp giữa các vị dược liệu quý như đinh lăng, thăng ma, ginkgo biloba với các thành phần Tây y như Coenzyme Q10, vitamin B6, acid folic… có tác dụng hoạt huyết, tăng cường vi chất và năng lượng cho não, giúp tăng cường khả năng học tập, làm việc, tính tập trung và phản xạ, hỗ trợ tăng cường trí tuệ cho trẻ. Do sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, vitamin và các khoáng chất nên khi cho trẻ sử dụng, bạn không cần phải lo lắng về tác dụng phụ.
Can thiệp và điều trị cho trẻ chậm phát triển trí tuệ là một hành trình dài. Trong đó, vai trò của cha mẹ và gia đình luôn đặt lên hàng đầu bởi cha mẹ là người yêu con và bên con nhiều nhất. Đã có nhiều gia đình kiên trì thực hiện các liệu pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và đã thành công. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 098 712 6085 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
(*) Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bích Ngân/Kenshin.vn