Mọi người thường truyền tai nhau về các cách chữa rối loạn tiền đình bằng cách tập luyện mà không cần phải dùng thuốc. Thế nhưng, không phải ai cũng biết chỉ có một số bài tập chữa rối loạn tiền đình là có hiệu quả thật sự.
Bạn đang đọc: 3 bài tập giúp bạn chữa rối loạn tiền đình
Nếu bạn cũng mong muốn đẩy lùi các triệu chứng hoa mắt và chóng mặt do bệnh này một cách tự nhiên thì hãy thử 3 bài tập sau đây nhé.
Nội Dung
1. Bài tập cho mắt giúp chữa rối loạn tiền đình
Bài tập chữa rối loạn tiền đình cho mắt này sẽ giúp bạn cải thiện tầm nhìn và khả năng tập trung vào một vật thể đứng yên trong khi đầu đang di chuyển.
Bạn thực hiện bài tập theo hướng dẫn sau đây:
- Bước 1: Ngồi hoặc đứng yên, nhìn thẳng về phía trước và tập trung vào một vật ở ngang tầm mắt với bạn.
- Bước 2: Di chuyển đầu từ bên này sang bên kia, nhưng vẫn phải giữ điểm nhìn vào vật thể được nhắm đến. Nếu cảm thấy chóng mặt và nhức đầu, bạn nên làm chậm lại.
- Bước 3: Cố gắng duy trì tối đa có thể, tập dần để có thể thực hiện liên tục trong 1 phút vì não bộ cần có thời gian để thích ứng. Lặp lại bài tập 3 – 5 lần trong 1 ngày.
Bạn cũng có thể thực hiện bài tập rối loạn tiền đình cho mắt kể trên nhưng với động tác gật đầu lên xuống. Sau khi đã quen, hãy nâng độ khó bằng cách tập luyện với chữ cái được đính lên vị trí chứa nhiều hoa văn và di chuyển bước chân thay vì đứng hoặc ngồi một chỗ.
2. Bài tập thể dục chữa rối loạn tiền đình toàn thân
Tìm hiểu thêm: Loạn thị
Bài tập chữa rối loạn tiền đình toàn thân sẽ giúp người bệnh thư giãn cổ và vai, rèn luyện mắt để giữ thăng bằng cơ thể. Từ đó, bạn có thể di chuyển vững vàng mà không còn hoa mắt, đau đầu hay chóng mặt nữa. Tuy nhiên, bạn nên kết hợp những động tác chuyển động đầu với bài tập giữ trạng thái cơ thể cân bằng để tránh bị chóng mặt.
Mỗi người nên luyện tập dần dần từ động tác này sang động tác khác, từ dễ đến nâng cao. Trong vài ngày đầu luyện tập, có khả năng tình trạng đau đầu sẽ xuất hiện nhiều hơn rồi mới bắt đầu thuyên giảm nên đừng quá lo lắng.
Bên cạnh đó, hãy ghi chép lại những biểu hiện mà bạn gặp phải khi tập mỗi ngày, đánh giá theo thang điểm để thấy được hiệu quả của bài tập trong việc giảm triệu chứng bệnh cũng như mức độ thích nghi của cơ thể với từng bài. Ví dụ, thang đánh giá bắt đầu từ 0 đến 5 tương đương với mức độ nghiêm trọng tăng dần. 0 điểm nghĩa là bạn không cảm thấy khó khăn hay gặp vấn đề gì nghiêm trọng khi tập luyện. 5 điểm tương đương với mệt mỏi nhiều và bài tập khó.
Trong quá trình thực hiện liệu trình, chỉ chuyển sang bài tập tiếp theo khi bài tập hiện tại của bạn ở mức 0 trên thang đo trong 3 ngày liên tiếp. Điều này có nghĩa là bạn không gặp những biểu hiện khó khăn nào hoặc chỉ có những biểu hiện nhẹ. Nếu bạn đánh giá số điểm từ 3-5 trên thang đo, bạn không nên thực hiện những bài tập này mà chuyển sang những bài tập bạn đánh giá dễ hơn.
Trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào, bạn nên tập ở trong một môi trường an toàn để giảm nguy cơ chấn thương. Bạn có thể gặp tình trạng chóng mặt trong khi thực hiện các bài tập này và điều này là hoàn toàn bình thường.
Bạn thực hiện bài tập toàn thân giúp chữa rối loạn tiền đình theo hướng dẫn sau đây:
Tư thế ngồi
- Bước 1: Chuyển động mắt và đầu.
- Bước 2: Nhún và xoay khớp vai.
- Bước 3: Cúi về phía trước và nhặt một đồ vật bất kỳ lên khỏi mặt đất.
- Bước 4: Uốn người từ bên này sang bên kia và nhặt đồ vật bất kỳ khỏi mặt đất.
Tư thế nằm ngửa
Bài tập chuyển động mắt
- Bước 1: Di chuyển mắt chậm sau đó nhanh dần.
- Bước 2: Di chuyển mắt lên xuống, từ bên này sang bên kia.
- Bước 3: Tập trung nhìn vào các ngón tay cách mặt từ 30cm đến 1m. Bạn lưu ý thực hiện động tác xen kẽ cho cả 2 tay.
Bài tập chuyển động đầu
- Bước 1: Di chuyển đầu chậm sau đó nhanh dần kết hợp với mở mắt và nhắm mắt.
- Bước 2: Gập người về phía trước và phía sau.
- Bước 3: Xoay người từ bên này sang bên kia.
Tư thế đứng
- Bước 1: Chuyển động mắt, đầu và vai.
- Bước 2: Thay đổi từ tư thế ngồi sang tư thế đứng kết hợp với mắt mở sau đó nhắm lại. (Lưu ý: Những người cao tuổi hay cao huyết áp không nên thực hiện tư thế này).
- Bước 3: Ném bóng từ tay này sang tay kia trên tầm mắt.
- Bước 4: Ném bóng từ tay này sang tay kia dưới đầu gối.
Bên cạnh các bài tập chữa rối loạn tiền đình theo 3 tư thế trên, bạn cũng có thể thực hiện động tác chuyển động trong phòng như:
- Đi ngang qua phòng với hai trạng thái mắt mở và nhắm.
- Đi lên và xuống mặt phẳng nghiêng hoặc con dốc với mắt mở và nhắm.
- Bước lên xuống cầu thang với mắt mở và nhắm.
- Ném và bắt bóng.
- Thực hiện các trò chơi liên quan đến khom lưng, kéo giãn và nhắm bắn (ví dụ như ném bi sắt, bowling…).
3. Bài tập nằm nghiêng 45 độ giúp chữa rối loạn tiền đình
>>>>>Xem thêm: Bật mí 5 cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh vừa nhanh vừa hiệu quả
Bài tập trị rối loạn tiền đình nằm nghiêng 45 độ có thể được thực hiện tại nhà mà không cần sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Đây là dạng bài tập phân tán vị trí các ký tự hoặc vật thể. Nhờ đó, não của bạn quen với các triệu chứng chóng mặt thông qua các chuyển động được lặp đi lặp lại. Hãy làm theo hướng dẫn sau đây:
- Bước 1: Bắt đầu ở vị trí ngồi thẳng người.
- Bước 2: Quay đầu 45 độ sang một bên.
- Bước 3: Từ từ nằm xuống phía đối diện của bạn (nghĩa là sang trái nếu bạn quay đầu sang phải và ngược lại) sao cho vành tai chạm giường.
- Bước 4: Giữ vị trí này trong khoảng 30 giây hoặc cho đến khi các triệu chứng chóng mặt chấm dứt.
- Bước 5: Quay trở lại tư thế ngồi, đổi bên và lặp lại bài tập đối với phía bên kia. Làm liên tục đủ 6 lần mỗi bên.
Lưu ý: Khi thực hiện bài tập nằm nghiêng 45 độ, bạn cũng không nên vội vàng vì có thể gây chóng mặt và buồn nôn đi kèm với những người chưa quen. Do đó, bạn sẽ có nguy cơ va đập vào đầu hoặc cổ làm chấn thương.
Bên cạnh các bài tập thể dục chữa rối loạn tiền đình, bạn cũng nên xây dựng chế độ ăn uống đa dạng dinh dưỡng, ngâm chân nước ấm 30 phút mỗi ngày, ngủ đủ giấc và giữ tâm trạng thoải mái để có hiệu quả nhanh và tốt hơn. Nếu có thể, hãy tham gia những lớp học yoga, ngồi thiền định, aerobic chậm để rèn luyện khả năng thăng bằng cũng rất tốt trong điều trị bệnh này.