Triệu chứng hạ đường huyết: Dù bị tiểu đường hay không cũng cần thận trọng!

Triệu chứng hạ đường huyết: Dù bị tiểu đường hay không cũng cần thận trọng!

Triệu chứng hạ đường huyết: Dù bị tiểu đường hay không cũng cần thận trọng!

Hạ đường huyết, hay tụt đường huyết, là tình trạng mức đường glucose trong máu giảm xuống quá thấp. Nó chủ yếu xảy ra ở người bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là đang điều trị với insulin. Tuy nhiên, người bình thường cũng có thể gặp phải. Hầu như mọi người đều có thể dễ dàng nhận ra triệu chứng hạ đường huyết nếu biết được những biểu hiện đặc trưng của chúng.

Bạn đang đọc: Triệu chứng hạ đường huyết: Dù bị tiểu đường hay không cũng cần thận trọng!

Mức đường huyết quá thấp rất nguy hiểm nếu không được điều trị nhanh chóng. Dù vậy, bạn có thể nhanh chóng kéo đường huyết lên cao nếu như có sự chuẩn bị từ trước.

Hãy lưu lại những dấu hiệu hạ đường huyết. Nếu bạn có nguy cơ gặp phải tình trạng này thường xuyên, hãy chủ động thực hiện một số mẹo nhỏ được hướng dẫn trong bài viết để đối phó với nó.

Các triệu chứng hạ đường huyết nhất định không được bỏ qua

Triệu chứng của hạ đường huyết có xu hướng xuất hiện nhanh chóng và có thể khác nhau ở mỗi người. Cụ thể như sau:

Dấu hiệu hạ đường huyết phổ biến vào ban ngày

Hạ đường huyết từ nhẹ đến trung bình:

  • Bủn rủn, run rẩy
  • Đói bụng cồn cào
  • Mệt lả
  • Chóng mặt, choáng váng, kích động, lo lắng hoặc cáu gắt
  • Tim đập quá nhanh hoặc lúc nhanh lúc chậm
  • Đau đầu
  • Chảy nước mắt, nhìn mờ
  • Nói ngọng hoặc giọng nói không rõ ràng như người say rượu
  • Tái xanh

Triệu chứng hạ đường huyết nặng: 

Lúc này, não có thể không còn hoạt động như bình thường, khiến cho bạn bị lú lẫn, mất tỉnh táo, mắt mờ, ngất xỉu, co giật. Dù rất hiếm gặp nhưng vẫn có trường hợp tử vong do hạ đường huyết nghiêm trọng mà không được cấp cứu kịp thời.

Triệu chứng hạ đường huyết: Dù bị tiểu đường hay không cũng cần thận trọng!

Những người hay gặp tình trạng tụt đường huyết thường là:

  • Bệnh nhân tiểu đường dùng quá liều insulin, ăn quá ít chất bột đường, dùng insulin quá gần giờ đi ngủ, tiêm insulin trước bữa ăn nhưng rất lâu sau đó mới ăn. Cũng có những người bệnh bị hạ đường huyết rất thường xuyên, 1 – 2 lần trong tuần kể cả đang kiểm soát đường huyết rất tốt.
  • Hoạt động thể chất nhiều nhưng lại ăn ít
  • Uống quá nhiều rượu bia
  • Ăn uống thất thường, hay bỏ bữa
  • Ở độ cao lớn trong thời gian dài
  • Thời tiết nóng ẩm
  • Bước qua tuổi dậy thì
  • Hành kinh mất nhiều máu
  • Một số bệnh hiểm nghèo gồm viêm gan nặng, xơ gan, rối loạn thận, khối u ở tuyến tụy; rối loạn về tuyến thượng thận và khối u tuyến yên
  • Hạ đường huyết sau bữa ăn xảy ra ở những người đã phẫu thuật cắt bỏ dạ dày.

Triệu chứng hạ đường huyết ban đêm

Một số người gặp phải tình trạng tụt đường huyết trong khi ngủ. Mức đường máu hạ xuống thấp trong vài giờ và gây ra các triệu chứng như:

  • Òa khóc
  • Gặp ác mộng
  • Đổ mồ hôi đầm đìa, ướt cả quần áo và ga giường
  • Sau khi tỉnh giấc thấy rất mệt mỏi, cáu gắt hoặc kích động

Đôi khi những người này vẫn ngủ tiếp, không bị tỉnh giấc giữa chừng và không cảm thấy triệu chứng hạ đường huyết nào. Tuy nhiên, thực tế thì hạ đường huyết đã ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, khiến cho tâm trạng cũng như khả năng làm việc bị ảnh hưởng xấu. Họ cũng thường ít gặp dấu hiệu hạ đường huyết vào ban ngày hơn.

Nhóm người hay bị hạ đường huyết trong khi ngủ có thể do:

  • Đã vận động quá nhiều vào ban ngày
  • Hoạt động thể chất gần giờ đi ngủ
  • Bệnh nhân tiểu đường dùng quá nhiều insulin. Đôi khi vẫn đúng liều nhưng lại tiêm sai cách (tiêm sâu vào bắp thay vì mô mỡ) khiến lượng thuốc nhanh chóng hấp thu và tăng cao làm đường huyết tụt xuống.
  • Uống rượu vào buổi tối hoặc ban đêm.
  • Bỏ ăn tối

Hạ đường huyết mà không có triệu chứng

Một số người khác lại bị hạ đường huyết nhưng không hề có biểu hiện gì. Điều này thường gặp ở những người:

  • Đã mắc bệnh tiểu đường trên 5 – 10 năm
  • Khi đo đường huyết thường xuyên ghi nhận chỉ số thấp
  • Đang dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chẹn beta điều trị cao huyết áp.

Nếu trong các trường hợp này, bạn nên kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên, đặc biệt là trước khi lái xe, trèo cao hoặc thực hiện các hoạt động thể chất. Vì đôi khi đường huyết sẽ hạ xuống mức trầm trọng trong khi đang vận động hoặc làm việc, gây nguy hiểm cho bạn.

Tìm hiểu thêm: Tế bào ung thư sợ gì nhất?

Triệu chứng hạ đường huyết: Dù bị tiểu đường hay không cũng cần thận trọng!

>>>>>Xem thêm: Viêm màng nhĩ bọng nước: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Chủ động phòng ngừa và điều trị hạ đường huyết

Không khó để kéo đường huyết lên ngay lập tức. Nếu bản thân bạn có nguy cơ gặp phải tình trạng này, đặc biệt là khi đang điều trị tiểu đường, hãy:

  • Luôn mang theo bên mình viên kẹo ngọt, viên glucose, chiếc bánh quy, nước đường hay một số thực phẩm giàu chất bột đường. Khi thấy có triệu chứng hạ đường huyết thì nhanh chóng ăn chúng. Sau đó 15 phút nên kiểm tra lại lượng đường trong máu, nếu đạt trên 70mg/dL (3,9 mmol/dL) thì ăn thêm một bữa nhẹ hoặc bữa chính để ổn định đường huyết. Nếu vẫn chưa đạt thì tiếp tục ăn chút đồ ngọt hay đồ uống có đường và lặp lại các bước trên. 
  • Chia nhỏ các bữa ăn, tránh tình trạng bỏ bữa. Khi gặp tình trạng hạ đường huyết khi ngủ, bạn nên ăn thêm đồ ăn nhẹ trước khi đi ngủ.
  • Bệnh nhân tiểu đường đang dùng insulin nên có một bộ glucagon để dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp. Bạn nên hướng dẫn người thân vị trí để và cách sử dụng chúng. Tiêm glucagon ngay khi bị hạ đường huyết nghiêm trọng. Nếu bạn là người đang giúp đỡ bệnh nhân và không có glucagon thì hãy gọi cấp cứu khẩn cấp. 

Lưu ý:

Hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp phải triệu chứng hạ đường huyết nhưng lại không mắc bệnh tiểu đường hoặc không đáp ứng với những cách điều trị thông thường kể trên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *