Cổ tử cung là một bộ phận nối giữa tử cung và âm đạo của phụ nữ. Trong một thai kỳ khỏe mạnh, cổ tử cung thường dài khoảng 3 – 5 cm để bảo vệ em bé an toàn bên trong tử cung. Theo thời gian, khi thai nhi phát triển thì cổ tử cung sẽ ngắn dần, sau đó mở ra khi thai đủ tháng để em bé có thể chào đời. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà cổ tử cung của mẹ bầu ngắn hơn bình thường dù chưa đến ngày sinh. Tình trạng này có thể gây sảy thai hoặc sinh non rất nguy hiểm. Vậy cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn là gì?
Bạn đang đọc: 4 cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn ngừa sẩy thai, sinh non hiệu quả
Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin quan trọng và tổng hợp những phương pháp điều trị cổ tử cung ngắn bạn cần biết. Việc tìm hiểu sẽ giúp chị em sớm phát hiện cổ tử cung bất thường và tăng cơ hội giữ được thai nhi.
Nội Dung
Cổ tử cung ngắn khi mang thai: Nguyên nhân là gì và làm sao để nhận biết?
Cổ tử cung ngắn trong thai kỳ được ước lượng với chiều dài là dưới 2.5 cm. Với chiều dài quá ngắn, cổ tử cung sẽ không thể chịu được sức nặng từ thai nhi đang lớn dần. Từ đó làm tăng nguy cơ gây sảy thai hoặc sinh non.
1. Nguyên nhân cổ tử cung ngắn khi mang thai
Thông thường, cổ tử cung ngắn là do suy cổ tử cung bẩm sinh hoặc tử cung của bạn có hình dạng bất thường ngay từ khi sinh. Bên cạnh đó, các vấn đề cổ tử cung còn có thể là do những nguyên nhân chính sau:
- Bạn từng phẫu thuật cổ tử cung trước đó.
- Chấn thương, vỡ, rách cổ tử cung do từng phá thai, sảy thai hoặc trải qua một ca sinh khó.
- Phơi nhiễm với thuốc nội tiết diethylstilbestrol.
- Bạn từng trải qua phương pháp khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện (Loop electrosurgical excision procedure) để điều trị bệnh lý liên quan đến tử cung chẳng hạn như polyp cổ tử cung.
2. Triệu chứng cảnh báo cổ tử cung ngắn khi mang thai
Các dấu hiệu cổ tử cung ngắn khi mang thai là gì? Cổ tử cung ngắn khi mang thai thường không có triệu chứng đặc trưng. Tuy nhiên, vì tình trạng này có thể gây sảy thai hoặc sinh non nên vẫn có những dấu hiệu nhận biết cổ tử cung ngắn bạn cần lưu ý như:
- Đau hoặc áp lực vùng chậu
- Chuột rút bất thường
- Chảy máu âm đạo, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 2
- Thay đổi dịch tiết âm đạo về hàm lượng, màu sắc và kết cấu
- Đau lưng
- Xuất hiện các cơn co thắt.
Khi có những dấu hiệu kể trên, mẹ bầu cần đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị cổ tử cung ngắn và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ về cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn.
Có thể bạn quan tâm
Nguy cơ sinh non do cổ tử cung ngắn – Những điều mẹ cần biết!
Tìm hiểu 4 cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn
Nếu bạn có nguy cơ cao gặp phải tình trạng cổ tử cung ngắn trong thai kỳ do đã từng sảy thai, phẫu thuật hoặc trong gia đình có người bị suy cổ tử cung thì bác sĩ có thể đề xuất bạn siêu âm đầu dò qua ngả âm đạo để đo chiều dài cổ tử cung. Mặc dù đây là tình trạng đáng lo ngại nhưng hiện nay đã có cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn. Tùy vào chiều dài cổ tử cung, tiền sử thai kỳ trước, các bác sĩ sẽ đề nghị phương pháp điều trị bao gồm:
1. Cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn bằng liệu pháp progesterone
Tìm hiểu thêm: Bớt hồng cam (bớt cá hồi) ở trẻ sơ sinh: Những điều cha mẹ cần biết
>>>>>Xem thêm: Trẻ sốt mấy độ thì dán miếng hạ sốt? chuyên gia chia sẻ
Một cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn là áp dụng liệu pháp progesterone. Progesterone là một loại hormone được sử dụng để ngăn chặn các cơn co thắt và giúp giữ thai nhi trong tử cung cho đến khi đủ tháng. Thông thường, cách giữ thai bằng progesterone có thể được thực hiện dưới dạng uống, tiêm hoặc thuốc đặt âm đạo, hậu môn. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chứa hormone progesterone cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc sớm hơn.
2. Sử dụng vòng nâng cổ tử cung Arabin
Vòng nâng cổ tử cung Arabin là một phương pháp mới trong việc phòng ngừa sinh non do cổ tử cung ngắn. Loại vòng này được làm từ chất liệu silicon và có dạng vòm. Khi được đưa vào âm đạo, vòng Arabin sẽ giúp cổ tử cung được đóng lại để giữa em bé bên trong. Có thể nói, đây là cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn tối ưu hơn so với phương pháp khâu cổ tử cung do không cần phẫu thuật và gây mê. Tuy nhiên cần lưu ý vấn đề viêm âm đạo khi đặt vòng nâng. Phương pháp này thường được thực hiện bởi bác sĩ sản khoa và vòng Arabin sẽ được lấy ra khi thai nhi được 37 tuần.
3. Khâu cổ tử cung là cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn hiệu quả
Khâu cổ tử cung là cách giữ thai điển hình khi cổ tử cung của mẹ bị ngắn. Nếu bạn được chẩn đoán cổ tử cung ngắn khi mang thai và tiền sử sinh non hoặc sẩy thai to trước đó, bác sĩ thường đề xuất khâu cổ tử cung trong tam cá nguyệt thứ 2 để ngăn ngừa sảy thai. Đối với phương pháp này, các mũi khâu sẽ được duy trì cho đến khi thai nhi được 36 – 38 tuần hoặc đến khi bạn bước vào giai đoạn chuyển dạ. Đây là cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn có tỷ lệ thành công rất cao nên các mẹ có thể yên tâm về phương pháp này.
4. Cổ tử cung ngắn nên kiêng gì? Mẹ cần hạn chế vận động tối đa
Nhiều chị em thường thắc mắc mẹ bầu cổ tử cung ngắn nên làm gì để thai nhi được đủ tháng, phát triển khỏe mạnh? Trong nhiều trường hợp mẹ bầu có cổ tử cung ngắn, bác sĩ thường khuyên bạn nên nghỉ ngơi nhiều trên giường. Điều này có nghĩa là ngoại trừ việc ăn uống, đi vệ sinh và tắm rửa, bạn không nên có thêm hoạt động nào khác. Đặc biệt là nên kiêng quan hệ tình dục và tránh hoạt động quá sức.
Đối với một số chị em, việc hạn chế vận động có thể gây khó chịu. Tuy nhiên, việc nằm nghỉ ngơi trên giường đã được chứng minh là cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn khá hiệu quả cho đến khi em bé đủ tháng. Vì vậy, bạn nên chịu khó tuân thủ lời khuyên từ bác sĩ để ngăn ngừa nguy cơ sảy thai và sinh non do cổ tử cung ngắn nhé!
Có thể bạn quan tâm
Sa tử cung khi mang thai nguy hiểm ra sao? Có sinh thường được không?
Kenshin.vn hi vọng rằng qua những thông tin được chia sẻ trong bài, bạn đã hiểu cặn kẽ hơn về tình trạng cổ tử cung ngắn, đồng thời biết được các cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn mà y học đang áp dụng.