Đau đầu vận mạch thường được nhắc đến nhiều ở nữ giới, tuy nhiên, nam giới cũng có thể có nguy cơ chịu ảnh hưởng nếu không biết cách nhận biết và phòng tránh.
Bạn đang đọc: Đau đầu vận mạch là gì? Cách trị đau đầu vận mạch
Vì vậy, trong bài viết này, Hellobacsi sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị cho chứng bệnh này nhé!
Nội Dung
Đau đầu vận mạch là gì?
Chứng bệnh này thường xảy ra khi các mạch máu ở đầu hoặc cổ co thắt lại khiến não không được cung cấp đủ máu để hoạt động. Tình trạng này được gọi là thiếu máu tạm thời, gây ra các cơn đau nhói hoặc đau nhức khiến người bệnh khó chịu và khó tiếp tục thực hiện các sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, khi người bệnh đang vận động hoặc đang lo lắng, căng thẳng đều có thể khiến cơn đau đầu trở nên trầm trọng hơn.
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, đối với lứa tuổi học sinh, người trẻ tuổi thường xuyên gặp stress và căng thẳng trong học tập, công việc nên dễ xảy đau đầu vận mạch hơn các đối tượng khác.
Bệnh đau đầu vận mạch cho đến nay vẫn thường dễ bị nhầm với chứng đau nửa đầu Migraine, bởi triệu chứng bệnh khá giống nhau. Để có thể xác định đúng tên gọi của bệnh thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và có phương án điều trị phù hợp. Đau đầu vận mạch cần phải được điều trị càng sớm càng tốt để tránh tình trạng bệnh ngày thêm nặng.
Triệu chứng thường thấy của đau đầu vận mạch
Đau nửa đầu
Cơn đau sẽ kéo dài trong khoảng vài giờ hoặc lâu nhất là vài ngày. Các biểu hiện đi kèm cần chú ý như:
Đau đầu từng cụm
Mặc dù đây không phải là dạng đau đầu vận mạch phổ biến nhưng vẫn thường xuyên diễn ra ở nam giới, trong khoảng từ 20 – 40 tuổi. Tùy từng đối tượng mà sẽ có khoảng thời gian đau khác nhau nhưng tựu chung là khoảng từ 30 phút đến 2 tiếng, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Một số triệu chứng đi kèm có thể kể đến như:
- Đổ mồ hôi nhiều trên trán
- Cảm giác đau rát diễn ra dữ dội
- Chảy nước mắt, nghẹt mũi, sưng mí mắt,…
- Đau đầu ở vùng phía trên mắt hoặc ở thái dương
Ngoài các cơn đau nửa đầu hoặc cơn đau đầu từng cụm thường dễ nhận biết thì bạn cũng nên để ý đến các biểu hiện nghiêm trọng khác như:
- Nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng
- Cơn đau tăng lên khi bắt đầu vận động
- Đau đầu giật thon thót theo nhịp đập của mạch
Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau đầu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau đầu vận mạch nhưng cũng có một vài yếu tố có thể khởi phát cơn đau, như:
- Căng thẳng, lo lắng quá độ, stress liên tục
- Thay đổi thời tiết khiến áp suất không khí thay đổi đột ngột
- Uống nhiều bia rượu hoặc các thực phẩm có chứa nhiều cồn, cafein
- Tiêu thụ các thực phẩm như thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, thức ăn có chứa nhiều chất phụ gia,…
- Nhịp sinh học thay đổi (ngủ nhiều hoặc thiếu ngủ) hoặc cơ thể vận động với cường độ mạnh hơn so với mọi khi
- Sự thay đổi hormone ở nữ giới trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt hoặc kỳ tiền mãn kinh. Một số loại thuốc tránh thai còn có thể gây tăng, giảm cơn đau đầu
Chẩn đoán được chính xác nguyên nhân sẽ đưa đến phương án điều trị chính xác. Tuy nhiên, để làm được điều này, đòi hỏi bác sĩ phải có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn để đưa ra kết luận.
Bạn có thể quan tâm:
Đau đầu vận mạch có nguy hiểm không?
Bệnh thường gây ra các cơn đau đầu kéo dài khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi và luôn trong tình trạng căng thẳng, giảm trí nhớ, giảm chất lượng cuộc sống. Hơn nữa, khi tình trạng thiếu máu lên não kéo dài, liên tục trong một khoảng thời gian sẽ có một số triệu chứng nặng hơn xuất hiện như run rẩy, xây xẩm chóng mặt,…
Đặc biệt, nếu tần suất bệnh diễn ra với 2 – 3 cơn đau nhói trong tuần thì có thể gây ra các biến chứng khó lường như tổn thương tế bào não, đột quỵ, mất trí nhớ, tai biến mạch máu não, liệt các chi hoặc liệt nửa người, rối loạn vận động,…
Vì vậy, không thể nói rằng bệnh đau đầu vận mạch không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu được điều trị sớm và đúng phương pháp thì bệnh không phải vấn đề nghiêm trọng.
Các phương pháp điều trị đau đầu vận mạch
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị trong thời gian sớm. Tùy diễn biến bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà cần phải kết hợp các phương án khác nhau.
Để hạn chế tần suất xuất hiện các cơn đau đầu, bạn có thể điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt hàng ngày của mình, ví dụ như dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn trong ngày, giảm stress bằng các phương pháp thở sâu, thiền định hoặc tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày,…
Đau đầu vận mạch uống thuốc gì? Các loại thuốc điều trị đau đầu vận mạch kê đơn hoặc không kê đơn như paracetamol, thuốc kháng viêm giảm đau không có steroid (NSAIDS), thuốc triptan,… đều có thể được khuyên dùng trong trường hợp này. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế việc tự điều trị tại nhà mà nên có sự chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình và giảm sự xuất hiện của các tác dụng phụ không mong muốn.
Tìm hiểu thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi: Mẹ đã biết?
>>>>>Xem thêm: TOP 6 cách làm giá đỗ sạch tại nhà cực kỳ đơn giản
Trong trường hợp bệnh diễn biến nghiêm trọng, bác sĩ có thể kết hợp thêm các phương án khác như phẫu thuật, vật lý trị liệu để kích thích dây thần kinh hoặc liệu pháp oxy.
Cách phòng tránh các cơn đau đầu vận mạch
Để trị dứt điểm đau đầu vận mạch là điều khó có thể xảy ra nhưng bạn cũng vẫn có thể phòng tránh và giảm cường độ, tần suất cơn đau bằng cách:
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể hàng ngày.
- Tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe: đi bộ, bơi lội, đánh cầu lông,…
- Khám định kỳ sức khỏe 6 tháng một lần để kiểm tra diễn biến bệnh và tình trạng sức khỏe của bản thân.
- Xây dựng chế độ làm việc – nghỉ ngơi khoa học, giảm bớt khối lượng công việc nếu gặp tình trạng đau đầu thường xuyên.
- Trà thảo mộc có thể giúp hỗ trợ thuyên giảm các triệu chứng đau đầu, ngoài ra, còn có thể xử lý các vấn đề về mất ngủ hoặc lo âu.
- Hạn chế các tình huống có thể gây ra căng thẳng, tập suy nghĩ tích cực và thói quen bình tĩnh để tinh thần luôn trong trạng thái thoải mái.
- Bổ sung các thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa vào trong thực đơn, ví dụ như rau lá xanh (cải xoăn, rau bina, cải hẹ,…), rau màu sáng (ớt chuông, cà rốt,…), khoai lang, củ cải đường, quả việt quất, quả mâm xôi,…
Đau đầu hoặc đau đầu vận mạch đều là những vấn đề sức khỏe quan trọng bởi bệnh liên quan trực tiếp đến hoạt động não bộ của bạn, vì vậy, không thể chủ quan khi gặp chứng bệnh này. Đặc biệt khi tần suất và cường độ các cơn đau liên tục và dữ dội thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau khác.
Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS. Hoàng Công Tuấn. Bác sĩ có hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội tim mạch, được đào tạo từ Đại học Y Dược Huế, đạt các chứng chỉ chuyên khoa tim mạch tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Viện tim TP.HCM. Bác sĩ Tuấn chuyên khám và điều trị các bệnh lý Nội tim mạch theo hình thức tư vấn từ xa (Telemedicine).