Trẻ 7 tuổi thường phát triển rất nhanh. Là cha mẹ, bạn cần hiểu rõ con đang phát triển như thế nào ở giai đoạn này để có cách nuôi dạy và chăm sóc phù hợp.
Bạn đang đọc: Cột mốc phát triển quan trọng về thể chất và tâm lý trẻ 7 tuổi
Mốc 7 tuổi là thời điểm mà trẻ cực kỳ tò mò và muốn khám phá tất cả mọi thứ xung quanh. Đôi lúc, bạn sẽ có cảm giác trẻ là “một nhà thám hiểm, nhà khoa học và nhà phân tích tự nhiên tí hon” với hàng triệu các thắc mắc từ việc tại sao bầu trời có màu xanh, gió từ đâu đến, tại sao thân cây lại tròn hay em bé được sinh ra như thế nào.
Ở độ tuổi này, bé rất thích được chia sẻ với bạn về kiến thức và những kỹ năng mà trẻ học được ở trường. Chính vì vậy, bạn hãy dành thời gian để ở bên con nhiều hơn và cùng trẻ khám phá những điều thú vị trong cuộc sống.
Nội Dung
Cột mốc phát triển thể chất ở trẻ 7 tuổi
Đối với trẻ lên 7, bạn sẽ không còn nhận thấy những thấy sự thay đổi quá lớn trong việc phát triển các kỹ năng vận động. Bởi đây là thời điểm các kỹ năng của trẻ sẽ được tinh chỉnh và hoàn thiện.
Ngoài ra, sự phát triển của bé gái 7 tuổi và bé trai 7 tuổi cũng được thể hiện rõ qua sự thay đổi về về vóc dáng, chẳng hạn nếu trước đây bé khá mũm mĩm, đáng yêu thì giờ đây bé dần trở nên thon gọn và cao lớn hơn.
Ở độ tuổi này, các kỹ năng phối hợp và thăng bằng của trẻ cũng dần hoàn thiện. Nếu bạn cho trẻ vui chơi, tham gia các hoạt động thể thao càng nhiều thì các kỹ năng của trẻ sẽ càng phát triển nhanh.
Bên cạnh đó, trẻ 7 tuổi cũng có sự tăng trưởng rất nhanh. Trung bình, ở độ tuổi này, chiều cao trẻ 7 tuổi có thể tăng từ 5 đến 6,5cm/năm. Cụ thể, chiều cao cân nặng của trẻ 7 tuổi sẽ vào khoảng 121.7cm và 22,9kg với bé trai;120.8cm và 22,4 kg với bé gái.
Cột mốc phát triển quan trọng:
Lời khuyên cho cha mẹ:
Hãy cùng trẻ tham gia các hoạt động thể thao, các sự kiện cộng đồng và các trò chơi ngoài trời nhiều hơn. Những đứa trẻ có lối sống năng động sẽ phát triển các kỹ năng vận động tốt hơn những đứa trẻ thụ động.
Trẻ 7 tuổi cũng đang phát triển rất nhanh. Do đó, trong thực đơn của trẻ 7 tuổi cần có đủ các nhóm thực phẩm như tinh bột, đạm, vitamin và khoáng chất. Do độ tuổi này bé vẫn chưa có nhiều ý thức trong việc tự giác ăn uống nên ba mẹ cần quan tâm nhiều hơn để tránh trẻ bị thiếu chất, dẫn đến chậm phát triển.
Cột mốc phát triển cảm xúc của trẻ lên 7
Sự trưởng thành về cảm xúc ở trẻ lên 7 khác xa so với trẻ mẫu giáo. Phần lớn trẻ đều có thể tự xử lý được cảm xúc của bản thân với những tình huống bất ngờ dù vẫn chưa thể kiểm soát tốt. Thế giới của trẻ ngày càng mở rộng với rất nhiều điều mới, tuy nhiên, trẻ vẫn rất cần thời gian ở bên gia đình.
Đôi lúc, trong tâm lý trẻ 7 tuổi có thể cảm thấy không an toàn, thậm chí khi không nhận được một món đồ theo đúng ý mình hoặc thua một trò chơi, trẻ cũng rất dễ cảm thấy tự ti.
Cha mẹ, giáo viên cần giúp đỡ trẻ vượt qua giai đoạn này bằng cách khuyến khích trẻ tập trung vào những điều tích cực mà trẻ đã học được thay vì quan tâm đến những điều tiêu cực.
Cột mốc phát triển:
- Mô tả được nguyên nhân và kết quả của cảm xúc, chẳng hạn như: “Con cảm thấy buồn vì con không được đi chơi!”.
- Quản lý cảm xúc tốt hơn, đặc biệt là ở nơi công cộng.
- Biết cách giữ bình tĩnh, chẳng hạn lặp lại một cụm từ nào đó hay hít thở sâu khi cảm thấy căng thẳng.
Lời khuyên cho cha mẹ về cách giáo dục trẻ 7 tuổi: Giáo dục trẻ một cách nhẹ nhàng thay vì dùng hình phạt hoặc la mắng khiến trẻ càng cảm thấy tự ti về bản thân.
Cột mốc phát triển xã hội ở trẻ 7 tuổi
Ở độ tuổi lên 7, dù vẫn thích chơi với bạn bè nhưng trẻ bắt đầu thích dành thời gian chơi một mình hoặc đọc sách nhiều hơn. Đây là một cột mốc quan trọng đối sự phát triển về ý thức bản thân và mối quan hệ của trẻ với người khác.
Trẻ 7 tuổi thường hay tranh cãi và tranh luận với các bạn. Trẻ dễ giận nhưng cũng dễ làm lành nên người lớn tốt nhất đừng can thiệp vào việc này. Những khi con đánh nhau với bạn, tốt nhất tách hai đứa trẻ ra, cho con có thời gian suy nghĩ, sau đó chúng sẽ tự làm lành với nhau.
Bên cạnh đó, tâm lý trẻ 7 tuổi cũng có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến ý kiến và suy nghĩ của người khác. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy áp lực khi chơi chung với bạn bè. Ngoài ra, trẻ cũng dần ý thức hơn về sự đồng cảm, về đạo đức và sự công bằng.
Cột mốc phát triển quan trọng:
- Chia sẻ kiến thức với mọi người
- Hiểu được cảm xúc và hành động của người khác
- Đối xử tôn trọng với bạn bè khi chơi cùng nhau
- Tự giải quyết mâu thuẫn không cần sự can thiệp của người lớn
- Hiểu được sở thích và sức mạnh của bạn bè
- Mong muốn được có không gian riêng: góc học tập, tủ quần áo riêng…
Lời khuyên cho cha mẹ: Đây là độ tuổi tuyệt vời để dạy cho trẻ về ý nghĩa của việc trở thành một công dân tốt. Bạn có thể nói với trẻ về lợi ích của việc làm từ thiện hoặc bảo vệ môi trường.
Cột mốc phát triển nhận thức của trẻ lên 7
Tìm hiểu thêm: Gãy vỡ xương khuỷu tay
Phần lớn các bé 7 tuổi đều tò mò về thế giới xung quanh. Bé sẽ đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời về những điều mà mình gặp phải và thích chia sẻ với mọi người về những gì mà bản thân biết. Trẻ thích phiêu lưu, tìm hiểu thông tin và thích dạy cho các bé nhỏ hơn để thể hiện kiến thức và kỹ năng của mình.
Ở độ tuổi này, trẻ khá thành thạo phép cộng, phép trừ đơn giản và có thể áp dụng các kỹ năng này để giải các bài toán phức tạp như các bài toán đố. Trẻ cũng bắt đầu làm quen với những con số có ba chữ số và việc tính nhẩm.
Sự phát triển ngôn ngữ ở độ tuổi này diễn ra rất nhanh. Vốn từ vựng mà trẻ biết sẽ lên đến hàng nghìn từ. Hầu hết trẻ ở tuổi lên 7 đều có thể đọc trôi chảy (tốc độ, độ chính xác và tính biểu cảm) và sẽ có thể thảo luận sâu về một chủ đề nào đó. Trẻ có thể kể truyện và diễn đạt khá trôi chảy, bố cục mạch lạc.
Bạn nên khuyến khích trẻ đọc sách nhiều hơn, sau khi đọc xong, bạn có thể thảo luận với trẻ về các nhân vật, cốt truyện và các khía cạnh khác của cuốn sách. Mặc dù hầu hết các bé 7 tuổi đều có thể tự đọc sách nhưng trẻ vẫn thích bạn dành thời gian đọc sách cho trẻ nghe vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Trẻ 7 tuổi thích chơi ngoài trời với các trẻ khác. Đây là lúc trẻ làm quen với các môn thể thao, nhảy múa, tập võ và các môn vận động. Đồng thời, trẻ vẫn giữ thói quen chơi trong nhà một mình. Con sẽ dành thời gian ngồi một mình để lắp ráp các mô hình ô tô, siêu nhân, Lego hoặc chơi búp bê, chơi đồ hàng… Bạn sẽ nhận thấy con bắt đầu thích sưu tập và sắp xếp đồ chơi, xem đó như tài sản riêng và cảm thấy tự hào về điều này.
Cột mốc phát triển:
Lời khuyên cho cha mẹ khi dạy con 7 tuổi: Dạy trẻ cách ứng dụng các kỹ năng toán học vào cuộc sống hàng ngày và làm cho nó trở nên vui vẻ. Chẳng hạn bạn có thể dạy trẻ về toán học ngay trong nhà bếp bằng cách cân đo các loại thực phẩm, cách tính quãng đường trong các chuyến đi và thậm chí là tính tiền mua hàng hóa khi đi siêu thị. Bạn cũng có thể cho trẻ chơi một vài trò chơi trên máy tính để rèn luyện các kỹ năng toán học.
Một số lưu ý dành cho cha mẹ
>>>>>Xem thêm: Tăng tế bào hồng cầu
Trẻ ở độ tuổi lên 7 cũng cần được cha mẹ nhắc nhở thường xuyên về việc rửa tay và đánh răng. Ngoài ra, bạn cũng cần tạo cho trẻ sự chủ động trong việc giữ vệ sinh cá nhân. Bạn cũng có thể dạy cho trẻ sử dụng chỉ nha khoa để chăm sóc răng miệng hàng ngày.
Các bé 7 tuổi có thể thích tắm một mình, bạn có thể để con tự làm nhưng hãy kiểm tra xem có bé tắm có sạch không nhé.
Một số bé sẽ thành thạo sớm các kỹ năng đọc và tính toán nhưng cũng có một số trẻ gặp khó khăn. Nguyên nhân của điều này có thể rất nhiều, từ các khuyết tật học tập cho đến các vấn đề về tập trung. Nếu có các dấu hiệu bất thường, bạn nên sớm đưa trẻ đi khám để đảm bảo bé đang tăng trưởng và phát triển đúng cách.