Thoát vị bẹn ở trẻ em và trẻ sơ sinh: Bố mẹ cần biết những gì?

Thoát vị bẹn ở trẻ em và trẻ sơ sinh: Bố mẹ cần biết những gì?

Thoát vị bẹn ở trẻ em và trẻ sơ sinh: Bố mẹ cần biết những gì?

Thoát vị bẹn ở trẻ em là tình trạng bẩm sinh, gây ra cảm giác không thoải mái cũng như dễ xuất hiện biến chứng nếu không được điều trị.

Bạn đang đọc: Thoát vị bẹn ở trẻ em và trẻ sơ sinh: Bố mẹ cần biết những gì?

Trong bài viết này, Kenshin.vn mời bạn cùng tìm hiểu về tình trạng thoát vị bẹn ở trẻ em, làm thế nào để nhận biết con đang bị thoát vị bẹn cùng các vấn đề liên quan như biến chứng, phương pháp điều trị.

Thoát vị bẹn ở trẻ em là gì?

Thoát vị bẹn là bệnh lý bẩm sinh nói về một túi phồng bất thường hoặc nhô ra ở vùng bẹn (khu vực giữa bụng và đùi) mà bạn có thể nhìn thấy và cảm thấy. Tình trạng thoát vị bẹn phát triển khi một phần của ruột, cùng với chất lỏng, phình ra qua cơ của thành bụng.

Thoát vị bẹn ở trẻ em xuất phát từ hiện tượng thành bụng của bé bị yếu. Phần phình ở háng chỉ có thể được nhận thấy khi trẻ khóc, ho hoặc căng cứng người trong khi đi tiêu. Khoảng 90% trường hợp trẻ bị thoát vị bẹn là các bé trai.

Dấu hiệu thoát vị bẹn ở trẻ em

Nếu con bạn bị thoát vị bẹn, bố mẹ có thể nhìn thấy khu vực háng của bé bị sưng, nổi khối u hoặc sưng ở bìu, đi kèm với các biểu hiện như sau:

  • Vết sưng có thể biến mất hoặc giảm kích thước khi bé thư giãn và nằm thẳng
  • Vết sưng thường không đau hoặc chỉ đau nhẹ
  • Nếu bé khóc, vết sưng ngày càng hiện rõ
  • Khi chạm vào vết sưng khá mềm

Tình trạng thoát vị bẹn xảy ra khá phổ biến ở bên phải nhưng vẫn sẽ xuất hiện ở bên trái hoặc cả hai bên háng cũng như bìu.

Biến chứng thoát vị bẹn ở trẻ em

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tình trạng thoát vị bẹn ở trẻ em có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho bé yêu, chẳng hạn như:

  • Tắc ruột dẫn đến hoại tử: Khi ruột bị kẹt trong túi thoát vị sẽ khiến trẻ vô cùng đau đớn. Đáng quan ngại hơn, đoạn ruột mắc kẹt có thể bị hoại tử dẫn đến việc phải loại bỏ một phần.
  • Rối loạn tiêu hóa, bé không ăn uống ngon miệng cũng như việc đi vệ sinh diễn ra thiếu thuận lợi.
  • Góp phần gây xoắn tinh hoàn, teo tinh hoàn, nghẹt bó mạch thừng tinh gây hoại tử tinh hoàn.

Phân biệt tràn dịch màng tinh hoàn và thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn ở trẻ em và trẻ sơ sinh: Bố mẹ cần biết những gì?

Tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn rất dễ bị nhầm lẫn với thoát vị bẹn ở trẻ em. Theo các chuyên gia, tràn dịch màng tinh hoàn có những đặc điểm khá giống khi bị thoát vị nhưng túi thừa xuất hiện ở vùng háng không hề chứa ruột hay các bộ phận nội tạng khác.

Tình trạng sưng do tràn dịch màng tinh hoàn gây ra có thể gây đau cho khu vực bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu bé không cảm thấy quá khó chịu thì vẫn chưa cần phải phẫu thuật ngay lập tức.

Trẻ bị thoát vị bẹn nên đi khám khi nào?

Nếu nghĩ rằng bé yêu bị thoát vị dưới bất kỳ hình thức nào, bạn cần đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám kịp thời. Việc kiểm tra có thể bao gồm tìm hiểu bé đang bị thoát vị ở vị trí nào và cố gắng giảm nhẹ tình trạng.

Nếu tình trạng thoát vị bẹn ở trẻ em không nhìn thấy được tại thời điểm thăm khám, bác sĩ có thể cố gắng ấn nhẹ vào bụng của con bạn để kiểm tra tình trạng. Đối với trẻ nhỏ có dấu hiệu thoát vị lạ, bé cần được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật càng sớm càng tốt.

Biện pháp ngăn ngừa trẻ bị thoát vị bẹn

Tìm hiểu thêm: Giảm ngứa cho mẹ bầu mắc bệnh chàm

Thoát vị bẹn ở trẻ em và trẻ sơ sinh: Bố mẹ cần biết những gì?

>>>>>Xem thêm: Bí quyết giúp phục hồi sức khỏe sau chấn thương sọ não để lại di chứng

Do đây là tình trạng bẩm sinh nên chỉ có thể ngăn ngừa thoát vị bẹn khi bé vẫn còn ở giai đoạn thai nhi. Theo các chuyên gia, mẹ bầu cần có một lối sống lành mạnh khi mang thai, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc các yếu tố độc hại khác, bổ sung axit folic cũng như khám thai định kỳ để giảm thiểu nguy cơ sinh non, một trong những nguyên nhân gây ra thoát vị bẹn ở trẻ em.

Điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em

Phẫu thuật là biện pháp điều trị cần thiết trong các trường hợp thoát vị bẹn từ nhẹ đến phức tạp nhằm ngăn ngừa tình trạng tái phát. Nếu tình trạng thoát vị bẹn của trẻ được phát hiện và khắc phục sớm sẽ không có biến chứng lâu dài nào xuất hiện.

Phẫu thuật thoát vị được thực hiện dưới hình thức gây mê. Nếu con bạn bị thoát vị bẹn ở một bên và bé nhỏ hơn 1 tuổi, bác sĩ phẫu thuật có thể đề nghị phẫu thuật luôn ở phía không bị ảnh hưởng nhằm ngăn chặn sự phát triển thoát vị trong tương lai.

Cách chăm sóc bé sau khi phẫu thuật

Thông thường, bé yêu sẽ cảm thấy khỏe hoàn toàn từ 1-2 tuần sau khi phẫu thuật và có thể quay trở lại mọi sinh hoạt như bình thường. Bên cạnh đó, bạn hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc trẻ nhỏ giai đoạn hậu phẫu cũng như các việc không nên làm để tránh bị nhiễm trùng vết mổ.

Ngoài ra, nếu thấy bé có những biểu hiện sau, bố mẹ hãy đưa con đến bệnh viện ngay:

  • Nôn
  • Sốt trên 38°C
  • Vết mổ bị chảy máu, có dấu hiệu nhiễm trùng, xung quanh vết mổ tấy đỏ
  • Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc ít tã ướt hơn bình thường…

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài, bạn đã biết được cách phân biệt thoát vị bẹn với tràn dịch màng tinh hoàn, biết cách chăm sóc trẻ sau phẫu thuật thoát vị.

Phương Uyên/Kenshin.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *