Tắc tuyến lệ

Tắc tuyến lệ

Tắc tuyến lệ

Tắc tuyến lệ xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như nhiễm trùng hoặc viêm ở mắt, chấn thương, khối u hoặc do tác dụng phụ của quá trình điều trị ung thư. Tình trạng này gây ra nhiều vấn đề ở mắt, khiến bạn chảy nhiều nước mắt và có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng mắt.

Bạn đang đọc: Tắc tuyến lệ

Vậy tắc tuyến lệ là gì và tình trạng này biểu hiện như thế nào? Hãy cùng HelloBacsi tìm hiểu thêm nhé.

Tìm hiểu chung

Bệnh tắc tuyến lệ là gì?

Bệnh tắc tuyến lệ xảy ra khi hệ thống dẫn lưu nước mắt của mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn. Nước mắt không thể dẫn lưu bình thường dẫn đến chảy nước mắt sống, dễ bị kích ứng hoặc nhiễm trùng mắt mạn tính. Hệ thống tuyến lệ nhỏ nhưng khá phức tạp và có thể bị tắc nghẽn bất cứ lúc nào. Sự tắc nghẽn này khiến nước mắt không thể thoát ra ngoài, cũng như không thể bay hơi hoặc tái hấp thu.

Bệnh tắc tuyến lệ hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tùy theo nguyên nhân gây tắc nghẽn và độ tuổi của người bệnh.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và biểu hiện tắc tuyến lệ là gì?

Tắc tuyến lệ

Các biểu hiện của tắc tuyến lệ là:

  • Chảy nước mắt quá nhiều
  • Đỏ ở tròng trắng của mắt
  • Sưng đau ở gần góc trong của mắt
  • Mí mắt đóng váng
  • Chảy mủ hoặc dịch nhầy
  • Mờ mắt, mắt bị kích ứng

Khi bạn bị tắc tuyến lệ, những vi khuẩn mắc kẹt trong túi lệ mũi có thể gây ra nhiễm trùng. Các triệu chứng của nhiễm trùng bao gồm:

  • Viêm (sưng), đau và đỏ các góc bên trong của mắt hoặc xung quanh mắt và mũi
  • Mắt chảy mủ
  • Lông mi đóng váng
  • Mờ mắt
  • Nước mắt nhuốm máu
  • Sốt

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Bạn bị chảy nước mắt liên tục trong nhiều ngày
  • Mắt của bạn bị nhiễm trùng nhiều lần hoặc liên tục

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tắc tuyến lệ?

Bệnh tắc tuyến lệ có thể do:

  • Tắc nghẽn bẩm sinh: phần lớn tắc tuyến lệ ở trẻ em là bẩm sinh. Hệ thống dẫn lưu nước mắt của trẻ có thể không phát triển đầy đủ hoặc trẻ có tuyến lệ bất thường
  • Những thay đổi liên quan đến tuổi tác: ở người lớn tuổi, các lỗ nhỏ dẫn lưu nước mắt có thể bị thu hẹp lại và gây ra tắc nghẽn
  • Nhiễm trùng hoặc viêm: nếu bạn bị nhiễm trùng mạn tính hoặc viêm mắt, hệ thống dẫn lưu nước mắt hoặc mũi có thể bị tắc nghẽn. Viêm xoang mạn tính có thể kích thích các mô làm hình thành sẹo và gây tắc nghẽn hệ thống ống dẫn nước mắt
  • Chấn thương: những chấn thương mũi như gãy mũi và mô sẹo cũng có thể gây nên tình trạng này
  • Khối u: các khối u có thể đè lên hệ thống ống dẫn nước mắt và cản trở sự dẫn lưu
  • Thuốc hóa trị và xạ trị ung thư: các loại thuốc hóa trị và phương pháp xạ trị có thể gây tác dụng phụ, một trong số đó là dẫn đến tình trạng tắc tuyến lệ.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường dễ bị tắc tuyến lệ?

Tình trạng tắc tuyến lệ thường gặp ở trẻ sơ sinh. Còn tắc tuyến lệ ở người lớn có thể xảy ra do nhiễm trùng mắt, sưng, chấn thương hoặc khối u. Bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ tắc tuyến lệ?

Tắc tuyến lệ

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tắc tuyến lệ, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác và giới tính: vì những thay đổi liên quan đến tuổi tác, phụ nữ lớn tuổi là đối tượng có nguy cơ bị tắc tuyến lệ cao nhất
  • Viêm mắt mạn tính
  • Phẫu thuật trước đây: chẳng hạn như phẫu thuật mắt, mí mắt, mũi hoặc xoang
  • Bệnh tăng nhãn áp: nếu đã sử dụng thuốc chống tăng nhãn áp, bạn có nguy cơ mắc bệnh tắc tuyến lệ khá cao
  • Dùng thuốc hóa trị và xạ trị ung thư

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tắc tuyến lệ?

Để chẩn đoán bệnh tắc tuyến lệ, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn, thực hiện khám mắt và làm một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này.

Các xét nghiệm sau đây có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh tắc tuyến lệ:

  • Kiểm tra hệ thống dẫn lưu nước mắt: xét nghiệm này kiểm tra xem nước mắt được dẫn lưu như thế nào
  • Bơm rửa và thăm dò: bác sĩ có thể dùng một dung dịch muối bơm rửa vào hệ thống dẫn lưu nước mắt của bạn để kiểm tra xem tình trạng dẫn lưu của tuyến lệ có tốt không
  • Các xét nghiệm hình ảnh của mắt chẳng hạn như X-quang, chụp CT, MRI: bác sĩ thực hiện các xét nghiệm này để tìm ra vị trí và nguyên nhân gây tắc nghẽn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tắc tuyến lệ?

Tìm hiểu thêm: Vú bị sưng đau có phải là ung thư vú?

Tắc tuyến lệ

Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị tắc tuyến lệ dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Đôi khi, bác sĩ cần áp dụng nhiều cách chữa tắc tuyến lệ khác nhau. Những phương pháp điều trị có thể được áp dụng bao gồm:

  • Kháng sinh: nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị nhiễm trùng, họ sẽ cho bạn dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt hoặc thuốc viên;
  • Mát-xa ống dẫn lưu nước mắt: nếu muốn mở ống dẫn lưu nước mắt cho trẻ, bạn nên hỏi bác sĩ cách làm thế nào để mát-xa ống dẫn lưu nước mắt. Về cơ bản, bạn có thể mát-xa nhẹ nhàng giữa các ống dẫn lưu và mát-xa dọc lên phía trên mũi để giúp chúng thông thoáng hơn. Đây cũng là cách để điều trị tắc tuyến lệ ở người lớn.
  • Chờ một thời gian: nếu nguyên nhân gây tắc tuyến lệ là chấn thương vùng mặt thì bác sĩ có thể đề nghị bạn chờ thêm một thời gian để xem liệu tình trạng có cải thiện hơn sau khi vết thương đã lành hay không;
  • Nong, thăm dò và rửa: đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi không thể tự mở tuyến lệ hoặc đối với người trưởng thành bị tắc tuyến lệ một phần, bác sĩ có thể sử dụng kỹ thuật giãn nở, thăm dò và rửa;
  • Giãn chỗ tắc nghẽn thông qua ống thông có bóng: nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc bệnh tắc nghẽn tái phát, thủ thuật này có thể được sử dụng. Đây thường là phương pháp hiệu quả đối với trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và người lớn bị tắc nghẽn tuyến lệ một phần;
  • Đặt stent hoặc luồn ống thông: thủ thuật này thường được thực hiện sau khi đã gây mê toàn thân;
  • Phẫu thuật mở thông túi lệ xuống mũi: dùng để mở ra lối thoát cho nước mắt vào mũi.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tắc tuyến lệ?

Tắc tuyến lệ

>>>>>Xem thêm: Cháo ếch nấu với gì? 5 cách nấu cháo ếch cho bé thơm ngon, đủ chất

Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Rửa tay kỹ và thường xuyên, cố gắng không dụi tay vào mắt
  • Không bao giờ hút thuốc gần em bé vì khói cũng là một nguy cơ gây kích ứng đường mũi và làm cho bệnh tắc tuyến lệ trầm trọng hơn.
  • Tránh dụi hoặc chạm vào mắt quá mạnh tay.
  • Tránh dùng chung các sản phẩm cho mắt như thuốc nhỏ mắt.
  • Thay mỹ phẩm cho mắt như phấn mắt, kẻ mắt và mascara mỗi 3-6 tháng một lần.
  • Luôn làm sạch kính áp tròng theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *