Tác dụng của đạp xe là gì? Đạp xe có lợi ích gì cho sức khỏe? Rất nhiều thắc mắc xoay quanh bộ môn đạp xe đang phổ biến hiện nay. Hiểu được điều đó, trong bài viết này HelloBacsi sẽ chia sẻ cho bạn những lợi ích bất ngờ từ bộ môn đạp xe này nhé.
Bạn đang đọc: Đạp xe có tác dụng gì? 9 tác dụng của đạp xe đối với sức khỏe
Tác dụng của đạp xe không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần mà còn giúp cải thiện khả năng hoạt động tình dục của bạn. Dưới đây là 9 lợi ích mà đạp xe mang tới cho sức khỏe của bạn.
Nội Dung
- 1 1. Đạp xe mỗi ngày giúp kiểm soát cân nặng
- 2 2. Giúp phát triển cơ bắp phần thân dưới
- 3 3. Tác dụng của đạp xe giúp giảm tác động lên các khớp và giảm chấn thương chân
- 4 4. Tác dụng của đạp xe trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần
- 5 5. Đạp xe mỗi ngày giúp phổi khỏe mạnh hơn
- 6 6. Tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư
- 7 7. Tác dụng của đạp xe giúp ích cho đời sống tình dục
- 8 8. Đạp xe giúp điều trị bệnh tiểu đường
- 9 9. Tác dụng của đạp xe giúp cải thiện khả năng thăng bằng
- 10 Kết luận
1. Đạp xe mỗi ngày giúp kiểm soát cân nặng
Tác dụng của đạp xe là gì? Khi bạn có thói quen đạp xe đạp mỗi ngày, đặc biệt là khi bạn đạp xe ở cường độ cao thì sẽ giúp bạn giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể hiệu quả.
Bên cạnh đó, tác dụng của đạp xe hàng ngày cũng thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể tốt hơn. Từ đó giúp cho cơ thể đốt chất nhiều calo hơn và nhanh giảm cân hơn.
>>> Bạn có thể tham khảo: Đạp xe đi làm: Những điều nên làm để tránh bất tiện
2. Giúp phát triển cơ bắp phần thân dưới
Tác dụng của việc đạp xe không chỉ dừng lại ở việc làm giảm mỡ trong cơ thể; mà còn giúp phát triển cơ bắp ở phần thân dưới. Cơ bắp càng to, càng khỏe thì khả năng đốt mỡ càng tốt. Chính vì lý do này mà những người tập thể thao thường xuyên luôn có một cơ thể khỏe mạnh.
Các bài tập đạp xe sẽ giúp cho phần cơ mông, cơ đùi và cơ bắp chân phát triển và tăng cường sức mạnh hơn. Trường hợp bạn bị đau bắp chân và đau cơ mông sau khi luyện tập, đó chính là dấu hiệu của sự phát triển cơ bắp.
3. Tác dụng của đạp xe giúp giảm tác động lên các khớp và giảm chấn thương chân
Khi bạn chạy bộ, các khớp chân sẽ gánh hoàn toàn phần trọng lượng của cơ thể. Sự tác động này trong thời gian dài có thể dẫn tới các chấn thương ở khớp gối. Nhưng nếu bạn chọn bộ môn xe đạp, bạn sẽ hạn chế được tình trạng này.
Nhiều nghiên cứu đã so sánh nguy cơ tổn thương cơ bắp giữa hai nhóm người chạy bộ và đạp xe thường xuyên. Họ nhận thấy nhóm người chạy bộ có nguy cơ tổn thương cơ bắp nhiều hơn 133–134% và đau nhức cơ bắp cao hơn 87% so với người đạp xe đạp. Do đó, tác dụng đạp xe đạp cực kỳ hữu ích cho những ai có vấn đề về xương khớp.
4. Tác dụng của đạp xe trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần
Một nghiên cứu của YMCA cho thấy những người thường xuyên hoạt động, tập thể dục có số điểm sức khỏe tinh thần cao hơn 32% so với những người không thường hoạt động.
Khi hoạt động thể chất, cơ thể bắt đầu phóng thích adrenalin và endorphin. Các loại chất dẫn truyền thần kinh này sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ, yêu đời và tràn đầy năng lượng sống.
Bên cạnh đó, nếu bạn chọn đạp xe ngoài trời bạn sẽ biết thêm nhiều cung đường mới, nhiều ngõ ngách mới trong thành phố. Đó cũng là một cách hay để bạn cởi mở và hiểu biết hơn.
5. Đạp xe mỗi ngày giúp phổi khỏe mạnh hơn
Chạy xe đạp giúp phổi hoạt động khỏe mạnh hơn. Mặc dù khi đạp xe ngoài trời, chúng ta sẽ tăng thêm thời gian tiếp xúc với khói, bụi, ánh nắng mặt trời,.. Thế nhưng, khi thực hiện nghiên cứu so sánh giữa đạp xe và người ngồi trong ô tô, các chuyên gia nhận thấy phổi của người đạp xe hoạt động khỏe và tốt hơn hẳn so với người ngồi ô tô.
Trong một nghiên cứu Chiến dịch không khí lành mạnh do Kings College London và Hội đồng Camden thực hiện, những người đi xe đạp, đi bộ, đi xe bus và đi ô tô được trang bị những máy đo không khí và đi xuyên qua những tuyến đường đông đúc nhất tại London.
Kết quả cho thấy người lái xe ô tô tiếp xúc với không khí ô nhiễm gấp 5 lần so với người đi xe đạp, gấp 3,5 lần so với người đi bộ và gấp 2,5 lần so với người đi xe bus. Do đó ta có thể thấy rằng khi di chuyển bằng xe đạp, chúng ta sẽ ít phải tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm nhất.
6. Tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư
Theo Tổ chức Y tế quốc gia Anh – NHS cho biết, bài tập đạp xe là bài tập lành mạnh, giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư, bệnh tim, bệnh lao,..Các chuyên gia còn khẳng định tác dụng của đạp xe đạp chính là giúp tăng nhịp tim, tuần hoàn máu, giảm mỡ và giúp bạn duy trì cơ thể khỏe mạnh lâu hơn.
Trong một nghiên cứu khác của Đại học Glasgow, khi khảo sát trên 260.000 người trong vòng 5 năm kết quả cho thấy, người có thói quen đạp xe đi làm đã giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư một cách tự nhiên.
7. Tác dụng của đạp xe giúp ích cho đời sống tình dục
Tìm hiểu thêm: Cần cắt giảm bao nhiêu carbohydrate để giảm cân?
Nếu phân tích kỹ hơn bạn sẽ thấy rằng, tác dụng của đạp xe thật sự giúp ích cho khả năng quan hệ của bạn. Lý do là đạp xe giúp tăng cơ bắp phần thân dưới; mà đây là những nhóm cơ hoạt động mạnh trong lúc quan hệ. Đó là lý do vì sao bạn đạp xe càng khỏe thì bạn cũng sẽ quan hệ càng chất lượng hơn.
Lợi ích nối tiếp lợi ích. Đời sống tình dục phong phú và thỏa mãn sẽ cho bạn cảm giác hạnh phúc và cảm thấy vui sống hơn.
Bác sĩ Michael Roizen, Chủ tịch Viện sức khỏe tại Phòng khám Cleveland cho biết: “Một người đàn ông có trung bình 350 lần đạt cực khoái trong một năm so với những người chỉ đạt 1/4 lần cực khoái sẽ sống lâu hơn 4 năm”. Kết quả cũng tương tự đối với các nghiên cứu ở phụ nữ.
8. Đạp xe giúp điều trị bệnh tiểu đường
Lợi ích của đạp xe là gì? Hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm vì tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc những bệnh khác như bệnh tim mạch, thận, giảm thị lực,…
Việc bạn hoạt động thể chất thường xuyên có thể kiểm soát được căn bệnh này. Đạp xe có lợi cho bệnh nhân tiểu đường vì khi vận động, glucose trong các tế bào sẽ đốt cháy dần, glucose trong máu sẽ được các tế bào hấp thụ, chuyển hóa thanh các năng lượng hữu ích.
>>> Bạn xem thêm: 30 phút đạp xe mỗi ngày giúp bạn sống thọ hơn 5 năm!
9. Tác dụng của đạp xe giúp cải thiện khả năng thăng bằng
Khi bạn cố gắng giữ cho cơ thể và xe đạp không bị đổ về một bên, vững vàng tiến về phía trước, chính lúc ấy bạn cũng đã cải thiện khả năng giữ thăng bằng, tư thế ngồi đúng và khả năng kết hợp các bộ phận của cơ thể rồi đấy.
Sự cân bằng của cơ thể có xu hướng giảm theo tuổi tác hoặc khi bạn lười vận động. Do đó, việc duy trì thăng bằng của cơ thể vô cùng quan trọng. Bộ môn đạp xe giúp bạn luyện tập sự thăng bằng, tránh được những tổn thương nghiêm trọng có thể gây gãy xương.
Kết luận
>>>>>Xem thêm: Nấm phổi – bệnh lý nhiễm trùng phổi nguy hiểm cần được quan tâm
Vậy là bạn đã rõ đạp xe có tác dụng gì rồi đúng không? Bạn nghĩ mình có nên đạp xe hàng ngày không? Đạp xe là một bài tập đơn giản nhưng lại mang đến những lợi ích to lớn cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Bạn hãy cố gắng dành thời gian đạp xe 30-45 phút/ngày.
Nếu không có thời gian đạp xe ở ngoài, bạn có thể đạp xe tại nhà. Nếu bạn không thích tham gia hội nhóm, bạn có thể đạp xe một mình. Chỉ cần bạn muốn tập luyện thì mọi lý do đều trở thành động lực cho bạn.
Cuối cùng, điều mà HelloBacsi muốn nhắc thêm cho bạn bên cạnh những tác dụng lợi ích của đạp xe, chính là yếu tố an toàn. Bạn nhớ trang bị đầy đủ nón bảo hiểm, găng tay, mắt kính, bình nước, giày và cả đồng phục phù hợp cho bộ môn xe đạp này bạn nhé.