Xét nghiệm tiền sản giật: Cần thực hiện khi nào để có thai kỳ an toàn?

Xét nghiệm tiền sản giật: Cần thực hiện khi nào để có thai kỳ an toàn?

Xét nghiệm tiền sản giật: Cần thực hiện khi nào để có thai kỳ an toàn?

Tiền sản giật là một bệnh lý có thể xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc sau khi sinh, thể hiện qua 3 triệu chứng chủ yếu là tăng huyết áp, protein niệu và phù nề. Bạn có thể hiểu tiền sản giật là giai đoạn xảy ra một vài triệu chứng kể trên trước khi lên cơn co giật. Tình trạng này cũng bao gồm các mức độ từ nhẹ đến nặng. Thế nên để tránh gặp biến chứng nguy hiểm thì bạn nên làm xét nghiệm tiền sản giật khi khám thai định kỳ.

Bạn đang đọc: Xét nghiệm tiền sản giật: Cần thực hiện khi nào để có thai kỳ an toàn?

Các chỉ số huyết áp, lượng protein trong nước tiểu… sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán tiền sản giật ở mẹ bầu nhằm có biện pháp can thiệp phù hợp, kịp thời. Trong bài viết sau, Kenshin.vn sẽ tổng hợp những thông tin về các phương pháp xét nghiệm tầm soát tiền sản giật để bạn tìm hiểu chi tiết.

Khi nào bạn nên làm xét nghiệm tiền sản giật?

Tiền sản giật hiếm khi xảy ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Hầu hết các trường hợp mẹ bầu bị tiền sản giật đều xảy ra sau tuần thai thứ 24 đến 26 và thường là vào cuối thai kỳ. Đây là bệnh lý gây nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé như rối loạn đông máu, đột quỵ, bé chậm phát triển… Vì vậy, nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của tiền sản giật giữa các lần hẹn khám thai thì nên thông báo ngay cho bác sĩ để làm các xét nghiệm tiền sản giật một cách sớm nhất.

Xét nghiệm tiền sản giật: Cần thực hiện khi nào để có thai kỳ an toàn?

Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương pháp can thiệp kịp thời dành cho mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật. Từ đó giúp bạn tránh được các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ bị tiền sản giật và cần làm xét nghiệm tầm soát bệnh:

  • Đau đầu dữ dội, cảm thấy không khỏe.
  • Bạn gặp các vấn đề về thị lực, chẳng hạn như mờ mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng.
  • Ợ chua nặng, thậm chí bạn bị buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Đau bụng trên thường là ở vị trí ngay dưới xương sườn bên phải.
  • Giảm lượng nước tiểu và bạn đi tiểu ít.
  • Tăng cân quá mức do cơ thể giữ nước.
  • Cơ thể bạn phù nề, chẳng hạn như sưng mặt, sưng bàn tay, bàn chân và mắt cá chân.
  • Cảm thấy khó thở do có dịch trong phổi.
  • Suy giảm chức năng gan.
  • Huyết áp cao và protein dư thừa trong nước tiểu của bạn (protein niệu). Tuy nhiên, đây là triệu chứng mà bạn chỉ có thể biết sau khi xét nghiệm tiền sản giật.

Ngoài ra, bạn cũng nên làm xét nghiệm tầm soát tiền sản giật nếu có một trong những yếu tố nguy cơ sau đây:

  • Trên 40 tuổi.
  • Bị thừa cân, béo phì.
  • Mang song thai hoặc đa thai.
  • Trong gia đình bạn có người bị tiền sản giật.
  • Bạn đã bị tiền sản giật trong lần mang thai trước.
  • Mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, bệnh lupus, cao huyết áp… trước khi mang thai.

Những phương pháp xét nghiệm tiền sản giật cần thiết cho mẹ bầu

Tìm hiểu thêm: Top 10 loại thực phẩm giúp trẻ hóa làn da hiệu quả

Xét nghiệm tiền sản giật: Cần thực hiện khi nào để có thai kỳ an toàn?

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu ung thư miệng là gì? Biết để thăm khám sớm

Nếu bạn phát hiện các triệu chứng của tiền sản giật hoặc là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một số xét nghiệm tiền sản giật sau:

  • Đo huyết áp: Chỉ số huyết áp vượt quá 140/90 mm Hg được xem là huyết áp cao bất thường trong thai kỳ. Mặc dù chỉ số huyết áp cao vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn là bạn bị tiền sản giật nhưng đây sẽ là cơ sở để bác sĩ theo dõi chặt chẽ các chỉ số sức khỏe khác của bạn.
  • Xét nghiệm máu: Đối với mẹ bầu mang thai ở giai đoạn từ tuần 20 trở đi, bác sĩ thường yêu cầu bạn xét nghiệm máu đo lượng tiểu cầu để tầm soát tiền sản giật. Bên cạnh đó, bác sĩ còn yêu cầu bạn thực hiện các kiểm tra chức năng gan và thận.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Bạn sẽ cần cung cấp mẫu nước tiểu cho bác sĩ (được lấy trong 24 giờ) để đo lượng protein trong nước tiểu. Ngoài ra, việc phân tích mẫu nước tiểu còn giúp bác sĩ đo được tỷ lệ protein so với creatinine, một chất luôn có trong nước tiểu. Điều này cũng giúp ích cho việc chẩn đoán tiền sản giật ở mẹ bầu.
  • Siêu âm thai nhi: Tiền sản giật trong thai kỳ có thể khiến thai nhi chậm tăng trưởng. Vì vậy, mẹ bầu sẽ cần tiến hành siêu âm định kỳ để theo dõi chặt chẽ sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn. Thông qua kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ ước tính được trọng lượng của em bé và lượng nước ối trong tử cung.

Sau khi xét nghiệm tiền sản giật, nếu được chẩn đoán có nguy cơ cao mắc bệnh lý này trong thai kỳ thì bạn sẽ phải đi khám thai nhiều hơn so với lịch khám bình thường. Đồng thời, bác sĩ có thể phải theo dõi tình trạng của mẹ bầu và thai nhi chặt chẽ hơn. Chẳng hạn như việc đề xuất bạn làm xét nghiệm non-stress và trắc đồ sinh vật lý trong những tháng cuối thai kỳ.

Trong đó, xét nghiệm non-stress được tiến hành để kiểm tra nhịp tim của thai nhi phản ứng như thế nào khi bé cử động. Còn trắc đồ sinh vật lý là một quan trắc toàn diện thai nhi trong buồng tử cung nhằm đánh giá tổng thể về tình trạng của thai nhi. Các xét nghiệm này rất cần thiết để đảm bảo rằng em bé của bạn đang khỏe mạnh và nhận đủ oxy.

Tiền sản giật có thể được chẩn đoán khi bạn khám thai định kỳ. Thế nhưng, nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh hoặc có nguy cơ cao thì cũng nên chủ động hỏi bác sĩ về việc làm xét nghiệm tiền sản giật ngay khi có triệu chứng. Tùy thuộc vào kết quả kiểm tra mà bác sĩ có thể đưa ra phương pháp can thiệp phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *