Trẻ 10 tháng tuổi: Phát triển nhận thức, thể chất, cảm xúc và lịch sinh hoạt

Trẻ 10 tháng tuổi: Phát triển nhận thức, thể chất, cảm xúc và lịch sinh hoạt

Trẻ 10 tháng tuổi: Phát triển nhận thức, thể chất, cảm xúc và lịch sinh hoạt

Trẻ 10 tháng tuổi đã mọc được khoảng 4-6 chiếc răng sữa. Các con cũng rất hiếu động vì sẽ luôn muốn khám phá mọi thứ xung quanh.

Bạn đang đọc: Trẻ 10 tháng tuổi: Phát triển nhận thức, thể chất, cảm xúc và lịch sinh hoạt

Bài viết sau, Kenshin.vn sẽ giới thiệu các thông tin cần thiết về sự phát triển và chế độ ăn uống của trẻ 10 tháng tuổi mà bạn không nên bỏ qua.

Chiều cao cân nặng của trẻ 10 tháng tuổi

Trẻ 10 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn? Khi trẻ đạt mốc 10 tháng tuổi, cân nặng và chiều cao của bé sẽ như sau:

  • Bé gái 10 tháng tuổi: Cân nặng trung bình là 8,4kg. Chiều cao trung bình là 71,3cm.
  • Bé trai 10 tháng tuổi: Cân nặng trung bình là 9,1kg. Chiều cao trung bình là 73,4cm.

Đọc thêm

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi chuẩn WHO

Sự phát triển của trẻ 10 tháng tuổi

Trẻ 10 tháng tuổi: Phát triển nhận thức, thể chất, cảm xúc và lịch sinh hoạt

1. Sự phát triển thể chất, vận động của trẻ 10 tháng tuổi

  • Trẻ 10 tháng tuổi có thể ngồi tự tin, ngồi và nghiêng người sang một bên mà không bị lật.
  • Từ tư thế đứng bé có thể từ từ hạ mình xuống và chuyển sang tư thế ngồi xổm. Bạn có thể thấy được sự phát triển này khi trẻ cố gắng nhặt đồ chơi từ tư thế đứng.
  • Bò một cách thuần thục. Trẻ 10 tháng biết làm gì? Hầu hết trẻ 10 tháng tuổi có thể bò tốt bằng tay và đầu gối, nhưng đừng lo lắng nếu bé chưa bò. Một số bé không bao giờ học bò mà chuyển thẳng sang tập đi.
  • Chập chững những bước đi đầu tiên. Trẻ 10 tháng tuổi có thể đi lại xung quanh trong khi bám vào đồ đạc. Một số bé cũng có thể tập leo cầu thang, nên cha mẹ cần lưu ý sự an toàn của trẻ.
  • Đứng lên khi có sự giúp đỡ từ bố mẹ hay có chỗ vịn.
  • Lấy thức ăn và tự đút cho bản thân.
  • Vẫy tay tạm biệt.
  • Chỉ vào đồ vật mà bé cảm thấy hứng thú.
  • Bập bẹ và bắt chước những từ mà người lớn nói.
  • Có thể xếp đồ chơi, cốc hoặc bát.

2. Sự phát triển nhận thức của bé 10 tháng tuổi

Trẻ 10 tháng tuổi có sự phát triển nhận thức như sau:

  • Yêu thích việc tìm kiếm những đồ vật được giấu kín và với tay lấy hoặc ném đồ vật.
  • Hứng thú với âm nhạc, nhất là âm nhạc có giai điệu vui tươi, sôi động. Trẻ có thể nhảy theo nhạc, bắt chước các âm thanh đơn giản.
  • Bé nhìn thấy màu sắc rất rõ ràng.
  • Nhặt đồ vật dễ dàng bằng ngón tay cái và ngón trỏ.
  • Hiểu các cụm từ hoặc từ ngữ đơn giản.
  • Phát âm các từ đơn giản như “ma” hoặc “ba”.
  • Biết thu thập dữ liệu.
  • Phát triển sở thích cụ thể cho món ăn.
  • Bé bắt đầu thể hiện những đặc điểm, tính cách mới.
  • Cho thấy sự tò mò và khám phá cách mọi thứ hoạt động.
  • Liên kết ý nghĩa của hành động (ví dụ như nếu thấy bố mẹ thay quần áo mới, mang giày, bé dần biết được bạn sẽ ra ngoài).

Đọc thêm

16 cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh trong giai đoạn 0-1 tuổi

3. Sự phát triển cảm xúc và xã hội của trẻ 10 tháng tuổi

Khi được 10 tháng tuổi, nỗi lo lắng về sự xa cách của bé thường giảm bớt. Cha mẹ có thể cảm thấy dễ dàng hơn khi để con ở với người lạ. Trên thực tế, bé có thể trở nên rất hòa đồng, mỉm cười với mọi người bé gặp hoặc có thể ngượng ngùng trốn đi.

Mặt khác, một số trẻ 10 tháng tuổi có thể hình thành những nỗi sợ hãi mới, chẳng hạn như sợ tiếng máy hút bụi hoặc tiếng chuông cửa. Hành động ôm ấp sẽ giúp bé cảm thấy an toàn.

4. Sự phát triển ngôn ngữ

Bé 10 tháng tuổi sẽ rất thích thú với những cuộc trò chuyện. Bạn có thể nghe thấy những lời đầu tiên của bé trong giai đoạn này. Trẻ có thể giao tiếp với bạn và cho bạn biết bé muốn gì bằng cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể và nét mặt. Bé thậm chí còn có thể tham gia khi bạn hát cho họ nghe. Bạn có thể sẽ nghe được rất nhiều âm thanh “lảm nhảm” từ bé.

Khi nào cha mẹ nên lo lắng về sự phát triển của trẻ 10 tháng?

Nếu trẻ 10 tháng tuổi vẫn không biết bò hoặc thậm chí không lật lẫy, tỏ ra thờ ơ khi bố mẹ trò chuyện với con hoặc không phản ứng trước âm thanh xảy ra đột ngột, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra. Việc này có thể giúp các bác sĩ đánh giá xem bé có gặp phải tình trạng rối loạn phát triển nào không.

Dinh dưỡng cho bé 10 tháng tuổi

Tìm hiểu thêm: 13 cách làm mặt nạ chuối trị nám da và tóc xơ rối

Trẻ 10 tháng tuổi: Phát triển nhận thức, thể chất, cảm xúc và lịch sinh hoạt

1. Bé 10 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Có không ít bố mẹ thắc mắc trẻ 10 tháng ăn bao nhiêu là đủ? Theo các chuyên gia nhi khoa, trước khi bé chạm mốc 12 tháng tuổi thì sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của con với 3-4 cữ bú mỗi ngày, lượng sữa cho mỗi cữ bú sẽ rơi vào khoảng 170-250ml.

Bên cạnh đó, bạn vẫn có thể áp dụng chế độ ăn cho bé 10 tháng tuổi bằng cách cho bé ăn dặm thêm bằng bột, cháo hoặc thức ăn đã được hầm nhừ, tán mịn hay xay nhuyễn. Sau đây là thực đơn trẻ 10 tháng tuổi giàu dinh dưỡng:

2. Bé 10 tháng ăn được những gì?

Khi trẻ đã chạm mốc 10 tháng tuổi, sẽ có thêm những thực phẩm bé có thể ăn. Sau đây là danh sách các thực phẩm dinh dưỡng cho bé 10 tháng tuổi:

2.1. Trái cây

Các loại trái cây mà trẻ 10 tháng ăn gì tốt nhất:

  • Táo
  • Chuối
  • Dâu tây
  • Dưa hấu
  • Cam vàng
  • Thanh long

2.2. Rau củ

Trẻ 10 tháng ăn được những gì? Dưới đây là các lọi rau củ giàu dinh dưỡng cho trẻ 10 tháng tuổi

  • Rau mùng tơi, rau dền, rau lang, rau cải, cải bó xôi… nấu nhừ
  • Đậu Hà Lan, bí đỏ, khoai lang, khoai tây… hấp chín nhừ
  • Bông cải, súp lơ luộc/hấp chín
  • Cà rốt, củ cải hầm nhừ

2.3. Thịt

Bé 10 tháng ăn được những loại thịt gì? Bạn có thể cho bé ăn các loại thịt dưới đây khi chúng đã được nấu chín mền, xay hoặc giã nhuyễn:

  • Thịt nạc heo
  • Thịt bò
  • Thịt gà
  • Tôm

Ngoài ra, bé yêu còn có thể được cho ăn thử bún, mì, nui nấu mềm, cũng như sữa chua, phô mai được làm từ sữa đã tiệt trùng.

Đọc thêm

Trẻ mấy tháng biết bò? Dấu hiệu trẻ sắp biết bò và những lưu ý cần nhớ

3. Thực phẩm bé không nên ăn

  • Sữa bò
  • Mật ong
  • Quả ô liu
  • Động vật có vỏ
  • Lòng trắng trứng
  • Bỏng ngô, các loại hạt
  • Trái cây nguyên miếng
  • Kẹo cứng, kẹo dẻo hoặc kẹo cao su
  • Những miếng rau củ có kích thước lớn
  • Các món tráng miệng chứa quá nhiều đường.

4. Gợi ý các món ngon dành cho trẻ 10 tháng tuổi

4.1. Cháo gà nấu nấm

Nguyên liệu

  • Thịt gà: 30 gram
  • Nấm hương hoặc nấm rơm: 30 gram
  • Gạo
  • Các gia vị để nêm nếm, dầu ăn dành cho bé ăn dặm

Cách thực hiện

  • Gạo vo sạch cho vào nồi, đổ lượng nước vừa phải vào nấu trên lửa vừa cho đến khi nhừ thành cháo. Trong khi nấu, bạn nên chú ý để cháo không bị trào.
  • Nấm rửa sạch, cắt bỏ chân nấm.
  • Thái nhỏ thịt gà và nấm.
  • Đun nóng chảo trên bếp, bỏ thịt gà và nấm vào xào cùng một chút dầu ăn.
  • Khi cháo nhừ, bạn cho hỗn hợp thịt gà, nấm đã xào vào, đảo đều. Tiếp tục nấu sôi lên 5–10 phút nữa, rắc hành ngò. Tắt bếp.
  • Múc cháo ra bát, đợi cháo nguội bớt thì cho thêm 1 thìa dầu ăn vào trộn đều và cho bé thưởng thức.

4.2. Cháo yến mạch

Nguyên liệu

  • Yến mạch xay: 30 gram
  • Nước: 236ml
  • Bột hạnh nhân rang xay: 1 thìa
  • Táo hoặc chuối nghiền: 1 trái

Cách thực hiện

  • Nấu yến mạch trong nồi áp suất cho đến khi thành hỗn hợp cháo nhừ, để nguội.
  • Cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố, xay cho đến khi hỗn hợp trở nên nhuyễn mịn.
  • Trút hỗn hợp vào tô, cho bột hạnh nhân vào, trộn đều.
  • Rắc táo hoặc chuối lên trên.

Đọc thêm

8 cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm giúp bé tăng cân tốt, ngừa táo bón

Giấc ngủ của bé 10 tháng tuổi

Trẻ 10 tháng tuổi: Phát triển nhận thức, thể chất, cảm xúc và lịch sinh hoạt

>>>>>Xem thêm: Đoán tính cách qua tháng sinh của bé yêu

Lịch ngủ của một em bé 10 tháng tuổi sẽ bao gồm khoảng hai giấc ngủ ngắn vào ban ngày: một vào buổi sáng và một vào buổi chiều. Bên cạnh đó, giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi vào ban đêm có thể kéo dài đến 12 giờ.

Đọc thêm

Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em theo độ tuổi và thời gian thức giấc của bé

Thời khóa biểu cho trẻ 10 tháng tuổi

Khi được 10 tháng tuổi, con bạn sẽ năng động, tràn đầy năng lượng và sẵn sàng khám phá thế giới xung quanh. Lịch sinh hoạt bé 10 tháng tuổi có thể diễn ra như sau:

  • 7 giờ sáng: Thức dậy, bố mẹ vệ sinh cá nhân cho con, bú cữ đầu tiên.
  • 8-9 giờ sáng: Ăn bữa phụ.
  • 10 giờ sáng: Ngủ trưa.
  • 12 giờ 30 trưa: Ăn trưa.
  • 2 giờ chiều: Ngủ trưa.
  • 5 giờ 30 chiều: Ăn chiều và chơi đùa cùng các thành viên trong gia đình.
  • 7 giờ tối: Tắm rửa, chơi đùa.
  • 7 giờ 30 tối: Bố mẹ có thể đọc sách cho con nghe trước khi tắt đèn cho bé đi ngủ.

Cách chăm sóc trẻ 10 tháng tuổi mà cha mẹ nên lưu ý

1. Đảm bảo an toàn khi trẻ vận động

Bạn sẽ có thể phải thiết kế lại nhà cửa để tạo ra các khu vực chơi an toàn cho bé. Gắn thêm cửa chặn là cách để giữ bé an toàn. Cha me phải chú ý rằng tất cả những thứ gì có kích thước đủ nhỏ để bé có thể đưa vào miệng và nuốt phải, khiến bé bị nghẹt thở, thì cần phải nằm xa tầm với của trẻ.

2. Tăng cường giao tiếp với bé

Khi bé 10 tháng tuổi, các hoạt động mà hai mẹ con cùng làm với nhau thì mẹ hãy kể lại cho bé nghe. Khi bé ê a sau đó ngừng, mẹ hãy đáp lời bé. Tiếp theo, mẹ cần học cách lắng nghe cách bé trò chuyện.

Phụ huynh nên dành thời gian bế bé đi dạo và trò chuyện cùng bé, đồng thời cho bé nhìn ngắm mọi việc đang diễn ra xung quanh. Điều này giúp bé cảm nhận được chuyển động trong từng bước đi của mẹ, tình yêu thương, đùm bọc, chở che của mẹ. Và bé sẽ cảm giác an toàn và yên tâm hơn.

2. Tập cho bé ăn theo bữa

Trong giai đoạn trẻ 10 tháng tuổi, tuy bé đã có thể ăn dặm, nhưng bạn vẫn nên cho bé uống sữa mẹ nhé. Bắt đầu bằng 3 bữa ăn và dùng bữa chính để thay thế các bữa ăn dặm. Mẹ có thể cho bé ăn thêm các loại trái cây và rau xanh chứa nhiều vitamin, có lợi cho sức khỏe. Tập thói quen ăn uống theo bữa cho trẻ và kiểm soát tốt các loại thực phẩm để bé không bị béo phì.

3. Cần chú ý khi ẵm con

Bé càng ngày càng lớn, việc ẵm bé sẽ càng vất vả hơn, phải dùng nhiều đến sức lực hơn và tiềm ẩn nguy cơ căng cơ lớn hơn. Tập luyện khả năng dẻo dai vừa giúp cha mẹ tránh được chấn thương khi ẵm bé, vừa giúp giữ an toàn cho bé.

Trên đây là quá trình phát triển và chế độ ăn dinh dưỡng cho trẻ 10 tháng tuổi, giúp bạn nắm rõ thêm về sự thay đổi hằng ngày bên trong bé. Hiểu về sự hình thành của trẻ cả về thể chất lẫn trí não, các bậc cha mẹ sẽ biết cách chăm sóc và dõi theo con từng bước trong giai đoạn đầu đời, từ đó giúp bé được phát triển toàn diện về mọi mặt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *